YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cao Dương có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cao Dương có đáp án, được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án chi tiết giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây?

  1. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
  2. Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường
  3. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
  4. Du canh, du cư

Câu 2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là:

  1. Khai thác khoáng sản
  2. Săn bắt động vật hoang dã
  3. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
  4. Chăn nuôi gia súc

Câu 3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường?

1. Bón phân hữu cơ                                                              2. Dùng thiên địch

3. Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải                              4. Bón phân vi sinh

Phương án đúng là:

a. 2, 4                       b. 1, 2, 4                         c. 2, 3, 4                        d. 1, 3, 4

Câu 4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do:

  1. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu
  2. Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật … bị phân hủy
  3. Các vụ thử vũ khí hạt nhân
  4. Các chất thải rắn: bao bì  nhựa, cao su …

Câu 5: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Làm ô nhiễm môi trường sống
  2. Làm suy thoái môi trường
  3. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
  4. Làm cho con cái mai sau không có nơi sống

Câu 6. Cho các sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn. Có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây?

  1. Cỏ -> châu chấu -> trăn ->gà -> vi khuẩn
  2. Cỏ -> trăn -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà
  3. Cỏ -> châu chấu -> gà ->trăn -> vi khuẩn
  4. Cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà -> trăn

Câu 7: Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?

a. Tài nguyên rừng                                     b. Tài nguyên đất

c. Tài nguyên sinh vật                                d. Tài nguyên trí tuệ con người

Câu 8: Cho các sinh vật sau: gà (1), cỏ (2), hổ (3), cáo (4), vi khuẩn (5). Chỗi thức ăn nào từ các sinh vật này là đúng?

a. 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5                                 b. 2 -> 1 -> 3 -> 4 -> 5    

c. 2 -> 1 -> 4 -> 3 -> 5                                 d. 5 -> 2 -> 1 -> 4 -> 3

II/ Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(2 điểm):

  1. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?
  2. Viết 3 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?

Câu 2 (2 điểm): Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?

Câu 3 (2 điểm): Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:

1

2

3

4

5

6

7

8

D

C

B

B

C

C

D

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I /TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

 Lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ A, B, C hoặc D trong các câu sau: (1,0 điểm)

Câu 1: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm mấy thành phần chủ yếu?

           A. 2                        B. 3                          C. 4                              D. 5                    

Câu 2: Kiểu gen nào trong các kiểu gen sau đây thuộc thể đồng hợp:

          A. AaBb               B. aabb                        C. AaBB                      D. AABb

 Câu 3: Quần thể sinh vật bao gồm mấy nhóm tuổi?

          A. 1 nhóm              B. 2 nhóm                 C. 3 nhóm         D. 4 nhóm.

Câu 4: Quần thể người có mấy dạng tháp tuổi?

A. 1 dạng              B. 2 dạng                  C. 3 dạng                 D. 4 dạng.

Câu 5: (2,0 điểm) Em hãy chọn những từ ngữ sau đây để điền vào chỗ trống cho thích hợp: (Nhiệt độ, Quần thể, Con người, Dân số).

         1. Tăng…………… là kết quả số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong.

         2. Nhiều hoạt động của……………….. gây hậu quả xấu đối với môi trường.

         3. ……………….. sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định.

         4. ……………….. của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

Câu 6: (1,0 điểm)  Hãy nối cột A và cột B sao cho phù hợp:

Cột A

Cột B

Kết quả

1. Quần thể

a. tập hợp nhiều loài sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau

1………….

2. Quần xã

b. là tập hợp những cá thể cùng loài sống trong khoảng thời gian nhất định

2………….

3. Môi trường sống sinh vật

c. là giới hạn chịu đựng của cá thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái

3………….

4. Giới hạn sinh thái

d. gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật

4………….

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ.

Câu 2: (2,5 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm.

Câu 3: (1,5 điểm) Tài nguyên tái sinh là gì? Tài nguyên không tái sinh là gì?

            Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu là gì? Cho ví dụ từng loại

 

ĐÁP ÁN

I /TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

C

C

 *Mỗi câu đúng được (0,25 điểm)

Câu 5: Học sinh điền đúng mỗi từ ghi 0,5 điểm.

         1. Dân số                        2. Con người               3. Quần thể             4. Nhiệt độ

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (2.0đ): Ưu thế lai là gì? Giải thích vì sao khi lai giữa hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ? Có thể dùng con lai F1 để làm giống được không? Tại sao?

Câu 2: (2.5đ): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

Câu 3: (2.5đ): Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật?

Câu 4: (3.0đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh và phát  triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .                                                                         

- Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1: Vì có hiện tượng phân ly tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm.

- Không thể dùng con lai F1 để làm giống :Vì ở F1 các cặp dị hợp có tỉ lệ cao nhất sau đó giảm dần

2

* Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường: là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác.

* Tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.

- Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.

- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.                

- Ô nhiễm do các chất thải rắn.

- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: (2.0đ): Giao phối gần là gì? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống?  

Câu 2: (2.5đ): Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

Câu 3: (2.5đ): Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Vì sao phải sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?

Câu 4: (3.0đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?

b. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

* Giao phối gần là giao phối giữa con cái được sinh ra từ một cặp bố

mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

* Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống,  nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống vì:

- Củng cố đặc tính mong muốn.

- Tạo dòng thuần có kiểu gen đồng hợp.

- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:

A. Vô sinh B. Hữu sinh

C. Hữu cơ D. Vô sinh và hữu sinh

Câu 2 . Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng

C. Con người và các sinh vật khác D. Các sinh vật khác và ánh sáng

Câu 3. Sinh vật tiêu thụ bao gồm:

A. Vi khuẩn, nấm, động vật ăn cỏ B. Động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt

C. Động vật ăn thịt và cây xanh D. Vi khuẩn và cây xanh

Câu 4. Trong một chuỗi thức ăn, loài chuột luôn là:

A. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật phân giải D. Vừa là sinh vật tiêu thụ, vừa là sinh vật phân giải

Câu 5. Quần xã khác quần thể sinh vật ở điểm cơ bản sau:

A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật

B. Gồm các sinh vật trong cùng một loài

C. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật sống trong các không gian và khoảng thời gian không xác định

D. Gồm các sinh vật khác loài sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định

Câu 6. Người ăn gỏi cá (thịt cá sống) dễ bị nhiễm bệnh:

A. Sốt rét B. Giun đũa

C. Chân voi D. Sán lá gan

II. Tự luận: (7 điểm)

Câu 1. Kể tến một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật.

Câu 3. Quần thể người có những đặc điểm nào mà quần thể sinh vật khác không có? Vì sao?

Câu 4. Tại sao khi lai hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

1

2

3

4

5

6

A

C

B

B

D

D

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Cao Dương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON