YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc ngiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Lịch Sử. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ

THỜI GIAN 50 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Ý nào sau đây phản ánh không đúng nhất nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp?

A. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải đầu hàng.

B. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.

C. Được Mỹ giúp sức, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta.

D. Những hành động phá hoại hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) của thực dân Pháp.

Câu 2: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...”. Đoạn trích này được trích trong

A. Chỉ thị “toàn dân kháng chiến” của ban thường vụ Trung ương Đảng.

B. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Trinh.

C. “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 3: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

A. Nhân nhượng với kẻ thù.

B. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.

C. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh.

D. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.

Câu 4: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) là

A. Ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B. Khai thông biên giới Việt - Trung với chiều dài 750 km.

C. Nối liền căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.

D. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Câu 5: Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ là

A. Sự ra đời của học thuyết Truman                         

B. Sự ra đời của khối quân sự SEATO.

C. Sự ra đời của khối quân sự NATO.                      

D. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan.

Câu 6: Thủ đoạn nào của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

A. Quân Mỹ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm bớt xương máu của người Mỹ trên chiến trường.

B. Thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.

D. Đưa quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.

Câu 7: Điểm khác biệt trong đường lối đổi mới của Liên Xô so với Việt Nam là

A. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin.                           

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

C. Đa nguyên, đa đảng chính trị.                               

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng Trung Quốc?

A. Toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng.

B. Hai bên thỏa thuận về việc ngừng bắn và phân chia vùng cai quản.

C. Lực lượng quốc dân Đảng thất bại, phải rút chạy sang Đài Loan.

D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.

Câu 9: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn bởi chiến thắng nào của ta?

A. Chiến dịch đông - xuân (1953 – 1954).                

B. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).               

D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).

Câu 10: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế Việt Nam

A. phát triển mạnh mẽ, mang tính độc lập, tự chủ.

B. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

C. vừa phát triển mạnh mẽ, vừa bị lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

D. phát triển mạnh và cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Pháp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1-C

2-D

3-D

4-A

5-A

6-C

7-C

8-B

9-D

10-B

11-B

12-C

13-B

14-C

15-C

16-A

17-B

18-B

19-C

20-D

21-D

22-D

23-A

24-D

25-A

26-B

27-A

28-A

29-D

30-A

31-A

32-B

33-B

34-B

35-D

36-A

37-C

38-C

39-D

40-C

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa nhằm mục tiêu là

A. biến Trung Quốc thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

B. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

C. xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.

D. biến Trung Quốc thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.

Câu 2: Sau “Chiến tranh lạnh" các quốc gia trên thế giới điều chỉnh phát triển theo xu thế nào?

A. Ổn định chính trị, đầu tư khoa học công nghệ.

B. Phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.

C. Chủ trọng xuất khẩu, hội nhập quốc tế.

D. Phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia.

Câu 3: Khẩu hiệu “Đảnh đuổi phát xít Nhật” ra đời trong bối cảnh nào?

A. Nhận xâm lược Đông Dương.                      

B. Nhật đảo chính Pháp.

C. Nhật cấu kết Pháp cai trị Đông Dương.       

D. Nhật đầu hàng phe Đồng minh.

Câu 4: Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp công nhận Việt Nam là

A. quốc gia tự do.        

B. quốc gia tự trị.         

C. quốc gia độc lập.     

D. quốc gia tự chủ.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây không thuộc “Chiến tranh lạnh”?

A. Sự đối đầu khối NATO và Hiệp ước Vácsava (1949 – 1991).

B. Chiến tranh Irắc - Mỹ (1991).

C. Chiến tranh Việt Nam - Mỹ (1954-1975).

D. Đối đầu giữa 2 nước Đức (1949 -1989).

Câu 6: Trong sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?

A. Lợi dụng vốn của nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Len lách xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.

C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 7: Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927 là

A. “Chính cường văn tắt”.                                 

B. “Nhật ký trong tù".

C. “Đường Kách Mệnh”.                                  

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp".

Câu 8: Biện pháp Nhật Bản thực hiện trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất

A. Mua bằng phát minh sáng chế.                     

B. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.

C. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.            

D. Hợp tác với các nước khác.

Câu 9: Bản Hiến chương 11/2007 xác định mục tiêu xây dựng ASEAN thành một

A. tổ chức thịnh vượng.                                    

B. khu vực đoàn kết.

C. cộng đồng vững mạnh.                                 

D. liên minh bền chặt.

Câu 10: Sự kiện nào sau đây có tác động lớn đến sự ra đời cuộc cách mạng Khoa học - kỹ thuật lần thứ hai?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. “Chiến tranh lạnh”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1-B

2-D

3-B

4-A

5-B

6-C

7-C

8-A

9-C

10-C

11-A

12-C

13-D

14-A

15-A

16-A

17-B

18-D

19-D

20-A

21-C

22-D

23-C

24-B

25-A

26-A

27-D

28-D

29-D

30-D

31-A

32-C

33-B

34-C

35-B

36-B

37-A

38-B

39-B

40-B

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là

A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới được thành lập.

C. lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga.

D. chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)?

A. Làm đảo lộn hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ.

B. Phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

C. Cho thấy sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Xô Viết.

D. Tạo ra thế cân bằng về vũ khí nguyên tử giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 3. Cho các dữ kiện sau:

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trung Quốc tiến hành cải cách -  mở cửa đất nước.

3. Hai miền Triều Tiên kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm.

4. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

A. 1, 2, 3, 4.                     

B. 2, 3, 4, 1.                     

C. 4, 1, 2, 3.                     

D. 4, 1, 3, 2.

Câu 4. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu - Mĩ là

A. ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam.                  

B. ra đời sau giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.

C. ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam.                  

D. ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.

Câu 5. Tác phẩm nào là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc)?

A. Báo Thanh niên.                                                    

B. Đường Kách mệnh.

C. Báo Nhân đạo.                                                      

D. Bản án chế độ thực dân Pháp.

Câu 6. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

A. công nhân và nông dân.                                        

B. tư sản dân tộc, tiểu tư sản.

C. liên minh tư sản và địa chủ.                                  

D. binh lính và công nông.

Câu 7. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung uwowg Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) chủ trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc Phản đế Đông Dương.

Câu 8. Lực lượng nào đã dọn đường và tiếp tay cho thự dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam (1945)?

A. Trung Hoa Dân quốc.                                           

B. Phát xít Nhật.

C. Đế quốc Mĩ.                                                          

D. Thực dân Anh.

Câu 9. Những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương được ghi nhận trong Hiệp định Giơnevơ (tháng 7/1945) là

A. tự chủ, độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

B. độc lập, tự do, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 10. Ngay sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (tháng 7/1954), Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam Việt Nam?

A. Đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền.

B. Trực tiếp đưa quân đội vào miền Nam thay quân Pháp.

C. Thiết lập chính quyền mới do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu.

D. Tiến hàng hiệp thương tổng tuyển cử ở miền Nam.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1-B

2-A

3-D

4-A

5-B

6-A

7-A

8-D

9-C

10-A

11-A

12-D

13-B

14-D

15-C

16-A

17-B

18-B

19-B

20-A

21-D

22-A

23-A

24-A

25-C

26-D

27-D

28-B

29-D

30-B

31-D

32-C

33-B

34-B

35-D

36-B

37-A

38-B

39-B

40-A

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản về tính chất của Cách mạng tư sản Pháp so với Cách mạng tư sản Anh là gì?

A. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để, Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

B. Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp tư sản lãnh đạo, cách mạng Anh do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.

C. Cách mạng tư sản Pháp nổ ra dưới hình thức nội chiến, giải phóng dân tộc, Cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.

D. Cách mạng tư sản Pháp sau thắng lợi thiết lập nền cộng hòa, Cách mạng tư sản Anh sau thắng lợi thiết lập nền quân chủ lập hiến.

Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A. CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

B. giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.

C. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

D. chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó, cần phải thay đổi.

Câu 3: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

A. bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.

B. khai hóa văn minh cho nhân dân ta.

C. nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.

D. phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 4: Văn kiện nào sau đây được xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

A. Nam quốc sơn hà.                                         

B. Bình Ngô đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.                                               

D. Phú sông Bạch Đằng.

Câu 5: Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.

C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 6: Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua tranh giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì

A. nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa, thị trường.

B. nước Đức có lực lượng quân đội hùng mạnh, được huấn luyện kỹ lưỡng.

C. nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất châu Âu.

D. giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác.

Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự Vécxai - Oasinhtơn là

A. sự hình thành liên minh phát xít gây Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. sự không thỏa mãn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.

C. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.

D. sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

Câu 8: Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh nào?

A.  “chinh phục từng gói nhỏ”.                         

B. “đánh chắc tiến chắc”,

C. “đánh phủ đầu”.                                            

D. “chinh phục từng địa phương”.

Câu 9: Thực dân Pháp dựa vào những duyên cớ nào để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đổ lỗi cho Việt Nam không cho thương nhân người Pháp ghé vào Đà Nẵng trú bão.

B. Đổ lỗi cho Việt Nam coi trọng thương nhân Trung Quốc hơn thương nhân Pháp.

C. Triều đình nhà Nguyễn trả lời tối hậu thư của nước Pháp không đúng hạn.

D. Triều đình nhà Nguyễn “cấm đạo”, ngăn cản thương nhân Pháp đến buôn bán.

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương?

A. Hương Khê.            

B. Ba Đình.                  

C. Bãi Sậy.                   

D. Yên Thế.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1-A

2-C

3-C

4-A

5-A

6-B

7-A

8-A

9-D

10-D

11-A

12-C

13-A

14-C

15-A

16-B

17-A

18-B

19-C

20-C

21-B

22-D

23-C

24-B

25-C

26-D

27-A

28-C

29-A

30-D

31-B

32-C

33-D

34-D

35-A

36-B

37-A

38-D

39-A

40-C

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy .                                                 

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê .                                          

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

Câu 2: Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập Asean là

A. xây dựng nền kinh tế thị trường.                                         

B. trở thành nước công nghiệp mới.

C. tăng cường nhập khẩu.                                                                            

D. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

Câu 3: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là

A. Anh.                                  

B. Pháp.                                 

C. Mỹ.                                    

D. Liên Xô.

Câu 4: Điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh:

A. Châu Á, Châu Phi đấu tranh để giải phóng dân tộc, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh để giải phóng giai cấp.

B. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân lung lay tận gốc, khu vực Mĩ Latinh chưa làm được điều đó.

C. Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

D. Châu Phi và Châu Á đấu tranh bằng vũ trang, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh ôn hòa

Câu 5: Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ?        

A. Anh.                                  

B. Đức.                                   

C. Pháp.                                 

D. Hy Lạp.

Câu 6: Tháng 4 - 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi, đã đánh dấu:

A. Sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi.

B. Chấm dứt chế độ độc tài quân sự ở châu Phi.

C. Bãi bỏ chính sách phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới.

D. Chấm dứt chế độ thống trị của chủ nghĩa thực dân ở châu Phi.

Câu 7: Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

A. Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

B. Dân tộc bình đẳng, dân quyền công bằng, dân sinh hạnh phúc.

C. Dân tộc tự do, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc.

D. Dân tộc độc lập, dân sinh tự do, dân quyền hạnh phúc.

Câu 8: Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là:

A. là trung gian giải quyết các tranh chấp trên lĩnh vực kinh tế.

B. góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các vấn đề mang tính quốc tế.

C. thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.

D. là trung tâm giải quyết những mâu thuẫn vê dân tộc, sắc tộc trên thế giới.

Câu 9: Từ sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô đạt được thành tựu nào là quan trọng nhất?

A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Năm 1972, sản lượng công nghiệp tăng 321 lần.

C. Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhận tạo của Trái đất.

D. Đến nửa đầu những năm 70 là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

Câu 10. Người được nhân dân phong danh hiệu “Bình Tây Đại Nguyên soái” là

A. Nguyễn Hữu Huân                                                       

B. Trương Định.     

C. Hoàng Diệu.                                                                         

D. Nguyễn Tri Phương

 ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1C

2D

3D

4C

5B

6A

7A

8B

9D

10B

11C

12B

13A

14A

15A

16C

17D

18C

19A

20B

21B

22B

23B

24D

25B

26B

27C

28C

29D

30A

31D

32D

33B

34B

35B

36A

37B

38C

39C

40C

 

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Lịch Sử năm 2021 có đáp án Trường THPT Bình Hưng Hòa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON