YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn có đáp án gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN

ĐỀ THI KIỂM TRA HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Tảo quang hợp tổng hợp chất hữu cơ còn nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho địa y. Đây là ví dụ về mối quan hệ ...  

A. kí sinh.

B. cộng sinh.

C. cạnh tranh.

D. đối địch

Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A.  Mật độ.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Độ đa dạng.

D. Tỉ lệ đực-cái.

Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh?

A. Rừng

B. Đất

C. Khoáng sản

D. Sinh vật

Câu 4. Trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn thường gặp là:

A. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật phân giải -> Sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật tiêu thụ -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật phân giải

C. Sinh vật phân giải -> Sinh vật sản xuất-> Sinh vật tiêu thụ

D. Sinh vật sản xuất -> Sinh vật tiêu thụ  -> Sinh vật phân giải

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 5.

a. Kể tên các môi trường sống của sinh vật? Lấy ví dụ 3 sinh vật sống trong mỗi môi trường sống khác nhau?

b. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường?

Câu 6.

Cho các quần thể sau: cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng 5 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.

b. Xây dựng lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

B

C

C

D

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

1/ Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:

a. Tạo ra các cặp gen dị hợp             

b. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

c. Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại               

d. Cả 3 ý trên

2/ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

a. Lai khác dòng                   b. Lai khác thứ           c. Lai kinh tế  d. Cả a, b, c

3/ Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?

a. Bạch đàn, lúa, lá lốt                                         

b. Tre, dừa, mít

c. Ớt, phượng, hồ tiêu                                          

d. Trầu không, ngô, lạc

4/ Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

a. Cá sấu, ếch đồng, giun đất                              

b. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu

c. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép          

d. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.

5/ Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:

a. Độ đa dạng           b. Loài ưu thế              c. Loài đặc trưng                     d. Cả a, b, c

6/  Trong các loại tài nguyên sau, tài nguyên nào thuộc loại tài nguyên tái sinh:

a. Dầu mỏ                 b. khoáng sản              c Tài nguyên đất.       d. Năng lượng gió

7/ Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là

Chất thải rắn            b. Khí thải từ các nhà máy    

c. Khí nitơ       d. Nước thải sinh hoạt

8/ Mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?

a. Cộng sinh;                        b. Hội sinh;                 c. Cạnh tranh;             d. Kí sinh

9/ Nhóm sinh vật nào thích nghi cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

a. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.               

b. Nhóm sinh vật biến nhiệt.          

c. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.                                  

d. Không có nhóm nào cả.

10/ Ao, hồ, sông, suối là thuộc hệ sinh thái:

a. Các hệ sinh thái nước ngọt;                                   

b. Các hệ sinh thái nước đứng;                   

c. Các hệ sinh thái nước chảy;                               

d. Các hệ sinh thái ven bờ.

11/ Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?

a. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.                 

b. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;

c. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;            

d. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

12/ Hãy xác định tập hợp nào sau đây là quần thể:

a. Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống chung trong rừng.

b. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá trê, cá basa,… cùng sống chung một đầm.

c. Các cá thể ngựa, nai được nuôi ở trong vườn quốc gia,

d. Các cá thể thỏ ở khu bảo tồn Cát Tiên.

II. Tự Luận

1/ (1.0đ) Viết lưới thức ăn có các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, chuột, hổ, cầy, vi sinh vật.

2/ (2.0đ) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu 1 số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.   

3/ (3.0đ) Nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho VD các dạng tài nguyên đó?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

c

d

b

b

a

c

7

8

9

10

11

12

b

a

c

a

d

d

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2,0 điểm) Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối nhằm mục đích gì?

Câu 2 (2,5 điểm) Hãy xếp các ví dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài (Cộng sinh, hội sinh, cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác):

(1) Cỏ dại và lúa, (2) vi khuẩn rizobium sống với rễ cây họ đậu, (3) cáo với gà, (4) nấm với tảo hình thành địa y, (5) dê và bò trên một đồng cỏ, (6) sán lá sống trong gan động vật, (7) đại bàng và thỏ, (8) một số loài sâu bọ sống trong tổ mối hay kiến, (9) rận bám trên da trâu, (10) hổ và hươu.

Câu 3 (2,0 điểm) Cho các loài sinh vật trong một quần xã sinh vật ở cạn gồm: thực vật, châu chấu, thỏ, chuột, kì nhông, rắn, chim đại bàng, sinh vật phân giải.

Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

Câu 4 (1,5 điểm) Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

Câu 5 (2,0 điểm)Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

*Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối nhằm mục đích:

-Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (4,0 điểm):

a) Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường?

b) Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu các biện pháp bảo vệ.

Câu 2 (6,0 điểm):

1. Thế nào là quần thể sinh vật? Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào? Ý nghĩa của mối quan hệ đó.

2. Kĩ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? Trong sản xuất và đời sống, kĩ thuật gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:

+ Nhóm tác nhân tự nhiên: hoạt động của núi lửa, cháy rừng, thiên tai, ...

+ Nhóm tác nhân do hoạt động của con người: chặt phá rừng, khai thác tài nguyên, đốt cháy nhiên liệu, sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, ...

b.

- Cần bảo vệ hệ sinh thái biển vì:

+ Biển là nơi cung cấp nhiều loài hải sản làm thức ăn giàu đạm cho con người.

+ Hiện nay, do mức độ khai thác, đánh bắt quá mức làm cho nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị cạn kiệt.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải và hợp lí.

+ Bảo vệ, nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

            Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Để góp phần bảo vệ môi trường tự hiên, cần xóa bỏ hành vi nào sau đây?

  1. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng
  2. Xử lí rác thải và không ném rác bữa bãi ra môi trường
  3. Vận động những người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
  4. Du canh, du cư

Câu 2: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây ra nhiều hậu quả xấu là:

  1. Khai thác khoáng sản
  2. Săn bắt động vật hoang dã
  3. Phá hủy thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
  4. Chăn nuôi gia súc

Câu 3: Biện pháp nào sau đây được sử dụng trong nông nghiệp có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường?

1. Bón phân hữu cơ                                                              2. Dùng thiên địch

3. Dùng thuốc bảo vệ thực vật vừa phải                             

4. Bón phân vi sinh

Phương án đúng là:

a. 2, 4                       b. 1, 2, 4                         c. 2, 3, 4                        d. 1, 3, 4

Câu 4: Nguồn gốc tạo ra các tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường sống là do:

  1. Khí thải do đốt cháy nhiên liệu
  2. Các chất thải từ sinh vật như: phân, xác chết động vật … bị phân hủy
  3. Các vụ thử vũ khí hạt nhân
  4. Các chất thải rắn: bao bì  nhựa, cao su …

Câu 5: Nếu không sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên thì điều gì sẽ xảy ra?

  1. Làm ô nhiễm môi trường sống
  2. Làm suy thoái môi trường
  3. Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên
  4. Làm cho con cái mai sau không có nơi sống

Câu 6. Cho các sinh vật: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn. Có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào sau đây?

  1. Cỏ -> châu chấu -> trăn ->gà -> vi khuẩn
  2. Cỏ -> trăn -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà
  3. Cỏ -> châu chấu -> gà ->trăn -> vi khuẩn
  4. Cỏ -> châu chấu -> vi khuẩn -> gà -> trăn

Câu 7: Tài nguyên nào sau đây không thuộc tài nguyên thiên nhiên?

a. Tài nguyên rừng                    b. Tài nguyên đất

c. Tài nguyên sinh vật                 d. Tài nguyên trí tuệ con người

Câu 8: Cho các sinh vật sau: gà (1), cỏ (2), hổ (3), cáo (4), vi khuẩn (5). Chỗi thức ăn nào từ các sinh vật này là đúng?

a. 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 5                                 b. 2 -> 1 -> 3 -> 4 -> 5    

c. 2 -> 1 -> 4 -> 3 -> 5                                 d. 5 -> 2 -> 1 -> 4 -> 3

II/ Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(2 điểm):

  1. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?
  2. Viết 3 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?

Câu 2 (2 điểm): Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?

Câu 3 (2 điểm): Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

  

1

2

3

4

5

6

7

8

D

C

B

B

C

C

D

C

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Văn Ơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON