Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK2 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Yên Dũng dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!
TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 90 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Rất nhiều người kiếm tìm sự an toàn và chắc chắn trong tư duy số đông. (2) Họ nghĩ rằng nếu số đông người đang làm việc gì đó, việc đó chắc chắn phải đúng. (3) Đó phải chăng là một ý tưởng tốt? (4) Nếu mọi người chấp nhận nó, phải chăng đó là biểu tượng cho sự công bằng, liêm chính, lòng từ bi và sự nhạy cảm? (5) Không hẳn. (6) Tư duy số đông cho rằng Trái đất là tâm điểm của vũ trụ, nhưng Copernicus nghiên cứu những vì sao, các hành tinh và chứng minh một cách khoa học rằng Trái đất và những hành tinh khác trong thái dương hệ của chúng ta đang quay quanh Mặt trời. (7) Tư duy số đông cho rằng phẫu thuật không cần những dụng cụ y tế sạch, nhưng Joseph Lister đã nghiên cứu tỉ lệ tử vong cao trong các bệnh viện và giới thiệu biện pháp khử trùng, ngay lập tức cứu được bao nhiêu mạng người. (8) Tư duy số đông cho rằng phụ nữ không nên có quyền bỏ phiếu, tuy nhiên những người như Emmeline Pankhurst và Susan B.Anthony đã đấu tranh và giành được quyền đó. (9) Tư duy số đông đưa Hitler lên nắm quyền lực ở Đức, nhưng đế chế của Hitler đã giết hại hàng triệu người và gần như tàn phá cả châu Âu. (10) Chúng ta luôn cần nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa sự chấp nhận và trí tuệ. (11) Mọi người có thể nói rằng có sự an toàn trong một số trường hợp tư duy số đông, nhưng nó không phải lúc nào cũng đúng.
(Trích Tôi tư duy, tôi thành đạt - John Maxwell)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn trích trình bày ý theo cách nào trong các cách sau đây? (0,5 điểm)
A. Diễn dịch
B. Quy nạp
C. Móc xích
D. Song hành
E. Tổng - phân - hợp
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn văn từ câu (6) đến câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4. Qua đoạn trích trên, anh/chị hiểu thế nào là tư duy số đông? Anh/Chị ứng xử với tư duy số đông như thế nào? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
Anh /Chị hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2:
- Cách trình bày ý của đoạn văn trên: E / Tổng- phân - hợp
Câu 3:
- Phép lặp cấu trúc
- Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề cần bàn luận, giọng điệu hùng biện lôi cuốn hấp dẫn thể hiện nhiệt huyết của người viết; tạo sự liên kết về hình thức giữa các câu.
Câu 4:
- Tư duy số đông là cách suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá của đa số, của đại bộ phận tầng lớp trong xã hội về vấn đề, hiện tượng nào đó.
- Cách ứng xử với tư duy số đông:
+ Cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề và có chính kiến riêng .
+ Tránh a dua theo đám đông mà thiếu sáng suốt.
+ Tư duy số đông không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng cần lắng nghe để xác lập cho bản thân một cách nghĩ đúng và một cách làm đúng.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn, sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tư duy số đông có phải là lực cản của sự thành công?
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... […]
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. […]
Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. […]
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Thao tác lập luận chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong đoạn từ: “Nhiều đồng bào chúng ta” đến “những từ để nói ra” […] ở đoạn trích trên?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng:“Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu”?
Câu 4. Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học mà anh/chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH – PHẦN ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm):
Từ truyện ngắn Số phận con người (Sô-lô-khốp), hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. (1,5 điểm):
Tác động của chiến tranh đối với số phận nhân vật Xô-cô-lốp?
Câu 2. (1,5 điểm):
Nhà văn đã thể hiện ý tưởng gì qua đoạn văn trữ tình ngoại đề sau:
“Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ. Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường, nếu như tổ quốc kêu gọi...”
II. PHẦN RIÊNG (7,0 điểm): Học sinh chỉ được chọn một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3.
a. Theo chương trình Chuẩn
Ấn tượng của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
b. Theo chương trình Nâng cao
Vẻ đẹp của hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH – ĐỌC - HIỂU (3,0 ĐIỂM):
Câu 1 (1,5 điểm) Tác động của chiến tranh đối với Xô-cô-lốp: Chiến tranh đem lại số phận bất hạnh với những đau đớn về thể xác và tinh thần tưởng như không thể vượt qua (0,5đ). Anh đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung; vợ và hai con gái chết vì bom phát xít; con trai cũng đi lính và hy sinh đúng ngày chiến thắng; sau chiến tranh, Xô-cô-lốp tha phương, cầu thực, không biết đi đâu, về đâu (1đ).
Câu 2 (1,5 điểm): Ý tưởng tác giả muốn thể hiện qua đoạn văn trên:
+ Chia sẻ với số phận bất hạnh của những con người sau chiến tranh .(0,5đ)
+ Khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp của tính cách Nga: Kiên cường, nhân hậu. (1đ)
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Quê hương thứ nhất của chị ở mảnh đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy
ra ác liệt nhất. Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
(Trích Mùa lạc – Nguyễn Khải, NXB Văn học, 1960)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong đoạn trích?
Câu 2. Trong đoạn trích, những món quà nào thường được tặng trong đám cưới?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn “Ở đây trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng”
Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét quan niệm về cuộc sống được tác giả nêu trong đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của nghị lực con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
“Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh
mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng được nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích trên . Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Ngôi kể: ngôi thứ ba
Câu 2:
Trong đoạn trích, những món quà thường được tặng trong đám cưới: một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này, và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng, tiếng chân đi rất nhẹ,
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà
Trái chín rụng suốt mùa thu lộp độp
Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt,
Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao…
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung, ngọt long đến thế
Mỗi ban mai tỏa khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu nơi xa
Tình máu mủ mẹ dồn con hết cả
Con nói mớ những núi rừng xa lạ
Tình ra rồi, có mẹ, hóa thành quê!
(Mẹ, Bằng Việt)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn trích có rất nhiều kỉ niệm được nhắc đến. Hãy chỉ ra những kỉ
niệm đó.
Câu 3. Vẻ đẹp của mẹ được miêu tả như thế nào trong đoạn trích trên?
Câu 4. Anh/ Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với mẹ được thể hiện trong đoạn trích.
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2021 Trường THPT Yên Dũng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !