Thực hành giải Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Mộc Hạ giúp các bạn củng cố lại kiến thức và thử sức mình trước kỳ thi. Hi vọng luyện tập với nội dung đề thi mà HOC247 biên soạn này sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
TRƯỜNG THPT MỘC HẠ |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 2: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. khối lượng nguyên.
B. bán kính nguyên tử.
C. số hiệu nguyên tử.
D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng :
A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.
B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm chính (nhóm A) có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.
Câu 4: Chu kì là dãy nguyên tố có cùng :
A. số lớp electron.
B. số electron hóa trị.
C. số proton.
D. số điện tích hạt nhân.
Câu 5: Trong bảng tuần hoàn hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) là :
A. 3 và 3.
B. 3 và 4.
C. 4 và 3.
D. 3 và 6.
Câu 6: Chu kì chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng tuần hoàn hiện nay với số lượng nguyên tố là :
A. 18.
B. 28.
C. 32.
D. 24.
Câu 7: Các nguyên tố s thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn ?
A. IA.
B. IIA.
C. IIIA.
D. IA, IIA.
Câu 8: Các nguyên tố p thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn ?
A. IVA, VA.
B. VA, VIA.
C. VIA, VIIA, VIIIA.
D. IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA.
Câu 9: Các nguyên tố nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là :
A. các nguyên tố s.
B. các nguyên tố p.
C. các nguyên tố s và các nguyên tố p.
D. các nguyên tố d.
Câu 10: Các nguyên tố họ d và f (nhóm B) đều là :
A. Kim loại điển hình.
B. Kim loại.
C. Phi kim.
D. Phi kim điển hình.
Câu 11: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là :
A. 1s22s22p3.
B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p5.
D. 1s22s22p63s23p3.
Câu 12: Nguyên tố hoá học canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về Ca là sai ?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố đó là 20.
B. Vỏ của nguyên tử có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân của canxi có 20 proton.
D. Nguyên tố hoá học này một phi kim.
Câu 13: Nguyên tử X có cấu hình electron của phân lớp có năng lượng cao nhất là 3p4. Hãy chỉ ra câu sai khi nói về nguyên tử X :
A. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở nhóm IVA.
B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6 electron.
C. Trong bảng tuần hoàn, X nằm ở chu kì 3.
D. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton.
Câu 14: Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIIA. Cấu hình electron nguyên tử của X là :
A. 1s22s22p63s23p1.
B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p1.
D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
Câu 15: Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là : 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là :
A. 18, 19 và 16.
B. 10, 11 và 8.
C. 18, 19 và 8.
D. 1, 11 và 16.
Câu 16: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là :
A. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA.
B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIA.
B. Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVB.
D. Ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có 10 proton, 10 nơtron và 10 electron. Trong bảng tuần hoàn . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là :
A. Chu kì 2 và nhóm VA.
B. Chu kì 2 và nhóm VIIIA.
C. Chu kì 3 và nhóm VIIA.
D. Chu kì 3 và nhóm VA.
Câu 18: Một nguyên tố thuộc nhóm VIA có tổng số proton, nơtron và electron trong nguyên tử bằng 24. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó là :
A. 1s22s22p3.
B. 1s22s22p5.
C. 1s22s22p4.
D. 1s22s22p6.
Câu 19: Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc :
A. Chu kì 2, nhóm IIIA.
B. Chu kì 3, nhóm IIA.
C. Chu kì 2, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm IVA.
Câu 20: Tổng số hạt cơ bản (proton, nơtron, electron) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là :
A. Ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.
B. Ô thứ 14, chu kì 3, nhóm IVA.
C. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
D. Ô thứ 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
Câu 21: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí nào trong bảng tuần hoàn ?
A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
D. ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 22: Cation R+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng 2p6. Vị trí R trong bảng tuần hoàn là :
A. Chu kì 3, nhóm VIA.
B. Chu kì 3, nhóm IA.
C. Chu kì 2, nhóm VIIIA.
D. Chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 23: Ion M2+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s22p6. Cấu hình electron của M và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn là :
A. 1s22s22p4, ô 8 chu kỳ 2, nhóm VIA.
B. 1s22s22p63s2, ô 12 chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. 1s22s22p6, ô 12 chu kỳ 3, nhóm IIA.
D. 1s22s22p63s2, ô 13 chu kỳ 3, nhóm IIIA.
Câu 24: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
Câu 25: Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1 ?
A. Chu kì 4, nhóm IB.
B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA.
D. Chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 26: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử X là 3d54s1. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở :
A. Chu kì 4, nhóm VIB.
B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA.
D. Chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 27: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử X là 3d84s2. Trong bảng tuần hoàn X nằm ở :
A. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA.
D. Chu kì 4, nhóm VIB.
Câu 28: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử Z = 23. X nằm ở chu kì nào, nhóm nào của bảng tuần hoàn ?
A. Chu kì 4, nhóm VB.
B. Chu kì 3, nhóm IIIA.
C. Chu kì 3, nhóm III B.
D. Chu kì 4, nhóm IIIA.
Câu 29: Nguyên tố M có 7 electron hoá trị, biết M là thuộc chu kì 4. M là :
A. 35Br và 25Mn.
B. 27Co.
C. 35Br.
D. 25Mn.
Câu 30: Nguyên tử X có electron nằm ở phân mức năng lượng cao nhất là 3d và tạo với oxi hợp chất oxit cao nhất là X2O3. Xác định cấu tạo của phân lớp 4s và 3d.
A. 4s13d2.
B. 4s23d1.
C. 4s03d3.
D. 4s23d2.
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1A |
2C |
3D |
4A |
5B |
6C |
7D |
8D |
9C |
10B |
11B |
12D |
13A |
14C |
15A |
16B |
17B |
18C |
19C |
20A |
21B |
22B |
23B |
24A |
25A |
26A |
27A |
28A |
29A |
30B |
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11- TRƯỜNG THPT MỘC HẠ- ĐỀ 02
Câu 1: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm VIB.
B. chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.
D. chu kì 4, nhóm VIIIA.
Câu 2: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là :
A. [Ar]3d54s1.
B. [Ar]3d64s2.
C. [Ar]3d64s1.
D. [Ar]3d34s2.
Câu 3: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm :
A. Li < Na < K < Rb < Cs.
B. Cs < Rb < K < Na < Li.
C. Li < K < Na < Rb < Cs.
D. Li < Na < K< Cs < Rb.
Câu 4: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng ?
A. I, Br, Cl, P.
B. C, N, O, F.
C. Na, Mg, Al, Si.
D. O, S, Se, Te.
Câu 5: Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử 13Al ; 11Na ; 12 Mg ; 16S. Dãy thứ tự đúng về bán kính nguyên tử tăng dần là :
A. Al < Na < Mg < S.
B. Na < Al < S < Mg.
C. S < Mg < Na < Al.
D. S < Al < Mg < Na.
Câu 6: Cho các nguyên tố : K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là :
A. K, Mg, N, Si.
B. Mg, K, Si, N.
C. K, Mg, Si, N.
D. N, Si, Mg, K.
Câu 7: Sắp xếp các nguyên tử Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần :
A. K, Na, Mg, Al, Si.
B. Si, Al, Mg, Na, K.
C. Na, K, Mg, Si, Al.
D. Si, Al, Na, Mg, K.
Câu 8: Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ đều có 18 electron. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion là :
A. Ar, Ca2+, Cl-.
B. Cl-, Ca2+, Ar .
C. Cl-, Ar, Ca2+.
D. Ca2+, Ar, Cl-.
Câu 9: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion ?
A. K+ > Ca2+ > Ar.
B. Ar > Ca2+ > K+.
C. Ar > K+ > Ca2+.
D. Ca2+ > K+ > Ar.
Câu 10: Cho nguyên tử R, ion X2+ và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử và ion nào sau đây là đúng ?
A. R < X2+ < Y2-.
B. X2+ < R < Y2-.
C. X2+ < Y2-< R.
D. Y2- < R < X2+.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1B |
2B |
3A |
4D |
5D |
6C |
7B |
8C |
9C |
10B |
11A |
12A |
13A |
14A |
15A |
16A |
17B |
18C |
19D |
20A |
21B |
22D |
23A |
24A |
25A |
26A |
27C |
28D |
29C |
30B |
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11- TRƯỜNG THPT MỘC HẠ- ĐỀ 03
Câu 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion :
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 2: Hoàn thành nội dung sau : “Bán kính nguyên tử...(1)... bán kính cation tương ứng và ... (2)... bán kính anion tương ứng”.
A. (1) : nhỏ hơn, (2) : lớn hơn.
B. (1) : lớn hơn, (2) : nhỏ hơn.
C. (1) : lớn hơn, (2) : bằng.
D. (1) : nhỏ hơn, (2) : bằng.
Câu 3: Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa
A. 2 ion.
B. 2 ion mang điện trái dấu.
C. các hạt mang điện trái dấu.
D. hạt nhân và các electron hóa trị.
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là :
A. liên kết anion – cation.
B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện.
D. liên kết ion.
Câu 5: Trong liên kết giữa hai nguyên tử, nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết
A. cộng hoá trị có cực .
B. cộng hoá trị không có cực.
C. ion.
D. cho – nhận.
Câu 6: Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất tạo bởi kim loại và phi kim mà chưa chắc chắn là liên kết ion, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ³ 1,7 thì đó là liên kết
A. ion.
B. cộng hoá trị không cực.
C. cộng hoá trị có cực.
D. kim loại.
Câu 7: Điện tích quy ước của các nguyên tử trong phân tử, nếu coi phân tử có liên kết ion được gọi là :
A. điện tích nguyên tử.
B. số oxi hóa.
C. điện tích ion.
D. cation hay anion.
Câu 8: Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử
A. kim loại điển hình.
B. phi kim điển hình.
C. kim loại và phi kim.
D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 9: Liên kết hóa học trong phân tử KCl là :
A. Liên kết hiđro.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 10: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 theo thứ tự là :
A. 2 và 1.
B. 2+ và 1–.
C. +2 và –1.
D. 2+ và 2–
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1B |
2B |
3B |
4A |
5C |
6A |
7B |
8D |
9B |
10B |
11C |
12C |
13D |
14A |
15A |
16A |
17B |
18D |
19A |
20D |
21B |
22A |
23A |
24C |
25B |
26C |
27C |
28A |
29B |
30B |
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11- TRƯỜNG THPT MỘC HẠ- ĐỀ 04
Câu 1: Cộng hoá trị của O và N2 trong H2O và N2 lần lượt là :
A. 2 ; 3.
B. 4 ; 2.
C. 3 ; 2.
D. 1 ; 3.
Câu 2: Cộng hóa trị của nitơ trong các chất: N2, NH3, N2H4, NH4Cl, NaNO3 tương ứng là :
A. 0, –3, –2, –3, +5.
B. 0, 3, 2, 3, 5.
C. 2, 3, 0, 4, 5.
D. 3, 3, 3, 4, 4.
Câu 3: Cộng hoá trị lớn nhất của một nguyên tố có cấu hình electron ngoài cùng 3s23p4 là :
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 4: Liên kết cộng hóa trị có cực tạo thành giữa hai nguyên tử
A. phi kim khác nhau.
B. cùng một phi kim điển hình.
C. phi kim mạnh và kim loại mạnh.
D. kim loại và kim loại.
Câu 5: Chọn hợp chất có liên kết cộng hóa trị :
A. NaCl, CaO.
B. HCl, CO2.
C. KCl, Al2O3.
D. MgCl2, Na2O.
Câu 6: Loại liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết :
A. cho – nhận.
B. cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực.
D. ion
Câu 7: Cho các oxit : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá trị là :
A. SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
B. SiO2, P2O5, Cl2O7, Al2O3.
C. Na2O, SiO2, MgO, SO3.
D. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.
Câu 8: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là :
A. N2 và HCl.
B. HCl và MgO.
C. N2 và NaCl.
D. NaCl và MgO.
Câu 9: Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết cộng hoá trị ?
(1) H2S ; (2) SO2 ; (3) NaCl ; (4) CaO ; (5) NH3 ; (6) HBr ; (7) H2SO4 ; (8) CO2 ; (9) K2S
A. (1), (2), (3), (4), (8), (9).
B. (1), (4), (5), (7), (8), (9).
C. (1), (2), (5), (6), (7), (8).
D. (3), (5), (6), (7), (8), (9).
Câu 10: Cho các hợp chất sau : MgCl2, Na2O, NCl3, HCl, KCl. Hợp chất nào sau có liên kết cộng hoá trị ?
A. MgCl2 và Na2O.
B. Na2O và NCl3.
C. NCl3 và HCl.
D. HCl và KCl.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1A |
2D |
3D |
4A |
5B |
6B |
7A |
8A |
9C |
10C |
11A |
12D |
13B |
14A |
15D |
16B |
17C |
18B |
19B |
20A |
21D |
22B |
23A |
24C |
25B |
26A |
27B |
28C |
29C |
30B |
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11- TRƯỜNG THPT MỘC HẠ- ĐỀ 05
Câu 1: Theo qui tắc bát tử thì công thức cấu tạo của phân tử SO2 là :
A. O – S – O.
B. O = S → O.
C. O = S = O.
D. O → S → O.
Câu 2: Công thức cấu tạo đúng của CO2 là :
A. O = C = O.
B. O = C → O.
C. O = C → O.
D. O – C = O.
Câu 3: Trong phân tử C2H4 có bao nhiêu liên kết s và liên kết p ?
A. 3 liên kết s và 3 liên kết p.
B. 3 liên kết svà 2 liên kết p.
C. 4 liên kết s và 1 liên kết p.
D. 5 liên kết s và 1 liên kết p.
Câu 4: Liên kết trong phân tử nào sau đây hình thành do sự xen phủ của các obitan s
A. HCl.
B. H2O.
C. Cl2.
D. H2.
Câu 5: Liên kết hoá học trong phân tử Cl2 được hình thành :
A. Sự xen phủ trục của 2 orbital s.
B. Sự xen phủ bên của 2 orbital p chứa electron độc thân.
C. sự cho - nhận electron giữa 2 nguyên tử clo.
D. Nhờ sự xen phủ trục của 2 orbitan p chứa electron độc thân.
Câu 6: M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây ?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết cho nhận
D. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.
Câu 7: Một phân tử \(X{{Y}_{3}}\) có tổng các hạt proton, electron, notron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76.
a. XY3 là công thức nào sau đây ?
A. SO3.
B. AlCl3.
C. BF3.
D. NH3.
b. Liên kết giữa X và Y trong phân tử \(X{{Y}_{3}}\) thuộc loại liên kết nào ?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho – nhận.
Câu 8: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kỳ liên tiếp. Cho biết tổng số electron trong anion \(X{{Y}_{3}}^{2-}\) là 42.
a. Xác định hai nguyên tố X, Y và \(X{{Y}_{3}}^{2-}\) trong số các phương án sau :
A. Be, Mg và MgBe3.
B. S, O và SO32-.
C. C, O và CO32-.
D. Si, O và SiO32-.
b. Liên kết giữa X và Y trong ion \(X{{Y}_{3}}^{2-}\) thuộc loại liên kết nào ?
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cho - nhận.
Câu 9: Đa số các hợp chất cộng hóa trị có đặc điểm là :
A. có thể hòa tan trong dung môi hữu cơ.
B. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
C. có khả năng dẫn điện khi ở thể lỏng hoặc nóng chảy.
D. khi hòa tan trong nước thành dung dịch điện li.
Câu 10: Nếu liên kết cộng hóa trị được hình thành do 2 electron của một nguyên tử và 1 obitan trống của nguyên tử khác thì liên kết đó được gọi là :
A. liên kết cộng hóa trị có cực.
B. liên kết cho – nhận .
C. liên kết tự do – phụ thuộc.
D. liên kết pi.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1B |
2A |
3D |
4D |
5D |
6B |
7BA |
8BA |
9A |
10B |
11D |
12C |
13C |
14D |
15B |
16A |
17D |
18C |
19D |
20B |
21A |
22C |
23A |
24B |
25D |
26C |
27A |
28B |
29A |
30C |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Mộc Hạ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân
- Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mai Thúc Loan
Thi online