YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT PL 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Huy Ích

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi Học kì 1 lớp 10 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Huy Ích. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề thi dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ATNETWORK

 TRƯỜNG THPT PHAN HUY ÍCH

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: GDKT & PL 10 Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người được gọi là hoạt động:

A. sản xuất.

B. tiêu dùng.

C. phân phối.

D. kinh tế.

Câu 2. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,...) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là:

A. phân phối.

B. điều tiết.

C. phân chia.

D. tiêu thụ.

Câu 3. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm.

Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

A. thị trường.

B. doanh nghiệp.

C. bất động sản.

D. kinh tế.

Câu 5. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán

A. vật phẩm.

B. sản phẩm nông nghiệp.

C. hàng hoá.

D. lương thực.

Câu 6. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết

A. nền kinh tế.

B. thị trường.

C. quá trình sản xuất.

D. quá trình phân phối.

Câu 7. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của

A. người tiêu dùng.

B. các quy luật kinh tế.

C. người sản xuất.

D. quan hệ cung - cầu.

Câu 8. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện

A. các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

B. các hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước.

C. vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.

D. thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước.

Câu 9. Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?

A.Chủ tịch nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Nhà nước.

Câu 10. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là

A. thuế.

B. vốn đầu tư nước ngoài.

C. lệ phí.

D. phí.

Câu 11. Nếu quan hệ phân phối không phù hợp thì

A. phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển.

B. phân phối kìm hãm sản xuất và tiêu dùng.

C. phân phối bài trừ sản xuất.

D. sản xuất thúc đẩy phân phối phát triển.

Câu 12. Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?

A. Hoạt động phân phối – trao đổi.

B. Hoạt động sản xuất – vận chuyển.

C. Hoạt động vận chuyển – tiêu dùng.

D. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ.

Câu 13. Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà

A. đầu tư.

B. sản xuất.

C. kinh doanh.

D. tiêu dùng.

Câu 14. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

A. kinh tế hàng hóa.

B. kinh tế tự cấp tự túc.

C. kinh tế bộ lạc.

D. kinh tế thời nguyên thủy.

Câu 15. Câu thành ngữ “quần ngư tranh thực” chỉ quy luật kinh tế nào?

A. Quy luật tiền tệ.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật cung - cầu.

D. Quy luật giá trị.

Câu 16. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và

A. tăng trưởng kinh tế.

B. đa dạng sinh học.

C. phân hóa giai cấp.

D. khai hóa văn minh.

Câu 17. Ngân sách Nhà nước cần được cơ quan nào thông qua trước khi thi hành?

A. Quốc hội.

B. Nhà nước.

C. Chính phủ.

D. Viện kiểm sát.

Câu 18. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Câu 19. Chủ thể nào dưới đây đang tiến hành hoạt động sản xuất?

A. Anh Q mang chó ra chợ để bán.

B. Anh P đang cày bừa.

C. Chị Q đi chợ mua rau.

D. K đang nấu cơm giúp bố mẹ.

Câu 20. Phương án nào sau đây là đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao.

B. Chỉ có quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.

C. Hoạt động thu, chi được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.

D. Hướng tới mục tiêu giải quyết các mục tiêu chung trong xã hội.

Câu 21. Anh K có tổng thu nhập mỗi tháng là 20 triệu đồng, trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh, anh K phải nộp thuế 150.000 đồng/ tháng. Trong trường hợp này, anh K đang thực hiện nghĩa vụ đóng loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế bảo vệ môi trường.

Câu 22. Khách hàng L trước khi mua trang sức, sẽ lên mạng tham khảo các shop bán trang sức cùng loại. Tiếp theo đó là đọc qua phản hồi của người khác, cuối cùng mới ra shop chọn mua sản phẩm ưng ý nhất. Trường hợp này, khách hàng L đang thực hiện hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Tiêu dùng.

B. Phân phối.

C. Sản xuất.

D. Trao đổi.

Câu 23. Công ty T và công ty P cùng kinh doanh thủy hải sản. Công ty P trong quá trình sản xuất, kinh doanh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc thu mua, chọn lọc, chế biến đều đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Công ty T lại ngâm hóa chất được quảng cáo là không độc hại mà khi ngâm vào sẽ khiến cá, tôm, mực tăng trọng gấp rưỡi chỉ trong vòng vài giờ, mang lại lợi nhuận cao. Anh H đang mở cửa hàng buôn bán muốn nhập hàng từ một trong hai công ty. Sau khi tìm hiểu, anh H lựa chọn công ty T để kết hợp làm ăn vì giá cả phải chăng hơn. Trong trường hợp trên, những ai không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia hoạt động kinh tế?

A. Anh H và công ty T.

B. Anh H và công ty P.

C. Công ty P và T.

D. Chỉ có công ty T.

Câu 24. Chủ chăn nuôi cá là ông H khi thấy sức tiêu thụ của các nước ngọt giảm mạnh đã chuyển sang nuôi các loại thủy hải sản khác để tăng thu nhập. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?

A. Chức năng thông tin.

B. Chức năng định hướng.

C. Chức năng điều khiển.

D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu khái niệm của tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng?

Câu 2. Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8
A A C A C A B A
9 10 11 12 13 14 15 16
D A B A D A B A
17 18 19 20 21 22 23 24
A C A A C A A D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Khái niệm: Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Tác dụng: Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, ví như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nên sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.

Câu 2.

- Khái niệm:

+ Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.

+Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế.

- Mức độ tác động vào nền kinh tế

+ Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)

+ Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)

- Mức độ quản lý

+ Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.

+ Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.

- Ưu điểm

+ Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế

+ Thuế gián thu: dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế

- Nhược điểm

+ Thuế trực thu: khó thu thuế

+ Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.

2. Đề thi số 2

Câu 1. Câu tục ngữ nào nói đến quan điểm duy tâm?

A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.

B. Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.

C. Phú quý sinh lễ nghĩa.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 2. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trước đây thường lợi dụng quan điểm duy tâm để thống trị nhân dân lao động.

B. Giai cấp cầm quyền nào cũng lợi dụng chủ nghĩa duy tâm để thống trị giai cấp kia.

C. Chủ nghĩa duy tâm là sản phẩm của trí tuệ con người.

D. Chủ nghĩa duy tâm là thể hiện sự bất lực của con người trước tự nhiên.

Câu 3. Câu nào sau đây không phải mang ý nghĩa biện chứng?

A. Rút dây động rừng.     

C. Con vua thì lại làm vua.

B. Tre già măng mọc.    

D. Nước chảy đá mòn.

Câu 4. Em trai của em luôn bị đánh giá là học kém. Trước tình trạng đó em sẽ làm gì?

A. Khích lệ, động viên để em tiến bộ.

C. Mặc kệ nó.

B. Sau khi kiểm tra em cũng thấy điều đó là đúng.

D. Cố gắng để dạy cho em giỏi hơn.

Câu 5. Khi em mang kết quả học tập cuối năm của em về. Bố mẹ em chỉ la mắng em vì em bị điểm kém môn Toán mà hoàn toàn không biết rằng em được khen ngợi có thành tích trong môn Thể dục. Hỏi quan điểm của bố mẹ em có thể bị đánh giá là gì?

A. Duy tâm.                 B. Duy vật.                  C. Biện chứng.               D. Siêu hình.

Câu 6. Sau khi công trình của Đacuyn được công bố năm 1871, nguồn gốc động vật của loài người đã được nhiều ngành, nhiều nhà khoa học tìm kiếm, chứng minh bằng những bằng chứng khoa học, trong đó nổi bật nhất là việc phát hiện những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại các mắt xích của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Thông tin đề cập đến đặc điểm gì của con người?

A. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên.

B. Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên.

C. Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Vì sao nói :Xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên?

A. Xã hội là hình thức tổ chức cao nhất của giới tự nhiên.

B. Xã hội có cơ cấu mang tính lịch sử riêng.

C. Xã hội có những quy luật riêng.

D. Cả A,B,C.

Câu 8. Con người nhận thức được thế giới khách quan dựa vào?

A. Các giác quan.     

C. Lao động.

B. Hoạt động của bộ não.    

D. Cả A,B, C.

Câu 9. Đối với giới tự nhiên, con người có thể làm gì?

A.Tạo ra giới tự nhiên mới.

B.Cải tạo giới tự nhiên.

C.Xóa bỏ giới tự nhiên.

D.Tạo ra một thế giới mới.

Câu 10. Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo hướng tiêu cực như: chặt rừng, khai thác khoáng sản quá mức … sẽ làm ảnh hưởng gì đến giới tự nhiên?

A.Giới tự nhiên sẽ bị cạn kiệt dần.

B.Ô nhiễm môi trường.

C.Giới tự nhiên bị mất cân bằng dẫn đến bị phá hủy.

D.Cả A,B,C.

Câu 11. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên.           

C. Tư duy.     

B. Xã hội.    

 D. Đời sống.

Câu 12. Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản ?

A. 2.     C. 4.     B. 3.     D. 5.

Câu 13. Trong các hình thức vận động cơ bản của thế giới, hình thức vận động nào là cao nhất?

A. Vận động cơ học.     C. Vận động xã hội.

B. Vận động vật lý.     D. Vận động sinh học.

Câu 14. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất từ thấp đến cao là:

A. Cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, xã hội.

B. Cơ học, hóa học, vật lý, sinh học, xã hội.

C. Cơ học, sinh học, hóa học, vật lý, xã hội.

D. Cơ học, xã hội, vật lý, hóa học, sinh học.

Câu 15. Sự phát triển diễn ra ở lĩnh vực nào?

A.Tự nhiên.

B.Xã hội.

C.Tư duy.

D.Cả A,B,C.

Câu 16. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là ?

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập.

B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập.

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 17. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là ?

A. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập.

D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập.

Câu 18. V.I.Lênin nói: Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập, câu nói đó bàn về?

A.Hình thức của sự phát triển.

B.Nội dung của sự phát triển.

C.Điều kiện của sự phát triển.

D.Nguyên nhân của sự phát triển.

Câu 19. Trong triết học, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập được cụ thể hóa bằng quy luật nào?

A.Quy luật mâu thuẫn.

B.Quy luật phủ định của phủ định.

C.Quy luật lượng – chất.

D.Cả A,B,C.

Câu 20. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào?

A.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B.Làm hòa.

C.Dĩ hòa vi quý.

D.Cả A,B,C.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Câu 1. Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu con người ngừng . . . ” ( C.Mác)

A. giao tiếp với nhau.     

B. hợp tác với nhau.

C. hoạt động.     

D. lao động sản xuất.

Câu 2. Đỉnh cao của sự phát triển xã hội là:

A. Con người được phát triển tự do.

B. Không còn chế độ bóc lột người.

C. Con người sống trong một xã hội tự do phát triển cá nhân.

D. Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản.

Câu 3. Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?

A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.

C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.

D. Chúa tạo ra con người.

Câu 4. Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”.

A. nguyên tắc.                  B. điều kiện.                    C. lý do.                         D. mục tiêu.

Câu 5. Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất?

A. Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần.

B. Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử.

C. Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử.

D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan.

Câu 6. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?

A. Chọn lọc tự nhiên.     

B. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn.

C. Phát triển khoa học.     

D. Lao động.

Câu 7. Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây: “Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là . . . phát triển của xã hội.”

A. trung tâm.     

B. tiêu chuẩn.     

C. điều kiện.     

D. mục tiêu.

Câu 8. Lịch sử loài người được hình thành khi:

A. Con người tạo ra tiền tệ.

B. Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần.

C. Chúa tạo ra Adam và Eva.

D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động.

Câu 9. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để:

A. phát triển kinh tế.     

B. nâng cao đời sống tinh thần.

C. đảm bảo cho con người tồn tại.     

D. cải tạo xã hội.

Câu 10. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là:

A. Chiến tranh biên giới.     

B. Cải tạo xã hội.

C. Thay đổi chế độ xã hội.     

D. Các cuộc cách mạng xã hội.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

Câu 1. Hệ thống những các quan điểm lí luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, gọi là:

A. sinh học                    B. triết học                    C. toán học                    D. sử học

Câu 2. Trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, triết học có vai trò là:

A. thế giới quan     

B. phương pháp luận

C. thế giới quan và phương pháp luận     

D. khoa học của mọi khoa học

Câu 3. Thế giới quan của con người là:

A. quan điểm, cách nhìn về các sự vật cụ thể

B. quan điểm, cách nhìn về thế giới tự nhiên

C. quan điểm, niềm tin định hướng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống

D. quan điểm, cách nhìn căn bản về thế giới xung quanh

Câu 4. Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, người ta căn cứ vào:

A. việc con người nhận thức vào thế giới như thế nào

B. việc con người có thể nhận thức được thế giới hay không

C. quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định lên cái nào

D. vấn đề coi trọng lợi ích của vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần

Câu 5. Tư tưởng căn bản của thế giới quan duy vật là:

A. nguồn gốc của thế giới là vật chất

B. vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau

C. ý thức là cái phản ánh của vật chất

D. ý thức có tác động trở lại đối với vật chất

Câu 6. Dấu hiệu cơ bản của phương pháp luận siêu hình trong triết học là

A. phủ nhận mọi sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng

B. phủ nhận sự phát triển của sự vật và hiện tượng

C. phủ nhận tính vô cùng, vô tận sự phát triển của sự vật hiện tượng

D. cho rằng lực lượng bên ngoài là nguồn gốc của sự phát triển sự vật hiện tượng

Câu 7. Theo em quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là

A. mọi sự thay đổi về vị trí của sự vật hiện tượng

B. mọi sự thay đổi về vật chất của sự vật hiện tượng

C. mọi sự di chuyển nói chung của sự vật hiện tượng

D. mọi sự biến đổi nói chung về sự vật hiện tượng

Câu 8. Phương thức tồn tại của thế giới vật chất là

A. vận động     

B. tính quy luật

C. không thể nhận thức được     

D. tính thực tại khách quan

Câu 9. Trong các dạng vận động dưới đây, dạng vận động nào được coi là phát triển?

A. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó

B. Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong năm

C. Chiếc xe đi từ điểm a đến điểm b

D. Tư duy trong quá trình học tập

Câu 10. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, mâu thuẫn là

A. những quan điểm trước sau không nhất quán

B. hai mặt đối lập vừa thống nhất bên trong của sự vật hiện tượng

C. quan hệ đấu tranh giữa hai mặt đối lập của sự vật hiện tượng

D. một chỉnh thể trong đó có hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự:

A. thay đổi nói chung.                                            

B. biến đổi nói chung.  

C. phát triển nói chung.                                       

D. đứng im nói chung.

Câu 2: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?

A. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.

B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.

D. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.

Câu 3: Theo Triết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập:

A.vừa xung đột, vừa bài trừ nhau.

B. vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau. 

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 4: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định:

 A. tự nhiên.                    B. siêu hình.                          C. biện chứng.           D. xã hội.

Câu 5: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng:

A. khác nhau.                                                                

B. trái ngược nhau.

C. xung đột nhau.                                                         

D. cùng chiều nhau.

Câu 6: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt.                                                                   

B. Lập kế hoạch học tập.

C. Ghi thành dàn bài.                                                  

D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 8: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải:

A. tạo ra sự biến đổi về lượng.                                  

B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng.                                  

D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                   

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Có mới nới cũ.                                                          

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 10: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Độ dài ngắn giữa hai chiếc áo.                                  

B.  Độ cao thấp giữa hai cây cau.

C. Đồng hóa và dị hóa trong tế bào A.                         

D. Hình tròn và vuông giữa hai chiếc đĩa.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT PL 10 Cánh diều năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Phan Huy Ích. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON