YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 CD năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 Cánh diều năm học 2022-2023 gồm các kiến thức cơ bản cần nhớ. Ngoài ra, tài liệu còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức sẽ giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 sắp tới. 

ADSENSE

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển động

- Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc

+ Tốc độ trung bình là thương số của quãng đường đi được với khoảng thời gian vật chuyển động.

+ Biểu thức: \({{v}_{tb}}=\frac{s}{t}\)

+ Tốc độ tức thời: là tốc độ trung bình được tính trong khoảng thời gian rất ngắn

+ Quãng đường là độ dài quỹ đạo của chuyển động

+ Độ dịch chuyển (độ dời) là khoảng cách mà vật di chuyển được theo một hướng xác định

+ Vận tốc của vật chuyển động trong một khoảng thời gian rất ngắn gọi là vận tốc tức thời.

- Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp

- Gia tốc và đồ thị vận tốc–thời gian

+ Biểu thức tính độ lớn của gia tốc: \(a=\frac{\Delta v}{\Delta t}\) 

Trong đó:

+ \(\Delta v:\) độ thay đổi vận tốc (m/s); \(\Delta v=\left| {{v}_{2}}-{{v}_{1}} \right|\)

+ \(\Delta t:\) thời gian (s)

+ a: gia tốc (m/s)

- Chuyển động biến đổi: Chuyển động có vận tốc thay đổi được gọi là chuyển động biến đổi.

+ Vận tốc tăng dần: chuyển động nhanh dần.

+ Vận tốc giảm dần: chuyển động chậm dần.

1.2. Lực và chuyển động

- Lực và gia tốc

+ Lực có thể làm thay đổi độ nhanh chậm hoặc hướng của chuyển động. Ta nói rằng lực có thể gây ra gia tốc cho vật.

+ Với một vật có khối lượng không đổi, giá trị a của gia tốc tỉ lệ thuận với giá trị F của lực tác dụng: \(a=\frac{F}{m}\) 

+ Trong hệ SI có 7 đơn vị cơ bản.

- Một số lực thường gặp

+ Lực tác dụng lên vật gây ra biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật đó.

+ Lực tổng hợp của các lực tác dụng lên vật được gọi là hợp lực.

+ Lực tổng hợp của hai lực không cân bằng khác không và có hướng phụ thuộc vào hướng của hai lực thành phần

- Ba định luật Newton về chuyển động

+ Định luật 1 Newton: Nội dung định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

+ Định luật 2 Newton: Nội dung định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

+ Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?

A. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

B. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Rút ra kết luận.

C. Quan sát, suy luận. Hình thành giả thuyết. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

D. Hình thành giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.

Câu 2: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định

Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?

A. 0,015.

B. 0,0015.

C. 0,006.

D. 0,024.

Câu 3: Tốc độ trung bình là

A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.

B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.

C. cho biết hướng của chuyển động.

D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.

Câu 4: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?

A. 90 km/h.

B. 0,1 km/h.

C. 10 km/h.

D. 6 km/h.

Câu 5: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

A. 0

B. AB

C. 2AB

D. AB2.

Câu 6: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào?

A. Độ dịch chuyển và thời gian.

B. Quãng đường và thời gian.

C. Độ dịch chuyển và vận tốc.

D. Quãng đường và vận tốc.

Câu 7: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?

A. 340 m/s.

B. 4 m/s.

C. 1360 m/s.

D. 85 m/s.

Câu 8: Đơn vị của mômen lực là:

A. m/s.

B. N.m.

C. kg.m.

D. N.kg.

Câu 9: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng ρ được xác định bằng công thức  . Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của ρ.

A. 16%.

B. 15%.

C. 17%.

D. 18%.

Câu 10: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\) thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\).

B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\).

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\] và \[\overrightarrow{{{F}_{2}}}\).

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}\) và \(\overrightarrow{{{F}_{2}}}\).

............

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lý 10 CD năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF