HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK1 môn Sinh Học 9 năm 2022-2023 Trường THCS Kim Đồng có đáp án do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em hoàn thiện kiến thức Sinh học 9 đồng thời củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 9 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Đơn phân cấu tạo nên ADN là
A. axit amin. B. glucôzơ. C. nuclêôtit. D. ribôzơ.
Câu 2: Trong cấu trúc không gian của prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau?
A. 3 cấu trúc. B. 4 cấu trúc. C. 5 cấu trúc. D. 6 cấu trúc.
Câu 3: Thường biến thuộc nhóm biến dị nào sau đây?
A. Đột biến gen.
B. Đột biến cấu trúc NST.
C. Đột biến số lượng NST.
D. Biến dị làm thay đổi kiểu hình không ảnh hưởng đến kiểu gen.
Câu 4: Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để nghiên cứu các quy luật di truyền ở người khi không thể tiến hành các phép lai theo ý muốn?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
C. Phương pháp nghiên cứu tế bào kết hợp với nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 5: Số lượng trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo ra trẻ sinh đôi khác trứng là
A. 1 trứng và 1 tinh trùng. B. 1 trứng và 2 tinh trùng.
C. 2 trứng và 1 tinh trùng. D. 2 trứng và 2 tinh trùng.
Câu 6: Cây cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n = 24. Dạng dị bội thể (2n – 1) của chúng có số lượng NST là
A. 23 NST. B. 24 NST. C. 25 NST. D. 26 NST.
Câu 7: Ở bí, quả tròn là tính tạng trội (B) và quả bầu dục là tính trạng lặn (b). Nếu cho lai quả bí tròn (Bb) với quả bí bầu dục (bb) thì kết quả F1 sẽ là
A. 25% BB : 50% Bb : 25% bb. B. 100% BB.
C. 50% Bb : 50% bb. D. 100% Bb.
Câu 8: Ở cà chua, gen A là trội quy định cà chua quả đỏ so với gen a quy định cà chua quả vàng, gen B là trội quy định cà chua quả tròn so với gen b quy định cà chua quả bầu. Hai cặp alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn. Khi P có kiểu gen cho tỉ lệ kiểu hình là
A. 75% quả đỏ, bầu : 25% quả vàng, tròn.
B. 50% quả đỏ, tròn : 50% quả vàng, bầu.
C. 50% quả đỏ, bầu : 50% quả vàng, tròn.
D. 75% quả đỏ, tròn : 25% quả vàng, bầu.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): So sánh nguyên phân và giảm phân?
Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 50; G1 = 100. Trên mạch 2 có A2 = 150; G2 = 200. Hãy xác định:
a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN.
c. Chiều dài của đoạn ADN.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
C |
B |
D |
A |
D |
A |
C |
C |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ - 02
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtêin được gọi là
A. nhiễm sắc thể. B. crômatit. C. mạch của ADN. D. gen cấu trúc.
Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về
A. số lượng, trạng thái, cấu trúc. B. số lượng, hình dạng, cấu trúc.
C. số lượng, hình dạng, trạng thái. D. hình dạng, trạng thái, cấu trúc.
Câu 3: Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là
A. axit amin. B. nuclêôxôm. C. nuclêôtit. D. ribônuclêôtit.
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là
A. từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n).
B. từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.
C. là hình thức sinh sản của tế bào.
D. trải qua kì trung gian và giảm phân.
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là
A. chuyển đoạn NST 21. B. mất đoạn NST 21.
C. đảo đoạn NST 21. D. lặp đoạn NST 21.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng?
I. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường.
II. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
III. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
IV. Bố mẹ truyền đạt cho con các alen chứ không truyền cho con tính trạng có sẵn.
A. I, II, III. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. III, IV.
Câu 7: Phát biểu nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng?
A. Luôn giống nhau về giới tính.
B. Luôn khác nhau về giới tính.
C. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.
D. Ngoại hình luôn giống nhau.
Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: AAAXAATGGGGA. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. AAAGTTAXXGGT. B. GTTGAAAXXXXT.
C. GGXXAATGGGGA. D. TTTGTTAXXXXT.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Phân biệt thường biến với đột biến?
Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao tỉ lệ nam : nữ trong tự nhiên là 1 : 1.
Câu 3 (3 điểm): Ở đậu Hà Lan, màu hoa do 1 gen quy định, người ta đem lai bố mẹ có kiểu hình hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 có 100% kiểu hình hoa đỏ. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình khi cho cây F1 lai với cây hoa đỏ?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
B |
A |
A |
B |
C |
C |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ - 03
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Người đã đặt nền móng cho di truyền học là
A. Menđen. B. Moocgan. C. J.Oatxơn. D. F. Crick.
Câu 2: Thực chất của quá trình thụ tinh là
A. sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái.
B. sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử.
C. sự tạo thành hợp tử.
D. sự kết hợp 2 nhân lưỡng bội.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.
Câu 4: Thí nghiệm của Menđen đem lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, F2 thu được số kiểu hình là
A. 2 kiểu hình. B. 3 kiểu hình. C. 4 kiểu hình. D. 5 kiểu hình.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trẻ bị bệnh Đao có nguyên nhân là bố.
B. Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ.
C. Trẻ sơ sinh bị bệnh Đao có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ.
D. Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 - 24.
Câu 6: Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô tế bào được dựa trên
A. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
B. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
C. sự nhân đôi và phân li đồng đều của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
D. quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào con giống với tế bào mẹ.
Câu 7:Thường biến xảy ra mang tính chất
A. riêng lẻ, cá thể và không xác định.
B. luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.
C. đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
D. chỉ đôi lúc mới di truyền.
Câu 8: Dạng đột biến gen làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen là
A. mất một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.
B. mất một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit.
C. thêm một cặp nuclêôtit và thay thế một cặp nuclêôtit.
D. thay thế một cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trình những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân?
Câu 2 (2 điểm): Cho cấu trúc mạch 1 của phân tử ADN có trình tự như sau :
– A – T – G – T –X –A – T – T – G – X –
Viết cấu trúc mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2 của phân tử ADN trên?
Câu 3 (2 điểm): Khi cho hoa đỏ lai với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F1?
b. F1 lai phân tích thu được kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
D |
C |
C |
B |
C |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ - 04
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A. P: AaBb x Aabb. B. P: AaBb x aabb.
C. P: aaBb x AABB. D. P: AaBb x aaBB.
Câu 2: Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người?
A. Nghiên cứu phả hệ. B. Tạo đột biến.
C. Lai giống. D. Nhân giống trong ống nghiệm.
Câu 3: Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây?
A. Biến dị di truyền. B. Biến dị không di truyền.
C. Biến dị tổ hợp. D. Biến dị số lượng NST.
Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là
A. 3. B. 49. C. 47. D. 45.
Câu 5: Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi yếu tố nào sau đây?
A. Kiểu gen trong giao tử.
B. Điều kiện môi trường sống.
C. Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Kĩ thuật chăm sóc.
Câu 6: Ở người, các NST thường được kí hiệu chung là A, cặp NST giới tính ở nữ được kí hiệu là XX và ở nam được kí hiệu là XY. Hợp tử được tạo thành do sự kết hợp giữa loại tinh trùng và loại trứng nào sau đây sẽ phát triển thành con trai?
A. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + X.
B. Tinh trùng 22A + Y và trứng 22A + X.
C. Tinh trùng 22A + X và trứng 22A + XX.
D. Tinh trùng 22A + 0 và trứng 22A + X.
Câu 7: Lông dài trội hoàn toàn so với lông ngắn. Khi lai hai cơ thể thuần chủng bố lông dài và mẹ lông ngắn thì kết quả F1 sẽ là
A. toàn lông ngắn. B. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
C. 3 lông ngắn : 1 lông dài. D. toàn lông dài.
Câu 8: Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây sẽ tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau?
A. Aabb. B. AaBb. C. AABB. D. aabb.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?
Câu 2 (3 điểm): Giả sử trên mạch 1 của ADN (gen) có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 90 Nu ; G1 = 360 Nu. Trên mạch 2 có A2 = 180 Nu; G2 = 270 Nu. Dựa vào nguyên tắc bổ sung hãy xác định:
a. Số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn?
b. Số lượng từng loại nuclêôtit trên cả đoạn ADN (gen)?
c. Tổng số nuclêôtit của ADN (gen).
Câu 3 (1 điểm): Gia đình bạn Hùng làm nghề chăn nuôi heo. Một hôm, Tuấn sang nhà bạn Hùng chơi và thấy cả ba bạn Hùng đang pha thuốc vào chậu cám heo để cho heo ăn. Tuấn thắc mắc thì được bạn Hùng giải thích thuốc đó là thuốc tăng trưởng cho động vật giúp heo tăng cân nhanh. Nếu là Tuấn, em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
A |
B |
C |
C |
B |
D |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN SINH HỌC 9 - TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ - 05
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Loại tế bào nào sau đây có bộ NST đơn bội?
A. Tinh trùng. B. Hợp tử.
C. Noãn nguyên bào. D. Tinh nguyên bào.
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi về số lượng gen trên NST.
B. Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại cho bản thân sinh vật.
C. Đột biến gen luôn dẫn đến biến đổi cấu trúc của loại prôtêin do gen đó mã hóa.
D. Đột biến gen chỉ có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên.
Câu 3: Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp những khó khăn chủ yếu nào?
A. Người là động vật bậc cao nhất.
B. Người sinh sản muộn, đẻ ít con.
C. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến.
D. Cả B và C.
Câu 4: Thường biến là
A. những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật.
B. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biểu hiện hàng loạt và không di truyền được.
C. những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới sự ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.
D. sự biểu hiện riêng rẽ, lẻ tẻ, theo hướng xác định, di truyền được.
Câu 5: Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là
A. đột biến gen. B. thường biến.
C. đột biến NST. D. đột biến gen và đột biến NST.
Câu 6: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội phát sinh từ loài này có số lượng NST là
A. 36. B. 48. C. 72. D. 108.
Câu 7: Có 2 phân tử ADN thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần, số phân tử AND con tạo thành là
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 8: Một noãn bào bậc 1 có kí hiệu là AaBb khi giảm phân cho mấy loại trứng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua những đặc điểm hình thái nào? Nêu nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.
Câu 2 (1 điểm): Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ sau:
Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
Câu 3 (2 điểm): Ở đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho đậu Hà Lan thân cao thuần chủng lai với đậu thân thấp. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P → F2.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
A |
B |
D |
B |
D |
B |
D |
D |
Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 Đề thi HK1 môn Sinh Học 9 năm 2022-2023 Trường THCS Kim Đồng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Toán 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Hai Bà Trưng
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Trần Quốc Tuấn
Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.