YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Lam Sơn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 12 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Lam Sơn có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LAM SƠN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (VD): Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

  A. Cự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

  B. đa dạng hoá các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

  C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

  D. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

Câu 2 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết hiện trạng sử dụng đất của vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là

  A. đất phi nông nghiệp.

  B. đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

  C. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

  D. đất lâm nghiệp có rừng.

Câu 3 (NB): Trình độ thâm canh cao, sản xuất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của vùng nông nghiệp

  A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

  B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

  C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.

  D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4 (VD): Ngành chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh chủ yếu nào dưới đây để phát triển?

  A. Khí hậu thích hợp và điều kiện chăn thả trong rừng thuận lợi.

  B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn từ vùng Đồng bằng sông Hồng.

  C. Có nguồn thức ăn từ các đồng cỏ và hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi được đảm bảo.

  D. Nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản đang ngày càng phát triển của vùng

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tỉ trọng GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với GDP cả nước (năm 2007) là

  A. 6,8%.                        B. 9,8%.                        C. 8,8%.                        D. 7,8%.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có mở thiếc là

  A. Nghệ An.                  B. Thanh Hoá.              C. Hà Tĩnh.                   D. Quảng Bình.

Câu 7 (VDC): Nhân tố nào sau đây có vai trò lớn nhất làm tăng sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước ta?

  A. Lãnh thổ nước ta kéo dài theo hướng Bắc -Nam.

  B. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

  C. Ảnh hưởng của các dãy núi theo chiều Tây-Đông.

  D. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

Câu 8 (VD): Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu?

  A. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XII, biên độ nhiệt trung bình năm là 9,9°C.

  B. Tháng I có lượng mưa và nhiệt độ thấp nhất trong năm.

  C. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là 11,50C, mưa nhiều từ tháng V đến tháng X.

  D. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất trong năm.

Câu 9 (VD): Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA Ở MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2018

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Đồng bằng sông Hồng

999,7

6085,5

Trung du và miền núi Bắc Bộ

631,2

3590,6

Tây Nguyên

245,4

1375,6

Đông Nam Bộ

270,5

1423,0

Đồng bằng sông Cửu Long

4107,4

24441,9

 

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với năng suất lúa của các vùng ở nước ta năm 2018?

  A. Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.

  B. Đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn Tây Nguyên.

  C. Tây Nguyên cao hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ.

  D. Trung du và miền núi Bắc Bộ thấp hơn Đông Nam Bộ.

Câu 10 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết Việt Nam xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ có giá trị trên 6 tỉ USD (năm 2007) là

  A. Nhật Bản và Đài Loan.                                  B. Hoa Kì và Nhật Bản.

  C. Nhật Bản và Xingapo.                                   D. Hoa Kì và Trung Quốc 

 

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-D

4-C

5-A

6-A

7-D

8-C

9-A

10-B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (VD): Cho bảng số liệu:

TỈ TRỌNG PHÂN BỔ DÂN CƯ THEO CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2015 VÀ NĂM 2019 (Đơn vị: %)

Năm

2015

2019

Châu Á

60,7

59,5

Châu Phi

16,4

16,8

Châu Âu

10,1

9,6

Các châu lục khác

12,8

14,1

Thế giới

100,0

100,0

 

(Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê 2020)

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng phân bố dân cư theo các châu lục, năm 2015 và 2019?

  A. Châu Á giảm, châu Phi tăng.                         B. Châu Âu giảm, châu Phi giảm.

  C. Châu Á tăng, châu lục khác giảm.                D. Châu lục khác giảm, châu Á giảm.

Câu 2 (VD): Cho biểu đồ:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA

(Nguồn: Số liệu theo niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta qua các năm?

  A. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị đều giảm đi

  B. Tỉ lệ dân nông thôn nhỏ hơn tỉ lệ dân thành thị

  C. Tỉ lệ dân nông thôn và thành thị đều tăng lên

  D. Tỉ lệ dân nông thôn lớn hơn tỉ lệ dân thành thị

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết tên 4 cánh cung của vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây?

  A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoành Sơn, Trường Sơn Bắc

  B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

  C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

  D. Đông Triều, Trường Sơn Nam, Ngân Sơn, Bắc Sơn.

Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5 cho biết Việt Nam có biên giới cả trên đất liền và trên biển với

  A. Trung Quốc, Campuchia                               B. Trung Quốc, Lào

  C. Thái Lan, Campuchia                                    D. Lào, Campuchia

Câu 5 (VDC): Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là:

  A. độ vĩ                         B. địa hình                    C. độ lục địa                 D. mạng lưới sông ngòi

Câu 6 (VD): Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho nước ta là do

  A. khối khí chí tuyến bắc Ấn Độ Dương           B. gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới

  C. địa hình và hoàn lưu khí quyển                     D. hoạt động của bão và gió Tín phong.

Câu 7 (NB): Khoáng sản nào sau đây có nhiều ở vùng thềm lục địa nước ta?

  A. Dầu khí                    B. Than đá                    C. Titan                        D. Bô-xít.

Câu 8 (NB): Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

  A. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa                     B. đới rừng nhiệt đới gió mùa

  C. đới rừng ôn đới gió mùa                                D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Câu 9 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía nam?

  A. Đông Bắc Bộ           B. Nam Trung Bộ         C. Trung và Nam Bắc Bộ   D. Tây Bắc Bộ

Câu 10 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực vùng núi Đông Bắc nước ta?

  A. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam           B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.

  C. Địa hình cao nhất nước ta.                            D. Hướng núi chính là vòng cung. 

ĐÁP ÁN

1-A

2-D

3-C

4-A

5-B

6-B

7-A

8-D

9-B

10-C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích gieo trồng lúa gạo ở các nước Đông Nam Á giảm do

A. đẩy mạnh thâm canh, năng suất lúa gạo tăng nhanh.

B. ô nhiễm môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

C. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cơ cấu cây trồng.

D. đời sống nâng cao, nhu cầu sử dụng lúa gạo giảm

Câu 2: Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở nước ta có tính chất lạnh khô vì gió này di chuyển

A. qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. 

B. xuống phía nam và mạnh lên.

C. lệch về phía tây và qua vùng núi. 

D. lệch về phía đông qua biển.

Câu 3: Hiện tượng sạt lở bờ biển nước ta diễn ra mạnh nhất ở vùng

A. Đông Nam Bộ.       B. Nam Bộ                           C. Bắc Trung Bộ.   D. Trung Bộ

Câu 4: Do nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, nên có

A. khí hậu có nền nhiệt độ cao.                              B. khí hậu có bốn mùa rõ rệt.

C. có tài nguyên sinh vật phong phú.                     D. tài nguyên khoáng sản đa dạng.

Câu 5: Mùa mưa ở Trung Bộ nước ta chủ yếu do các nhân tố nào sau đây tạo nên?

A. Gió mùa Đông Bắc, gió Tây, áp thấp và dải hội tụ nhiệt đới..

B. Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam, áp thấp nhiệt đới, bão.

C. Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây, bão và dải hội tụ nhiệt đới.

D. Gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió đông bắc và bão.

Câu 6: Cho bảng số liệu: 

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2018 (Tỉ USD)

Năm

Phi-lip-pin

Xin - ga- po

Thái lan

Việt Nam

2010

199,6

236,4

340,9

116,3

2018

330,9

364,1

504,9

254,1

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia, năm 2018 so với năm 2010? 

A. Phi-lip-pin tăng chậm nhất.                               B. Xin - ga - po tăng nhiều nhất

C. Việt Nam tăng nhanh nhất.                                D. Thái lan tăng ít nhất

Câu 7: Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do 

A. nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. B. mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước.

C. tiến hành hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật.  D. liên doanh với các hãng nổi tiếng nước ngoài.

Câu 8: Phát biểu nào không đúng với khu vực đồng bằng ven biển nước ta?

A. Được bồi đắp phù sa của các sông lớn.

B. Hẹp ngang và chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. Đất nghèo, nhiều cát ít phù sa sông.

D. Các đồng bằng thường phân ra thành ba dải.

Câu 9: Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta nằm ở phía trong đường cơ sở?

A. Nội thủy.                                                            B. Vùng đặc quyền về kinh tế.

C. Lãnh hải.                                                            D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích bé nhất?

  A. Bắc Ninh             B. Hà Nam.         C. Hưng Yên.   D. Vĩnh Phúc 

 

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-D

4-C

5-D

6-C

7-D

8-A

9-A

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số năm 2007 trên 1 triệu người?

A. Đà Nẵng, Cần Thơ. 

B. Hà Nội, Hải Phòng.

C. Biên Hoà, Vũng Tàu. 

D. Việt Trì, Nam Định.

Câu 2: Sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam ở nước ta là do

A. Tin phong bán cầu Bắc hoạt động, độ cao địa hình.

B. Ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông, hướng núi chính.

C. Có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển, lãnh thổ hẹp ngang.

D. Hình dạng lãnh thổ, hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 3: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên có

A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động. 

B. Độ ẩm tương đối không khí cao.

C. Tổng lượng mưa trong năm lớn. 

D. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 4: Tự nhiên nước ta phân hóa đa dạng giữa miền Bắc và miền Nam là do

A. Vị trí nằm trong vùng nhiệt đới. 

B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến.

C. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. 

D. Vị trí địa lí kết hợp hình thể.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với vấn đề việc làm của nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

B. Tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn ở nông thôn.

C. Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở thành thị cao hơn ở nông thôn.

D. Nền kinh tế nước ta đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho lao động.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau được xếp vào loại đặc biệt?

A. Hà Nội. 

B. Hải Phòng. 

C. Biên Hòa.

D. Hạ Long.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Phanxipăng. 

B. Pu Trà. 

C. Phu Luông. 

D. Phu Hoạt.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 14, cho biết Biển Hồ nằm trên cao nguyên nào sau đây?

A. Đắk Lắk. 

B. Pleiku. 

C. Kon Tum. 

D. Lâm Viên.

Câu 9: Nước ta có tỉ lệ dân nông thôn còn lớn chủ yếu do

A. Dịch vụ phát triển chậm, số lao động đồng. 

B. Gia tăng tự nhiên cao, tính mùa vụ phổ biến.

C. Đô thị hóa chậm, công nghiệp hóa hạn chế. 

D. Trồng trọt chiếm ưu thế, nghề phụ hạn chế.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây có lượng mưa lớn nhất vào tháng XI? 

A. Lạng Sơn. 

B. Nha Trang. 

C. Cà Mau. 

D. Đà Lạt.

 

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. D

4. D

5. B

6. A

7. A

8. B

9. C

10. B

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Mùa khô ở miền Bắc nước ta không sâu sắc như ở miền Nam chủ yếu do ở đây có

  A. sương muối.           B. mưa phùn.                     C. gió lạnh.   D. tuyết rơi.

Câu 2: Biện pháp nào sau đây không đúng trong việc làm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra?

A. Cần quy hoạch các điểm dân cư, tránh các vùng lũ quét nguy hiểm. 

B. Sử dụng đất đai hợp lí, kết hợp trồng rừng, đảm bảo thủy lợi. 

C. Phát quang các vùng có nguy cơ lũ quét, mở rộng dòng chảy. 

D. Áp dụng các biện pháp nông - lâm trên đất dốc 

Câu 3: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?

A. Tín phong bán cầu Bắc                                      B. Gió mùa Đông Bắc 

C. Gió phơn Tây Nam.                                           D. Gió mùa Tây Nam. 

Câu 4: Dạng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa dông xuất hiện vào cuối mùa khô ở miền  Nam Trung Bộ và Nam Bộ là do ảnh hưởng của 

A. áp thấp nóng phía tây lấn sang.                         B. tín Phong bán cầu Nam.

C. gió mùa mùa hạ đến sớm.                                  D. tín Phong bán cầu Bắc

Câu 5 : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh có sản lượng thuỷ sản  đánh bắt lớn nhất nước ta? 

A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, An Giang, Đồng Tháp. 

B. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Quảng Ngãi, Bình Định. 

C. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Bình Thuận, Bình Định. 

D. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà Mau. 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng với đô thị hóa ở nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ dân thành thị không thay đổi.                    B. Số đô thị giống nhau ở các vùng.

C. Số dân ở đô thị nhỏ hơn nông thôn.                   D. Trình độ đô thị hóa còn rất thấp.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội  nhập? 

A. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. 

B. Phát triển kinh tế một cách nhanh chóng dựa trên những tài nguyên sẵn có. 

C. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia 

D. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết nhận định nào sau đây không  đúng về mạng lưới giao thông nước ta? 

A. Mạng lưới đường sắt phân bố chủ yếu ở miền Bắc   B. Mạng lưới đường sông phân bố đều cả nước

C. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng biển.                D. Mạng lưới đường ô tô phủ kín các vùng.

Câu 9: Tính chất địa đới của tự nhiên Việt Nam được biểu hiện ở 

A. địa hình nhiều đồi núi, gió đông nam và đất xám trên phù sa cổ. 

B. có các đồng bằng hạ lưu sông, gió phơn và đất phèn, mặn. 

C. nhiệt độ giảm theo độ cao, gió mùa tây nam và đất phù sa 

D. nhiệt độ trung bình năm >200C, gió tín phong và đất feralit. 

Câu 10: Cho bảng số liệu: 

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ 2017

Năm

Tổng diện tích

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng và đất ở

Đất chứa sử dụng và đất khác

2000

32924,1

9345,4

11575,4

1976,0

10027,3

2017

33123,6

11508,0

14910,5

2586,2

4115,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, năm 2018) 

Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng sử dụng đất ở nước ta qua các năm?

A. Đất lâm nghiệp luôn có diện tích lớn nhất.       B. Đất chuyên dùng và đất ở tăng nhanh nhất.

C. Đất chưa sử dụng và đất khác đang giảm đi.     D. Đất nông nghiệp tăng nhiều hơn lâm nghiệp. 

 

ĐÁP ÁN

1. B

2. C

3. A

4. C

5. D

6. C

7. B

8. B

9. D

10. D

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT chuyên Lam Sơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF