YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Trung Đình có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 9 tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Trung Đình có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề, chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

LÊ TRUNG ĐÌNH

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố:

A. Nhiệt độ                          B. Ánh sáng

C. Độ ẩm                             D. Lượng mưa

Câu 2. Cho các sinh vật sau: Cỏ, chim sâu, sâu, vi khuẩn, mèo. Mối quan hệ dinh dưỡng nào sau đây là đúng:

A. Cỏ → chim sâu → mèo → vi khuẩn → sâu

B. Sâu → chim sâu → cỏ → mèo → vi khuẩn

C. Cỏ → sâu → chim sâu → mèo → vi khuẩn

D. Cỏ → sâu → mèo → chim sâu → vi khuẩn

Câu 3. Hổ ăn thịt hươu nai là mối quan hệ:

A. Cộng sinh

B. Hội sinh

C. Kí sinh

D. Vật ăn thịt và con mồi

Câu 4. Tăng dân số quá nhanh dẫn tới:

A. Thiếu nơi ở, trường học, bệnh viện

B. Tăng chất lượng cuộc sống

C. Phát triển kinh tế nhanh chóng

D. Thiếu lao động

Câu 5. Điền từ, cụm từ trong ngoặc vào chỗ chấm:

(cùng loài, khác loài, thời gian, sinh sống, sinh sản, sinh dưỡng)

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể …(1)…, cùng …(2)… trong một khoảng không gian xác định, vào một …(3)… xác đinh và có khả năng …(4)… tạo thế hệ mới.

II. Tự Luận

Câu 6.

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. Nhưng hiện nay, con người và tự nhiên có rất nhiều các tác động tiêu cực làm thay đổi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường - gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. Tuy nhiên, con người hoàn toàn có khả năng hạn chế ô nhiễm môi trường để giảm thiểu các tác hại xấu đến sức khỏe.

Dựa vào kiến thức đã học về môi trường và ô nhiễm môi trường em hãy cho biết:

a. Khái niệm môi trường.

B. Cho biết các hậu quả của ô nhiễm môi trường?

Câu 7 

a. Em hãy kể tên một số chất thải gây ô nhiễm môi trường?

b. Ở địa phương em có những hoạt động nào của con người gây mất cân bằng sinh thái, có những hoạt động nào có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?

Câu 8. a. Em hãy lấy một ví dụ về chuỗi thức ăn

b. Thiết lập sơ đồ l­ưới thức ăn gồm các loài sau: Vi khuẩn, ếch, bọ rùa, cáo, gà, cỏ, châu chấu, dê, hổ.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

B

C

D

A

 

Câu 5

1

2

3

4

Cùng loài

Sinh sống

Thời gian

Sinh sản

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Tảo quang hợp tổng hợp chất hữu cơ còn nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho địa y. Đây là ví dụ về mối quan hệ ...

A. kí sinh                                B. cộng sinh

C. cạnh tranh                          D. đối địch

Câu 2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ.

B. Thành phần nhóm tuổi

C. Độ đa dạng.

D. Tỉ lệ đực - cái.

Câu 3. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh?

A. Rừng                                 B.  Đất

C. Khoáng sản                       D. Sinh vật

Câu 4. Trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn thường gặp là:

A. Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ

B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất → Sinh vật phân giải

C. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ

D. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải

II. Tự Luận

Câu 5. a. Kể tên các môi trường sống của sinh vật? Lấy ví dụ 3 sinh vật sống trong mỗi môi trường sống khác nhau?

b. Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường?

Câu 6. Cho các quần thể sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.

a. Xây dựng 5 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên.

b. Xây dựng lưới thức ăn của quần xã sinh vật trên ?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

B

B

C

D

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là

A. Hợp tác                         B. Cộng sinh

C. Dinh dưỡng                   D. Hội sinh

2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của 1 quần thể?

A. Mật độ                        B. Cấu trúc tuổi

C. Độ đa dạng                D. Tỉ lệ đực cái

3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể ?

A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung

B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời

C. Có khả năng sinh sản

D. Có quan hệ với môi trường

4. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có ý nghĩa:

A. Tạo dòng thuần.

B. Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn

C. Đánh giá được kiểu gen, loại bỏ những gen xấu.

D. Cả A, B và C đều đúng.

5. Ưu thế lai biêu hiện cao nhất ở

A. F1

B. F2

C. Tất cả các thế hệ lai

D. Thế hệ lai thứ 2

Câu 2. Các yếu tố sau đây là những đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng. Em Hãy chọn ra những đặc điểm phù hợp cho từng loại cây rồi ghi vào phần trả lời bên dưới:

A. Thân gỗ cao, to.

B. Lá to, màu xanh sẫm

C. Tán cây to mọc phần ngọn cây

D. Tán cây vừa và nhỏ, dạng lùn, bụi

E. Tán cây thấp, nhỏ, mem

F. Lá nhỏ, xanh nhạt

Trả lời:

- Cây ưa sáng: ………

- Cây ưa bóng: ………

II. Tự Luận

Câu 1. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Theo em đó là những hậu quả gì?

Câu 2. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.

Câu 3. Giải thích cách làm của 2 biện pháp sau:

- Biện pháp xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt

- Biện pháp trồng cây gây rừng để điều hoà khí hậu

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

1

2

3

4

5

Cây ưa bóng

Cây ưa sáng

C

C

B

D

A

b,d,e

a,c,f

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Giả sử các gen trội là có lợi, tổ hợp gen nào sau đây có thể tạo ra ưu thế lai tốt nhất?

A. Aabbdd                             B. AaBbdd

C. AaBbDd                            D. AabbDD.

Câu 2. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.

B. Tập hợp cá trong Hồ Tây, Hà Nội.

C. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.

D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.

Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây là đúng về lá cây ưa sáng?

A. Phiên lá rộng, màu xanh sẫm.

B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt,

C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.

D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.

Câu 4. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần sau:

A. Thành phần vô sinh

B. Thành phần hữu sinh

C. Sinh vật tiêu thụ

D. Thành phần vô sinh và hữu sinh.

Câu 5. Tài nguyên nào sau đây thuộc dạng tài nguyên không tái sinh:

A.  Tài nguyên khoáng sản.

B. Tài nguyên đât.

C. Tài nguyên rừng 

D. Tài nguyên sinh vật.

Câu 6. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?

A. Thành phần nhóm tuổi.

B. Độ đa dạng,

C. Tỉ lệ giới tính.

D. Mật độ cá thể.

Câu 7. Ở một quần thể ngô, thế hệ xuất phát (P) cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 100%. Nếu cho P tự thụ phấn bắt buộc thì sau một thế hệ, cây có kiểu gen đồng hợp ở đời F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A. 18,75%                              B. 50%.

C. 25%.                                  D. 87,5%

Câu 8. Nhận xét nào sau đây là đúng về hiện tượng thoái hóa giống?

A. Đời con F1 sinh sản nhanh, sức sống kém.

B. Con lai F1 có khả năng sinh sàn tốt, năng suất cao.

C. Thế hệ con sinh ra có sức sống giảm sút, năng suất thấp.

D. Thế hệ con có sức sống kém, năng suất cao.

II. Tự Luận

Câu 9. Cho các hiện tượng sau:

1. Các cây thông gần nhau liền rễ với nhau;

2. Ve, bét sống trên lưng trâu;

3. Một số loài cá mập ăn thịt chính con của chúng;

4. Hải quỳ sống chung với cua biển;

5. Cá ép bám vào mai rùa biển để được mang đi xa; tìm thức ăn và lấy nguồn ôxi;

6. Cây nắp ấm bắt một số loài sâu bọ.

a) Hãy cho biết mỗi hiện tượng trên thuộc mối quan hệ sinh thái nào?

b) So sánh mối quan hệ ở hiện tượng (4) và (5).

Câu 10. a) Thế nào là một lưới thức ăn?

b) Cho một quần xã sinh vật gồm các loài sau: Thực vật, rắn, châu chấu, chuột, sâu hại thực vật, ếch, chim ăn sâu, cú mèo, vi sinh vật phân giải.

- Thiết lập sơ đồ lưới thức ăn từ các loài sinh vật trong quần xã nói trên?

- Loại bỏ mắt xích nào trong quần xã trên thì quần xã bị ảnh hưởng nhiêu nhất? Giải thích.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

C

D

A

B

B

C

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ thể dị hợp là:

A. 12,5%.                               B. 25%.

C. 50%                                   D. 75%.

Câu 2. Giao phối cận huyết là:

A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ

B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen.

C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.

D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

Câu 3. Những cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm thích nghi nào?

A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.

B. Lá và thân cây tiêu giảm.

C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng.

D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai.

Câu 4. Hiện tượng các cá thể tách ra khói nhóm làm

A. tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng

C. Giảm mức độ sinh sản.

D. giảm cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

Câu 5. Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật tự nhiên?

A. Bầy khi mặt đỏ sống trong rừng.

B. Đàn cá sống ở sông,

C. Đàn chim sống trong rừng

D. Đàn chó nuôi trong nhà.

Câu 6. Khi nói về quan hệ dinh dưỡng, thứ tự nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ  sinh vật sản xuất.

B. Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải

C. Sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải → sinh vật tiêu thụ.

D. Sinh vật tiêu thụ → sinh vật sản xuất → sinh vật phân giải.

II. Tự Luận

Câu 7. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau trone những điều kiện nào?

Câu 8. a. Chuỗi thức ăn là gì?

b. Giả sử có một quần thể sinh vật gồm các loài sinh vật sau: có, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hồ, mèo rừng, vi sinh vật. Vẽ 3 chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật trên.

Câu 9. Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?

Vì sao chúng ta cần phái sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nsuyên thiên nhiên?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

B

D

D

D

A

B

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lê Trung Đình có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON