YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Hà có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 9 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Hà có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

HỒNG HÀ

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 150 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy cho biết tên của hình ảnh trên? Hoàn thành chú thích từ 1 – 11.

2. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

3. Trong trường hợp tim đập nhanh và mạnh sẽ làm tăng huyết áp còn khi tim đập chậm và yếu sẽ làm giảm huyết áp?

Câu 2

Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai? Giải thích?

  1. Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút làm tăng hiệu quả hô hấp.
  2. Người bị sốt rét có lượng hồng cầu tăng cao.
  3. Bệnh bướu cổ là do tuyến tụy không tiết được hoocmon Tiroxin.
  4. Nếu một người bị cắt bỏ túi mật thì việc tiêu hóa lipit bị ảnh hưởng.

Câu 3

1. Men Đen đã phát hiện ra quy luật phân li bằng cách nào? Phát biểu quy luật phân li của Men Đen?

2. Cho P tự thụ phấn thu được đời F1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật (biết 1 gen quy định 1 tính trạng).

Câu 4

  1. Trong một ao nuôi cá, sinh vật sản xuất duy nhất trong ao là tảo lục. Giáp xác và ca mè trắng sử dụng trực tiếp tảo lục làm thức ăn. Cá mè hoa, cá mương, cá thòng đong, cá măng sử dụng thức ăn là giáp xác. Cá quả chuyên ăn cá mương, cá thòng đong, cá măng. Cá mè trắng và cá mè hoa là sản phẩm chính tạo nên hiệu quả kinh tế cho ao nuôi. Hãy vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong ao nuôi? Theo em nên sử dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất để nâng cao tổng sản lượng sản phẩm trong ao nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao?
  2. Hãy trình bày chức năng của thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh?

Câu 5

 Ở người, gen a gây bệnh máu khó đông nằm trên nhiễm sắc thể (NST) X không có alen tương ứng trên Y, alen trội tương ứng quy định máu đông bình thường. Trong một gia đình: vợ và chồng có NST giới tính bình thường và không biểu hiện bệnh máu khó đông, họ đã sinh ra đứa con bị hội chứng Tớc nơ và bị bệnh máu khó đông.

1. Xác định kiểu gen của cặp vợ chồng này, nêu cơ chế hình thành NST giới tính và bệnh máu khó đông của đứa con.

2. Nếu họ sinh tiếp đứa con bị hội chứng Claiphentơ và bị bệnh máu khó đông thì cơ chế hình thành như thế nào ?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. – Tên hình ảnh: Sơ đồ cấu tạo trong của tim

- Chú thích:

1. tĩnh mạch chủ trên

2. tâm nhĩ phải

3. van động mạch chủ

4. van nhĩ - thất

5. tĩnh mạch chủ dưới

6. động mạch chủ ; 7. động mạch phổi ; 8. tĩnh mạch phổi

 9. tâm nhĩ trái ; 10. tâm thất trái ; 11. vách liên thất.
2. Giải thích: Tim người hoạt động suốt đời liên tục mà không mệt mỏi vì:

- Tim co bóp nhịp nhàng theo 1 chu kì gồm 3 pha: 2 tâm nhĩ co 0,1s rồi 2 tâm nhĩ dãn 0,7s; 2 tâm thất co 0,3s rồi nghỉ 0,5s => Thời gian tim hoạt động ít hơn thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo đủ thời gian để các cơ tim phục hồi để có thể hoạt động liên tục.

- Lượng máu nuôi tim lớn = 1/10 lượng máu nuôi cơ thể.

3. – Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch.

- Khi tim đạp nhanh, mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch gây ra áp lực mạnh lên động mạch làm huyết áp tăng.

- Ngược lại, khi tim đạp chậm, yếu thì làm lượng máu bơm lên động mạch ít, gây ra áp lực yếu lên động mạch làm huyết áp giảm.

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

1. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị

thay đổi không? Giải thích.

2. Trong tế bào sinh dưỡng của một loài lưỡng bội, xét 2 cặp gen ký hiệu A, a và B, b. Các gen này  nằm trên nhiễm sắc thể thường. Hãy viết các  kiểu gen có thể có của tế bào đó.

3. Ở một loài trong tế bào sinh dưỡng bộ NST 2n = 14. Một hợp tử của loài đó tiến hành nguyên phân phát triển thành phôi khi đang ở lần nguyên phân thứ 3 do tác động của coxisin gây ra sự không phân li của tất cả các NST ở tế bào. Các tế bào khác phân chia bình thường. Tất cả các tế bào con sau khi tạo thành lại tiếp tục nguyên phân 2 lần liên tiếp để tạo phôi. Xác định tỉ lệ % số tế bào bị đột biến có trong phôi khi tạo thành? Tính số NST trong tất cả các tế bào sau khi kết thúc quá trình nguyên phân nói trên?

Câu 2

1. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có khoảng 5,66x108 nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micrômét, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? 

2. Ở người, bệnh bạch tạng là do gen lặn trên NST thường quy định. A: Da bình thường, a: Da bạch tạng. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường, sinh ra người con đầu tiên mắc bệnh bạch tạng. Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa thứ 2, xác suất sinh ra đứa con này bình thường là bao nhiêu?

3. Hãy điền thông tin vào bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh

Tổng hợp AND

Tổng hợp aa

Vị trí xảy ra

 

 

Khuôn mẫu tổng hợp

 

 

Sự thể hiện nguyên tắc bổ sung

 

 

 

Câu 3

Cho bảng tư liệu sau:

Tuổi của các bà mẹ

Tỉ lệ (%) trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao

20 – 24

2 – 4

25 – 29

4 – 8

30 – 34

11 – 13

35 – 39

33 – 42

40 và cao hơn

80 – 188

 
  1. Quan sát bảng trên, cho biết phản ánh điều gì? Nên sinh con ở độ tuổi nào để đảm bảo giảm thiểu tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
  2. Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
  3. Như ta đã biết những người mắc bệnh Đao đều không có con, tuy nhiên lại nói bệnh là bệnh di truyền? Cách nói như vậy có đúng không? Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích?

Câu 4

Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng:

Cột A

Cột B

1. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ

a. Quan hệ cạnh tranh

2. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu

b. Quan hệ cộng sinh

3. Nấm sống bám trên da người

c. Quan hệ kí sinh, nửa kí sinh

4. Các loài cây thân gỗ trong rừng cùng vươn lên để nhận ánh sáng

d. Quan hệ hội sinh

 

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. Chức năng của protein có thể bị thay đổi hoặc cũng có thể không bị thay đổi

- Giải thích:

+ Chức năng và hoạt tính của protein do cấu hình không gian 3 chiều quyết định.

+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 không làm thay đổi cấu hình không gian (không thay đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein không thay

đổi

+ Nếu sự thay đổi cấu trúc bậc 1 làm thay đổi cấu hình không gian (thay đổi trung tâm hoạt động) của protein thì chức năng của protein thay đổi.

2. - Hai gen nằm trên hai NST khác nhau: (AA, Aa, aa)(BB, Bb, bb) → AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb

- Hai gen cùng nằm trên một NST: AB/AB, AB/Ab, Ab/Ab, AB/aB, Ab/aB, AB/ab, Ab/ab, aB/aB, aB/ab, ab/ab.

3. Một tế bào nguyên phân liên tiếp 2 lần. Số tế bào con tạo thành: 22=4 tế bào. Ở lần nguyên phân 3, 1 tế bào 2n bị đột biến đa bội tạo 1 tế bào 4n, 3 tế bào 2n nguyên phân bình thường tạo ra 2.3 = 6 tế bào 2n

- Kết thúc lần NP 5: Số tế bào con tạo thành:

+ TB bình thường: 6x22= 24 (tb 2n)

+ TB bị đột biến: 1x22= 4 (tb 4n)

  • Tỉ lệ tế bào bị đột biến: \(\frac{4}{{28}}x100\% = 14,28\% \)
  • Số NST có trong tế bào của phôi: 2nx24 + 4x4n = 448 (NST)

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

  1. Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời những câu hỏi sau:

  1. Trình bày những hoạt động tiêu hóa diễn ra trong khoang miệng khi thức ăn được đưa vào?
  2. Giải thích vì sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng sẽ thấy có cảm giác ngọt?

2. Hãy trình bày vai trò của HCl và enzim pepsin trong quá trình tiêu hóa thức ăn? Vì sao thành dạ dày không bị phân giải bởi dịch vị?

Câu 2

  1. Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy do tim tạo ra. Sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu, gọi là huyết ápvận tốc máu trong mạch.
    1. Hãy cho biết: Sức đẩy này làm cho huyết áp và vận tốc máu thay đổi như thế nào trong suốt chiều dài hệ mạch?
    2. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
  2. Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?

Câu 3

  1. Vì sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
  2. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào?

Câu 4

  1. Hãy nêu những biểu hiện của cơ thể khi có một trong các ký hiệu bộ NST sau:

Ký hiệu bộ NST

Biểu hiện cơ thể

XXX

 

XXY

 

XO

 

OY

 

  1. Một đoạn gen có trình tự các nucleotit như sau:

5’… TAX GGG XXX AAG… 3’

3’ … ATG XXX GGG TTX… 5’

  1. Nếu chiều phiên mã là chiều mũi tên, hãy viết mARN được tổng hợp.
  2. Nếu chiều phiên mã là ngược lại hãy viết mARN theo chiều 5’ => 3’

Câu 5

  1. Khi ta ngâm dung dịch cosixin nồng độ 0,1 – 2% vào hạt của cây lưỡng bội 2n. Hãy cho biết kết quả? Giải thích?
  2. Có 3 hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân liên tiếp với một số lần không bằng nhau tạo ra tổng số 28 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân, môi trường nội bào đã cung cấp tổng số 1150 NST đơn. Hãy xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử nói trên. Biết theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần. Xác định tên của loài và số NST có trong toàn bộ các tế bào con ta ra?
  3. Nêu vai trò của đột biến mất đoạn NST và đột biến đảo đoạn NST đối với tiến hóa.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1.

a) Khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra các hoạt động tiêu hóa:

+ Tiết nước bọt

+ Nhai

+ Đảo trộn thức ăn

+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt

+ Tạo viên thức ăn

b) Giải thích: Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim milaza có trong nước bọt đã biến đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác động vào các vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác có vị ngọt.

2.

- Vai trò của HCl:

+ Phá vỡ chất nền ngoại bào dùng để liên kết các tế bào với nhau trong thịt và trong rau.

+ Tạo môi trường axit làm prôtêin bị biến tính duỗi thẳng ra và dễ bị enzim phân cắt.

+ HCl chuyển pepsinogen thành pepsin.

Sau khi HCl biến một phần pepsinogen thành pepsin, tới lượt mình pepsin mới đựoc tạo ra có tác dụng giống như HCl biến pepsinogen còn lại thành pepsin.

- Vai trò của enzim pepsin:

+ Pepsin là một loại endopeptidaza có tác động cắt liên kết peptit ở chuỗi pôlipeptit trong thức ăn tạo  ra các chuỗi pôlipeptit ngắn (4 – 12 aa)

+ Hoạt động phối hợp của HCl và pepsin còn có tác dụng diệt khuẩn trong thức ăn và tạo hỗn hợp bán lỏng (nhũ chấp)

+ Thành phần dịch vị vẫn bất hoạt cho đến khi chúng được giải phóng vào xoang dạ dày.

+ Các TB lót dạ dày không bị tổn thương do lớp chất nhày (một hỗn hợp glycoprotêin quánh, trơn gồm nhiều tế bào, muối và nước) rất dày bảo vệ (do các tế bào cổ tuyến tiết ra).

+ Sự phân chia tế bào liên tục bổ sung vào lớp biểu mô mới cứ 3 ngày một lần, thay thế tế bào bị bong do tác động của dịch vị.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

Ở người, thiếu răng hàm là một tính trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-sách (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả hai căn bệnh bạch tạng và Tay-sách lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, thì sác xuất bao nhiêu đứa con đầu lòng của họ:

  1. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-sách ?
  2. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng ?

Câu 2

  1. Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở những điểm nào? Những yếu tố cấu trúc và cơ chế sinh học nào giúp duy trì ổn định cấu trúc ADN?
  2. Cà độc dược có 2n = 24. Có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, ở một chiếc của NST số 5 bị đảo một đoạn, ở NST số 3 bị lặp một đoạn. Khi GP, nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử đột biến có tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Câu 3

Cho bảng liệt kê tỉ lệ tư­ơng đối của các bazơ nitơ có trong thành phần axit nuclêic được tách chiết từ các loài khác nhau:

Loại

Ađênin

Guanin

Timin

Xitôzin

Uraxin

I

20

25

20

25

0

II

19

20

19

20

0

III

21

21

29

29

0

IV

21

29

0

29

21

V

21

25

0

21

25

Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên.

Câu 4

  1. Hãy cho biết các dạng sinh vật trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh? Nêu mối quan hệ giữa các dạng sinh vật đó?
  2. Cho 1 quần xã sinh vật gồm những loài sinh vật như sau: Thỏ, dê, vi sinh vật, hổ, mèo rừng, cáo, gà, cỏ.
  1. Vẽ sơ đồ có thể có về lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên?
  2. Từ lưới thức ăn đó, hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể cáo và thỏ trong quần xã đó. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học? Ý nghĩa của hiện tượng này?

Câu 5

Ở một loài động vật đơn tính, màu sắc thân do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen. Cho các con đực thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con cái thân đen (P), thu được F1 có 25% số con thân đen còn lại là thân xám. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, ở F2 số con thân xám chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các giao tử và hợp tử như nhau.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Quy ước gen: M: thiếu răng hàm; m: có răng hàm; A: bình thường; a: bạch tạng; T: bình thường; t: Tay-sách.

P: mmAaTt   x   MmAaTt; kết quả là: 1/2 có khả năng có răng hàm; 1/4 có khả năng bị bạch tạng; 1/4 có khả năng bị Tay-sách.

  1. Xác xuất đứa con có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-sách:

1/2 x 1/4 x 1/4  = 1/32

  1. Xác xuất đứa con thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng:

1/2  + 1/4   =  3/4.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu I:

1. Giải thích vì sao máu AB là máu chuyên nhận, máu O là máu chuyên cho?

2. Nêu những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hồng cầu?

Câu II:

1. Phân biệt sự khác nhau giữa NST kép và cặp NST tương đồng?

  1. Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

Câu III:

  1. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Giải thích?
  2. Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có kí hiệu \(\frac{{ABd}}{{abd}}\) Khi tế bào đó giảm phân bình thường ( có thể xay ra trao đổi chéo tại một điểm giữa A và a) thì hai tế bào tạo thành sau giảm phân I ( tinh bào bậc II) được kí hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào hoàn thành giảm phân?
  3. Thế nào là một dòng tế bào xôma? Ý nghĩa của việc tạo dòng tế bào xôma có biến dị?

Câu VI:

Ở ruồi giấm, alen A quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân đen. Cặp alen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II. Cho các con ruồi giấm cái thân xám giao phối ngẫu nhiên với các con ruồi giấm đực thân đen, đời F1 có 75% ruồi thân xám : 25% ruồi thân đen. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên với với nhau thu được F2.

          a) Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F1.

          b) Số con ruồi giấm thân đen mong đợi ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

Câu VII:

  1. Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, cá chép,….Hãy giải thích vì sao lại làm như vậy?
  2. Phân biệt loài ưu thế và loài đặc trưng? Cho ví dụ mỗi loài?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

1. – Máu AB là máu chuyên nhận: Máu AB chứa cả kháng nguyên A và B trong hồng cầu nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậy máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ.

- Máu O không có chứa kháng nguyên nào trong hồng cầu. Vì vậy, khi được truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính. Nên máu O được coi là máu chuyên cho.

2. – Về hình dạng: là hình đĩa lõm hai mặt để tăng diện tích tiếp xúc với Oxi và các bô níc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp các chất khí nói trên.

- Về cấu tạo:

+ Hồng cầu không có nhân; giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng cho hồng cầu trong quá trình hoạt động.

+ Thành phần Hê mogolobin (Hb) của hồng cầu có thể kết hợp lỏng lẻo nên dễ nhường, dễ nhận Oxi và cacbonic. Khi qua phổi Hb nhả khí Cacbonic và kết hợp Oxi, khi đến tế bào HB nhả Oxi và kết hợp Cacbonic.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Vạn Hòa có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF