YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Công Trứ có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Công Trứ có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi Kiểm tra HK 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Giao phối gần có thể dẫn đến hệ quả nào sau đây ?

A. Khả năng sinh sản ở đời sau giảm

B. Sức chống chịu ở đời sau tăng

C. Tạo ra ưu thế lai cao

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 2: Phương pháp nào dưới đây không dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống ?

A.   Tất cả các phương án còn lại

B. Giao phối cận huyết

C. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

D. Lai giống

Câu 3: Phép lai nào dưới đây không có khả năng tạo ra ưu thế lai ?

A.   aabbDD x AABBdd

B.    AAbbDD x aaBBdd

C. AabbDD x AabbDD

D. AABBDD x aabbdd

Câu 4: Lai kinh tế được áp dụng ở đối tượng nào dưới đây ?

A. Vi khuẩn

B. Nấm

C. Cây trồng

D. Vật nuôi

Câu 5: Trong thực tế chọn giống, người ta thường áp dụng mấy phương pháp chọn lọc cơ bản ?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6: Thao tác nào dưới đây có trong kĩ thuật chọn lọc cá thể ?

A. Trộn lẫn tất cả các hạt của những cây có chất lượng tốt để gieo chung

B. Lấy hạt của mỗi cây có chất lượng tốt cho gieo riêng rẽ thành từng dòng

C. Lấy hạt phấn của những cây có chất lượng tốt đem thụ phấn với cây ban đầu

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7: Phương pháp tạo giống đa bội thể thường được áp dụng ở đối tượng nào ?

A. Cây trồng

B. Vật nuôi

C. Nấm

D. Vi khuẩn

Câu 8: Giống cà chua hồng lan được tạo ra nhờ phương pháp nào dưới đây ?

A. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp

B. Tạo giống ưu thế lai

C. Tạo giống đa bội thể

D. Gây đột biến nhân tạo

Câu 9: Phương pháp tạo giống nào dưới đây được áp dụng trên vật nuôi ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Cấy chuyển phôi  

C. Tạo giống đa bội thể

D. Gây đột biến nhân tạo

Câu 10: Sinh vật nào dưới đây sống trong môi trường nước ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Hải quỳ

C. Rong đuôi chồn

D. Cá đuối

Câu 11: Nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố vô sinh ?

A. Độ ẩm

B. Con người

C. Cây táo

D. Con lợn

Câu 12:  Điểm cực thuận về nhiệt độ của cá rô phi Việt Nam là

A. 30oC.

B. 25oC.

C. 15oC.

D. 20oC.

Câu 13: Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Lá lốt

B. Rau mác

C. Lúa

D. Dứa gai

Câu 14: Đối với thực vật, ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý nào dưới đây ?

A. Hút nước và muối khoáng

B. Hô hấp

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Quang hợp

Câu 15: Động vật nào dưới đây thường hoạt động vào ban ngày ?

A. Ếch đồng

B. Chim vạc

C. Chim cú lợn

D. Chim ưng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

D

A

B

A

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

C

D

B

A

A

B

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

 

Câu 1: Hiện tượng thoái hoá giống biểu hiện ở điều nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Sinh trưởng và phát triển yếu

C. Khả năng sinh sản kém

D. Xuất hiện nhiều quái thai, dị tật ở đời sau

Câu 2: Ở thực vật, phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ được áp dụng khi nào ?

A.   Khi muốn nhân giống trong thời gian ngắn

B. Khi muốn cải biến vật chất di truyền của dòng gốc

C. Khi muốn tạo ưu thế lai

D. Khi muốn tạo dòng thuần

Câu 3: Ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất khi

A.   lai giữa hai dòng thuần cùng có kiểu gen đồng hợp trội về tất cả các cặp alen.

B.    lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen giống hệt nhau.

C. lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau về từng cặp alen.

D. lai giữa hai dòng có kiểu gen dị hợp tử về tất cả các cặp alen.

Câu 4: Lai khác dòng là phương pháp tạo ưu thế lai chủ yếu ở

A. vi sinh vật.

B. nấm.

C. vật nuôi.

D. cây trồng.

Câu 5: Chọn lọc hàng loạt 3 lần sẽ được diễn ra trong mấy mùa vụ ?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 6: Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là gì ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém

C. Đánh giá được kiểu gen của giống thu được

D. Loại bỏ được tác động của yếu tố ngoại cảnh

Câu 7: Giống lúa DT17­ được tạo ra nhờ phương pháp nào sau đây ?

A. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp

B. Tạo giống ưu thế lai

C. Tạo giống đa bội thể

D. Gây đột biến nhân tạo

Câu 8: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường không được áp dụng ở đối tượng nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Vi sinh vật

C. Cây trồng

D. Vật nuôi

Câu 9: Khi nói về phương pháp cải tạo giống địa phương, điều nào sau đây là đúng ?

A. Dùng con cái tốt nhất của giống ngoại lai với con đực cao sản của giống địa phương  

B. Con đực cao sản được dùng liên tiếp qua 4 – 5 thế hệ   

C. Được áp dụng rộng rãi ở vi sinh vật

D. Tất cả các phương án còn lại  

Câu 10: Đất – không khí là môi trường sống của sinh vật nào sau đây ?

A. Trĩ sao

B.  Cá mập

C. Giun kim

D. Giun đất

Câu 11: Hiện tượng vào mùa đông, chim én bay về phương Nam còn khi xuân đến, chúng lại bay ngược về phương Bắc cho thấy ảnh hưởng của nhân tố nào đối với đời sống sinh vật ?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Con người

Câu 12:  Đặc điểm nào dưới đây có ở những cây sống nơi quang đãng ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Phân cành nhiều

C. Lá màu xanh nhạt

D. Phiến lá nhỏ, hẹp

Câu 13: Cây nào dưới đây có khả năng điều tiết nước linh hoạt hơn những cây còn lại?

A. Dứa gai

B. Vạn niên thanh

C. Lá lốt

D. Chua me đất

Câu 14: Chim bìm bịp thường đi ăn

A. vào buổi xế chiều.

B. lúc Mặt Trời mọc.

C. trước lúc Mặt Trời mọc.

D. vào ban đêm.

Câu 15: So với các đại diện cùng loài sống ở vùng ôn đới, khi sống ở vùng nhiệt đới thì động vật nào dưới đây thường có kích thước lớn hơn ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thỏ

C. Gấu

D. Trăn

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

D

A

B

A

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

C

D

B

A

A

B

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Để có đủ số lượng cây trồng cung cấp cho sản xuất trong 1 thời gian ngắn, ta dùng phương pháp nào?

         A. Nhân giống vô tính                                                B. Lai tế bào

         C. Chọn dòng tế bào                                       D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 2. Ưu thế lai là gì?

A. Là hiện tượng các thế hệ con cháu sinh ra có sức sống cao hơn các thế hệ bố mẹ tổ tiên.

B. Là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh hơn bố mẹ.

C. Là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

D. Là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.

Câu 3. Quan hệ giữa 2 loài sinh vật, trong đó cả 2 bên cùng có lợi, là mối quan hệ gì?

A. Hội sinh                           B. Cộng sinh               C. Kí sinh                    D. Sinh vật ăn sinh vật khác

Câu 4. Trong các đặc điểm của quần thể đặc điểm nào quan trọng nhất?

         A. Tỉ lệ đực, cái                      B. Sức sinh sản           C. Thành phần nhóm tuổi     D. Mật độ

Câu 5. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật sản xuất?

         A. Vi khuẩn lam                     B. Rong đuôi chó        C. Nấm rơm             D. Cỏ mần trầu

Câu 6. Biện pháp nào là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường?

         A. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải

         B. Sử dụng, quản lí tốt thuốc bảo vệ thực vật

         C. Trồng nhiều cây xanh

         D. Giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người bảo vệ môi trường

Câu 7. Các chất bảo vệ thực vật và những chất độc hóa học thường tích tụ ở đâu?

A. Đất, nước                                                B. Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật

C. Nước, không khí                         D. Không khí, đất

Câu 8. Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở bậc cấu trúc nào?

         A. Bức xạ mặt trời, dầu lửa                                        B. Năng lượng gió, năng lượng than đá                   C. Bức xạ mặt trời, năng lượng gió                        D. Năng lượng thủy triều, khí đốt

II. Tự Luận

Câu 1. (2,0 điểm)

a) Nhân tố sinh thái là gì? Các thành phần của nhân số sinh thái?

b) Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C – 60C đến 420C và phát triển mạnh nhất ở 300C. Hãy nêu các từ sinh thái để chỉ các giá trị nhiệt độ trên?

Câu 2. (2,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng.

Câu 3. (2,0 điểm) Nêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Trình bày biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Trả lời

D

D

B

A

C

D

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM(2 điểm)

Khoanh tròn vào  câu trả lời đúng

Câu 1: Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố: (biết)

A. Đất          B. Ánh sang    C. Nhiệt độ    D. Các cây sống xung quanh

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?(hiểu)

A. Ấu trùng trai bám trên da cá    B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu

C. Địa y bám trên cành cây         D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng

Câu 3 : Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng: (hiểu)

A. Công nghệ gen                                           B . Công nghệ tế bào 

C. Phương pháp chọn lọc cá thể                    D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt

Câu 4 : Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật(biết)

A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở 1 ao

B. Các cá thể lúa trong một ruộng lúa

C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao

D.  Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau

Câu 5 : Trong các loại tài nguyên sau, thuộc loại tài nguyên tái sinh là : (biết)

A. Tài nguyên đất    B. Dầu mỏ     C. Tài nguyên khoáng sản      D. Năng lượng gió

Câu 6 : Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là : (hiểu)

  1. Chất thải rắn  B. Khí thải từ hoạt động GTVT   C. Khí Biogas    D. Nước thải sinh hoạt

Câu 7: Những sinh vật nào sau đây sống trong đất? (biết)

A.Chim bồ câu, chim én, chim sẻ      B.Cá trôi, cá quả, cá rô phi

C.Hổ, báo, sư tử                               D.Giun đất, Dế

Câu 8: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật khác? (hiểu)

A.Tỉ lệ giới tính    B.Thành phần nhóm tuổi    C. Mật độ        D.Đặc trưng kinh tế- xã hội

B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1( 2 điểm): Kĩ thuật gen là gì ? Gồm những khâu chủ yếu nào ?(biết)

Câu 2( 3 điểm ):

  1. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?
  2. Viết 4 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?( hiểu)

Câu 3 ( 1 điểm ):Em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống? ( vận dụng cao)

Câu 4 ( 2 điểm ): Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?(vận dụng thấp)

 

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Trả lời

C

B A D A B D D

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

A. TRẮC NGHIỆM(2 điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

 Câu 1: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào gọi là quần thể sinh vật? ( biết)

a, Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, rô phi cùng sống trong một ao.

b, Các cá thể Chuột đồng cùng sổng trên một cánh đồng lúa.

c, Trên đồng  có đàn Dê và Bò đang ăn cỏ

d, Trên Thảo Nguyên có các loài Sư Tử, Trâu rừng, Bò rừng, Ngựa vằn

Câu 2: Tài nguyên nào thuộc dạng tài nguyên tái sinh(hiểu)

a, Dầu mỏ        b, Than đá                            c, Nước                       d, Sinh vật

Câu 3: Trong lưới thức ăn có các sinh vật: Lúa, Chuột, Gà, Mèo, Đại bàng, Trăn. Muốn Chuột không phát triển người ta tăng cường loài nào trong lưới thức ăn mà không ảnh hưởng đến Gà. (hiểu)

a, Không trồng Lúa                 b, Tạo điều kiện cho  Đại bàng phát triển.

c, Nuôi thêm Mèo                   d, Tạo điều kiện cho Trăn phát triển 

Câu 4:Nhiệt độ cực thuận của cá rô phi ở Việt Nam là: ( biết)

a, 420C            b, 50C             c, 300C            d, từ 50C đến 420C

Câu 5:Trong quần thể người, nhóm tuổi lao động và sinh sản từ: ( biết)

a.15 đến 20 tuổi      b.15 đến 30 tuổi     c.15 đến 45 tuổi       d.15 đến 60 tuổi

Câu 6: Trong 1 chuỗi thức ăn sau:

Thực vật →  Sâu →  Chim ăn sâu →  Rắn → Diều hâu → VSV. Chim ăn sâu là sinh vật (hiểu)

    a, Tiêu thụ bậc 1  b, Tiê u thụ bậc 2      c, Tiêu thụ bậc 3      d, Tiêu thụ bậc 4    

Câu 7: Vì sao từ F2 trở đi ưu thế lai giảm dần? (hiểu)

a  Tỉ lệ dị hợp giảm

b  Tỉ lệ đồng hợp lặn có hại tăng

c  Xuất hiện cả đồng hợp lẫn dị hợp

d  Tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng.

Câu 8:  Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường là: ( biết)

            a, Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.

            b, Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường

            c, Nội dung,biện pháp giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp..

            d, Câu a và b

    B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (1.5 đ)

Thế nào là nguồn năng lượng sạch? Cho ví dụ (biết)

Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? (hiểu)

 Câu 2: (1 đ) Trong một rừng mưa nhiệt đới  các sinh vật chịu tác động của: Nhiệt độ, lượng mưa, cỏ khô, cáo, chuột, dây leo, sâu bọ, độ ẩm… Hãy sắp xếp các nhân tố trên vào các nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.(vận dụng cao)

Câu 3: ( 3đ ) Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện thế nào? Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?(biết)

Câu 4: ( 2.5đ )Trong quần xã có các sinh vật sau: Cây xanh, thỏ, cáo, chuột, sâu hại thực vật, ếch nhái, rắn, cú, vi sinh vật. ( hiểu)

a. Hãy vẽ lưới thức ăn

b. Chỉ ra mắc xích chung của lưới thức ăn.

c. Nếu cây xanh chết thì quần xã trên có tồn tại không? Vì sao?(vận dụng thấp)

 

ĐÁP ÁN

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : ( 2 đ)  

1b   2d           3c         4c        5 d        6b   7b   8d

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Công Trứ có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON