Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mai Thúc Loan gồm các các bài tập trắc nghiệm, tự luận Hóa lớp 10 học kì 1. Việc luyện tập với các bài tập sẽ giúp các bạn học sinh nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa học và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 môn Hóa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn theo dõi tại đây.
TRƯỜNG THPT MAI THÚC LOAN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 10 THỜI GIAN 45 PHÚT NĂM HỌC 2021-2022 |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho biết nguyên tử Clo có Z = 17, cấu hình electron của ion Cl- là:
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p64s1
Câu 2: Chọn câu đúng nhất: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
Câu 3: Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử
A. S2-
B. Al3+
C. NH4+
D. Ca2+
Câu 4: Trong các hidroxit dưới đây, hidroxit nào có tính lưỡng tính?
A. NaOH
B. KOH
C. LiOH
D. Al(OH)3
Câu 5: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3,Công thức hợp chất khí với hidro là:
A. RH4
B. RH3
C. RH2
D. RH
Câu 6: Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
A. Giảm dần
B. Tăng dần
C. Không đổi
D. Tăng giảm không theo quy luật
Câu 7: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
\(\begin{array}{l} A._{19}^{38}K\\ B._{19}^{39}K\\ C._{20}^{39}K\\ D._{20}^{38}K \end{array}\)
Câu 8: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số p, n, e lần lượt là
A. 26, 30, 26
B. 26, 27, 30
C. 30, 26, 26
D. 25, 25, 31
Câu 9: Chọn cấu hình electrron của nguyên tố khí hiếm trong số các cấu hình electron của nguyên tử sau:
A. 1s22s22p63s23p1
B. 1s22s22p63s23p3
C. 1s22s22p63s23p6
D. 1s22s22p63s23p4
Câu 10: Số electron tối đa trên các phân lớp s,p,d,f lần lượt là
A. 2, 4, 6, 10
B. 2, 6, 10, 14
C. 14, 10, 6, 2
D. 2, 10, 6, 14
Câu 11: Nguyên tử được cấu tạo từ những hạt cơ bản nào
A. nơtron.
B. electron.
C. proton, nơtron và electron.
D. pronton và nơtron.
Câu 12: Phân lớp nào sau đây bán bão hòa?
A. 4s2
B. 4p6
C. 4d5
D. 4f4
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Cho nguyên tố X có Z = 20.
a.Viết cấu hình electron của nguyên tử X. X có tính kim loại hay tính phi kim. X là nguyên tố s, p, d hay f? Vì sao?
b. Xác định vị trí của X (số thứ tự, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn.
c. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với Oxi.
d. Công thức của Oxit cao nhất, của hidroxit tương ứng và tính chất của nó (tính axit,bazo).
Câu 2: Cho 2,7 gam một kim loại nhóm IIIA tác dụng hết với HCl thu được 3,36 lít khí H2 ở đktc. Kim loại đó là?
Câu 3: Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH4. Trong hợp chất oxit cao nhất R chiếm 46,7% về khối lượng. Xác định R?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
C |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
B |
A |
C |
B |
11 |
12 |
|
||
C |
C |
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1:
a.
*Viết cấu hình e của X:
Cấu hình e theo phân mức năng lượng của nguyên tử 20X: 1s22s22p63s23p64s2
=> Cấu hình e hoàn chỉnh của X: 1s22s22p63s23p64s2
*X có 2e lớp ngoài cùng nên X là nguyên tố kim loại.
*e cuối cùng được điền vào phân lớp 4s nên X là nguyên tố s.
b. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:
- Chu kì: X có 4 lớp e nên thuộc chu kì 4.
- Nhóm: X thuộc họ nguyên tố s → X thuộc các nguyên tố nhóm A.
X có 2e lớp ngoài cùng nên X thuộc nhóm IIA.
c. Do X thuộc nhóm IIA nên hóa trị cao nhất của nguyên tố X trong hợp chất với oxi là II.
d.
- Công thức của oxit cao nhất: XO.
- Công thức của hidroxit tương ứng là X(OH)2, tính bazo.
Câu 2:
Giả sử kim loại có kí hiệu là M.
PTHH: 2M + 6HCl → 2MCl3 + 3H2
PT: 2 3 (mol)
ĐB: 0,1 ← 0,15 (mol)
→ M = 2,7 : 0,1 = 27→ M là Al
Câu 3:
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 => R có hóa trị IV trong hợp chất khí với H
Hóa trị của R trong oxit cao nhất là VIII – IV = IV => Oxit cao nhất là RO2
\(\% {m_R} = \frac{R}{{R + 2.16}}.100\% = 46,7\% {\rm{ }} \to R = 28{\rm{ }}\)
Vậy R là Si (silic)
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 2 của BTH, Y tạo được hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất là YO2. Hợp chất tạo bởi Y và kim loại M là MY2 trong đó Y chiếm 37,5% về khối lượng. M là
A. Mg.
B. Cu
C. Al.
D. Ca.
Câu 2: Chọn phát biểu sai:
A. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
B. Tổng số proton và số nơtron trong một hạt nhân được gọi là số khối
C. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
D. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton và số nơtron
Câu 3: Ở phân lớp 3d số electron tối đa là:
A. 6
B. 10
C. 14
D. 18
Câu 4: Cho nguyên tử nguyên tố R có 82 hạt . Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Số khối của nguyên tử R là?
A. 52
B. 48
C. 56
D. 54
Câu 5: Cho các phản ứng hóa học sau:
aFeS + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dH2SO4 + eNO + gH2O
Trong đó a, b, c, d, e, g là các số nguyên tối giản. Giá trị b là
A. 12
B. 6
C. 18
D. 10
Câu 6: Số nơtron, electron trong ion lần lượt là
A. 64, 48
B. 64, 46
C. 64, 50
D. 46, 48
Câu 7: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
A. 6.
B. 8.
C. 14.
D. 16.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 6. A và B là các nguyên tố:
A. Al và Br
B. Al và Cl
C. Si và Cl
D. Si và Ca
Câu 9: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố thuộc nhóm VIIA?
A. 1s22s22p3
B. 1s22s22p5
C. 1s22s22p63s1
D. 1s22s22p63s23p63d54s2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Trong bảng tuần hoàn, hầu hết các nguyên tố hoá học là kim loại.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
B |
C |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
C |
B |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
A |
C |
B |
C |
C |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
D |
D |
A |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
C |
B |
B |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
C |
C |
C |
B |
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. electron và proton
B. electron và nơtron
C. proton và nơtron
D. electron, proton và nơtron
Câu 2: Số electron và số nơtron của nguyên tử lần lượt là
A. 15 và 31
B. 15 và 15
C. 16 và 15
D. 15 và 16
Câu 3: Cho nguyên tố Ca (Z=20), cấu hình electron của Ca là
A. 1s22s22p63s23p64s1
B. 1s22s22p63s23p64s2
C. 1s22s22p63s23p64s24p1
D. 1s22s22p63s23p6
Câu 4: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố s ?
A. 1s22s22p3
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p5
D. 1s22s1
Câu 5: Nguyên tử X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s24p3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm IIIA
B. Chu kì 3, nhóm IIIA
C. Chu kì 4, nhóm VA
D. Chu kì 3, nhóm VA
Câu 6: Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4. Nhận xét nào sau đây đúng
A. X là kim loại.
B. X là phi kim.
C. X là khí hiếm
D. X vừa là một kim loại, vừa là một phi kim.
Câu 7: Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng
A. Tính kim loại của X>Y
B. Tính kim loại của Y>X
C. Tính phi kim của X>Y
D. Tính phi kim của X=Y
Câu 8: Trong cùng một nhóm A, theo chiều điện tích hạt nhân tăng thì bán kính nguyên tử
A. không đổi
B. tăng dần
C. giảm dần
D. biến đổi không có qui luật
Câu 9: Cho Na (Z=11) và Cl (Z=17). Liên kết trong phân tử NaCl là
A. liên kết cộng hóa trị không cực
B. liên kết cộng hóa trị có cực
C. liên kết ion
D. liên kết cộng hóa trị
Câu 10: Cộng hóa trị của cacbon và hiđro trong phân tử CH4 lần lượt là
A. 4 và 1 B. 1 và 4
C. +4 và 1- D. 4+ và 1-
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
D |
D |
B |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
B |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
C |
B |
A |
C |
A |
16 |
|
|||
B |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định đúng là:
A. Bán kính nguyên tử giảm dần
B. Độ âm điện tăng dần
C. Bán kính nguyên tử tăng dần
D. Tính kim loại giảm dần
Câu 2: Sắt là yếu tố quan trọng cấu tạo nên Hemoglobin, một dạng protein là thành phần chính tạo nên hồng cầu. Chính sắt có trong hemoglobin làm nên màu đỏ của máu, một thành phần quan trọng của cơ thể.Cấu hình electron của 26Fe là
A. 1s22s22p63s23p64s23d6
B. 1s22s22p63s23p63d84s2
C. 1s22s22p63s23p63d10
D. 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 3: Cho 3,2 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp của nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí hiđro (đktc). X và Y là
A. Be và Mg
B. Mg và Ca
C. B và Al
D. Na và Rb
Câu 4: Bo là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Ngày nay trên 70 quốc gia đã được phát hiện tình trạng thiếu Bo ở hầu hết các loại cây trên nhiều loại đất. Phân Bo cũng đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Trong tự nhiên, Bo có 2 đồng vị . Biết chiếm 18,8%. Khối lượng nguyên tử trung bình của bo là 10,812. Số khối của đồng vi ̣thứ 2 là
A. 12.
B. 10.
C. 9.
D. 11.
Câu 5: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng tối giản các chất sản phẩm trong phản ứng là
A. 11
B. 16
C. 9
D. 20
Câu 6: Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều bán kính giảm dần là (Mg (Z=12), S (Z=16), Cl (Z=17), F (Z=9)).
A. Mg > S > Cl > F
B. F > Cl > S > Mg
C. S > Mg > Cl > F
D. Cl > F > S > Mg
Câu 7: Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng
A. số proton và nơtron.
B. số nơtron.
C. số khối.
D. số proton.
Câu 8: Mỗi nhóm A và B bao gồm loại nguyên tố nào ?
A. s và f – d và p
B. s và d – p và f
C. d và f – s và p
D. s và p – d và f
Câu 9: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12 electron.
B. nhận 13 electron
C. nhận 12 electron.
D. nhường 13 electron.
Câu 10: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt...
A. –4, +6, +2, +4, 0, +1.
B. 4, +5, –2, 0, +3, –1.
C. +3, –5, +2, –4, –3, –1.
D. –3, +5, +2, +4, 0, +1.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
D |
B |
D |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
D |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
B |
C |
B |
B |
B |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
C |
C |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
C |
C |
A |
C |
B |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
B |
D |
D |
B |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Cabon trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị 12C và 13C, trong đó đồng vị 12C chiếm 98,89%. Biết rằng đồng vị cacbon 13C có nguyên tử khối bằng 12,991. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là
A. 12,512.
B. 12,111.
C. 12,011.
D. 12,150.
Câu 2: Cho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thu được 39,7 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong 15,2 gam X là
A. 4,8 gam.
B. 7,2 gam.
C. 9,2 gam.
D. 3,6 gam.
Câu 3: Cho phương trình hóa học sau:
FeS2 + KNO3 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O.
Tổng hệ số (số nguyên, tối giản) của tất cả các chất phản ứng trong phương trình trên là
A. 20.
B. 24.
C. 52.
D. 44.
Câu 4: Nội dung của mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là:
A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
B. Trong nguyên tử, các lectron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn.
C. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo hình bầu dục.
D. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì.
Câu 5: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?
A. NaOH + HBr → NaBr + H2O.
B. 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO.
C. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.
D. O3 → O2 + O.
Câu 6: Cho dãy các chất sau: Na, SO2, FeO, N2, HCl. Số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 7: Cho dãy các chất sau: NH3, HCl, O2, Cl2, H2O, CO2. Số chất trong dãy mà phân tử không bị phân cực là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 8: Vị trí của Al trong chu kì và nhóm thể hiện như sau:
|
B |
|
Mg |
Al |
Si |
Cho các nhận xét sau:
(a) Từ Mg đến Si, bán kính nguyên tử tăng.
(b) Al là kim loại lưỡng tính vì Mg là kim loại còn Si là phi kim.
(c) Tổng số electron hóa trị của Mg, Al, Si bằng 9.
(d) Tính axit của các hidroxit giảm dần theo trật tự: H2SiO3, Al(OH)3, Mg(OH)2.
(e) Nguyên tố Mg, Al, Si không tạo được hợp chất khí với hidro.
(f) Độ âm điện giảm dần theo trật tự: Si, Al, Mg, B.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Câu 9: X và Y là hai kim loại thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Biết ZX
A. X, Y đều có 2 electron ở phân lớp ngoài cùng.
B. Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử của X.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì X, Y đều thuộc nhóm IIA.
D. Hidroxit tương ứng với oxit cao nhất của X, Y đều có tính bazo mạnh.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là
A. flo.
B. oxi.
C. clo.
D. nito.
---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
B |
A |
A |
B |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
A |
D |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
D |
A |
C |
C |
A |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
D |
C |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
D |
D |
C |
D |
A |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
B |
C |
A |
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Mai Thúc Loan. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.