Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 9 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hòa Bình có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết . Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS HÒA BÌNH |
ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc Nghiệm
Câu 1: Trong kĩ thuật gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi:
A. phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit
B. một đoạn ADN của tế bào cho ghép với một đoạn ADN của tế bào người
C. một đoạn mang gen của tế bào cho ghép với ADN của thể truyền
D. một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp
Câu 2. Những thành tựu nào dưới đây là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
1. Tạo chủng vi sinh vật mới
2. Tạo cây trồng biến đổi gen
3. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các mô động vật
4. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen
A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
Câu 3. Các cá thể trong một quần thể động vật trong tự nhiên tách đàn khi gặp điều kiện nào sau đây?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
B. Chỗ ở đầy đủ và nguồn thức ăn phong phú cho các cá thể
C. Số lượng cá thể trong bầy đàn tăng lên quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm
D. Khi vào mùa sinh sản, các cá thể đực cái tìm đến nhau
Câu 4. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài, sống trong một khu vực nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới là
A. quần xã sinh vật
B. quần thể sinh vật
C. hệ sinh thái
D. sinh quyển
Câu 5: Hệ sinh thái nào có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu đới lạnh
B. Rừng thông phương bắc
C. Rừng lá rộng ôn đới
D. Rừng mưa nhiệt đới
Câu 6: Tác động của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là
A. trồng rừng chống xói mòn
B. Bảo tồn động vật hoang dã
C. phá rừng lấy đất trồng trọt
D. Giảm sử dụng than đá
II. Tự Luận
Câu 7 (2, 5 điểm)
a) Ưu thế lai là gì? Vì sao người ta thường dùng con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng làm giống?
b) Trong tự nhiên, các con thỏ sống cùng một khu rừng chịu ảnh hưởng bởi những mối quan hệ sinh vật nào?
Câu 8 (2, 5 điểm)
a) Trình bày khái niệm về quần thể sinh vật. Cho ví dụ
b) Thế nào là chuỗi thức ăn? Cho ví dụ.
Câu 9 (2 điểm)
Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
A |
C |
B |
D |
C |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Trình bày khái niệm các nhân tố sinh thái
b) Giả sử có các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến cây lúa như sau: nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ tơi xốp của đất, rắn hổ mang, lượng mưa, cây cỏ dại, sâu ăn lá, ốc bươu vàng. Hãy sắp xếp các nhân tố trên thành từng nhóm sinh thái mà em biết.
Câu 2 (3,5 điểm)
a) Quần xã sinh vật là gì? Độ đa dạng của quần xã thể hiện qua những dấu hiệu nào?
b) Thế nào là loài ưu thế và loài đặc trưng? Nêu 1 ví dụ loài ưu thế và 1 ví dụ loài đặc trưng
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng đến thực vật như thế nào?
b) Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển làm cho năng suất lúa giảm. Quan hệ giữa lúa và cỏ thể hiện mối quan hệ nào giữa hai loài? Nêu đặc điểm của mối quan hệ đố
Câu 4 (1,5 điểm)
Cho biết quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong một hệ sinh thái như sau: cỏ là nguồn thức ăn của bọ rùa, châu chấu và gà; ếch sử dụng bọ rùa và châu chấu làm thức ăn, châu chấu là thức ăn của gà và rắn, ếch là thức ăn của rắn và cáo sử dụng gà làm thức ăn.
a) Hãy vẽ một lưới thức ăn từ mối quan hệ dinh dưỡng của các loài
b) Liệt kê các mối quan hệ sinh thái giữa các loài có trong lưới thức ăn được mô tả ở trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật trực tiếp hoặc gián tiếp.
b) Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố vô sinh (vật lí, hóa học) và nhóm các nhân tố hữu sinh (người, sinh vật).
Nhân tố vô sinh |
Nhân tố hữu sinh |
nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ tơi xốp của đất, lượng mưa |
rắn hổ mang, cây cỏ dại, sâu ăn lá, ốc bươu vàng |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. (2,5 điểm)
a) Hiện tượng thái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn có biểu hiện như thế nào?
b) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật thường gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
Câu 2. (2,5 điểm)
Cho các hiện tượng sau:
1, Hổ ăn thịt hươu, nai.
2, Rận và rết sống bám trên da trâu, bò, chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.
3, Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu.
4, Khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
5, Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa.
6, Run đũa sống trong ruột người.
7, Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
8, Địa y sống bám trên cành cây.
9, Nấm và táo trong địa y.
10, Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Em hãy sắp xếp các hiện tượng trên vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp.
Câu 3. (2,5 điểm)
a) Thế nào là giới hạn sinh thái?
b) Bảng dưới đây cho biết thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài sinh vật:
Loài |
Giới hạn dưới (oC) |
Giới hạn trên (oC) |
Cá rô phi |
5oC |
42oC |
Vi khuẩn suối nước nóng |
0oC |
90oC |
Xương rồng sa mạc |
0oC |
56oC |
Dựa vào bảng trên, hãy cho biết:
- Loài nào có giới hạn sinh thái rộng nhất, loài nào có giới hạn sinh thái hẹp nhất?
- Loài nào có khả năng phân bố rộng nhất? Vì sao?
Câu 4. (2,5 điểm)
a) Thế nào là một chuỗi thức ăn? Cho ví dụ.
b) Thế nào là một lưới thức ăn?
Một quần xã sinh vật trên cạn, trong đó, châu chấu, bọ rùa và gà sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn; châu chấu, bọ rùa là nguồn thức ăn của gà, ếch nhái và rắn; rắn, ếch nhái và gà đều là nguồn thức ăn của diều hâu..Hãy vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể của các thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ở nhiều dòng, bộc lộ các đặc điểm có hại như bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng và kết hạt rất ít.
b) Người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật thường gây ra hiện tượng thoái hóa trong chọn giống có mục đích:
- Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
- Tạo dòng thuần (có các cặp gen đồng hợp), thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng
- Phát hiện các gen xấu (biểu hiện ở trạng thái đồng hợp) để loại bỏ khỏi quần thể.
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:
A. Tạo ra các cặp gen dị hợp
B. Tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại
C. Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại
D. Cả 3 ý trên
Câu 2. Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:
A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ
C. Lai kinh tế D. Cả a, b, c
Câu 3. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?
A. Bạch đàn, lúa, lá lốt
B. Tre, dừa, mít
C. Ớt, phượng, hồ tiêu
D. Trầu không, ngô, lạc
Câu 4. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
A. Độ đa dạng B. Loài ưu thế
C. Loài đặc trưng D. Cả a, b, c
Câu 5. Trong các loại tài nguyên sau, tài nguyên nào thuộc loại tài nguyên tái sinh:
A. Dầu mỏ
B. khoáng sản
C. Tài nguyên đất
D. Năng lượng gió
Câu 6. Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là
A. Chất thải rắn
B. Khí thải từ các nhà máy
C. Khí nitơ
D. Nước thải sinh hoạt
Câu 7. Mối quan hệ nào sau đây có lợi cho cả 2 loài sinh vật ?
A. Cộng sinh B. Hội sinh
C. Cạnh tranh D. Kí sinh
Câu 8. Nhóm sinh vật nào thích nghi cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
B. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
C. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
D. Không có nhóm nào cả.
Câu 9. Ao, hồ, sông, suối là thuộc hệ sinh thái:
A. Các hệ sinh thái nước ngọt
B. Các hệ sinh thái nước đứng;
C. Các hệ sinh thái nước chảy
D. Các hệ sinh thái ven bờ
Câu 10. Chương III của Luật Bảo vệ môi có nội dung nào sau đây?
A. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường.
B. Khắc phục ô nhiễm môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
C. Khắc phục suy thoái môi trường, khắc phục sự cố môi trường;
D. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường
Câu 11. Hãy xác định tập hợp nào sau đây là quần thể:
A. Tập hợp các cá thể nai, sóc, thỏ sống chung trong rừng.
B. Tập hợp các cá thể cá lóc, cá trê, cá basa,... cùng sống chung một đầm.
C. Các cá thể ngựa, nai được nuôi ở trong vườn quốc gia,
D. Các cá thể thỏ ở khu bảo tồn Cát Tiên.
Câu 12. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất
B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép
D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
II. Tự Luận
Câu 13. Viết lưới thức ăn có các loài sinh vật sau: Cỏ, dê, thỏ, chuột, hổ, cầy, vi sinh vật.
Câu 14. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu 1 số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Câu 15. Nêu đặc điểm các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho VD các dạng tài nguyên đó?
Câu 16. Giải thích vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng?
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
C |
B |
A |
C |
B |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
A |
C |
A |
B |
D |
B |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I. Trắc Nghiệm
Câu 1. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố ánh sáng, người ta chia thực vật làm hai nhóm là:
A. Nhóm kị sáng và nhóm kị bóng
B. Nhóm ưa sáng và nhóm kị bóng
C. Nhóm kị sáng và nhóm ưa bóng
D. Nhóm ưa bóng và nhóm ưa sáng.
Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về chim cú mèo?
A. Là loài động vật biến nhiệt
B. Tìm mồi vào buổi sáng sớm
C. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng
D. Tìm mồi vào ban đêm.
Câu 3. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không có lợi mà cũng chẳng có hại gì, là mối quan hệ:
A. Cộng sinh B. Kí sinh
C. Hội sinh D. Nửa kí sinh
Câu 4. Giun đũa, giun móc, giun kim và sán lá gan sống trong môi trường nào sau đây?
A. Đất B. Sinh vật
C. Không khí D. Nước
Câu 5. Trong các tập hợp sau, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể cá mè, cá rô phi, cá chép trong một ao
B. Đàn hươu song trong cùng một khu rừng
C. Gà mẹ và đàn gà con
D. Các cây rau trong vườn nhà
Câu 6. Vì sao quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật không có ?
A. Con người có khá năng tư duy trừu tượng và lao động có mục đích
B. Con người có dáng đi thẳng
C. con người có những điểm khác biệt về hình thái
D. Con người có ngôn ngữ
II. Tự Luận
Câu 1. Hãy nêu các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
Câu 2. Trình bày nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái môi trường do tác động của con người.
Câu 3. Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu các đặc trưng của quần thể sinh vật.
Câu 4. Cho các sinh vật sau: cỏ, rắn, thỏ, cú, sâu, ếch, vi sinh vật. Hãy viết 4 chuỗi thức ăn có từ các sinh vật đó.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
D |
C |
B |
B |
A |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hòa Bình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: