YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền

Tải về
 
NONE

Nhằm mục đích giúp các em học sinh rèn luyện ôn tập cho kì thi học kì 1 sắp tới, HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền. Giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập lại kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kĩ năng làm đề thi Học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân trời sáng tạo giúp chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo tài liệu bên dưới đây.

ADSENSE

 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: GDKT & PL 10 CTST

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Sản xuất.

B. Phân phối – trao đổi.

C. Tiêu dùng.

D. Nghiên cứu.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây đang không thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Chị P mua xe máy.

B. Anh V mời bạn bè ăn nhà hàng.

C. Chị E mang rau ra chợ bán.

D. Bà K mua thuốc cảm cúm.

Câu 3. Chủ thể nào cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế?

A. Chủ thể tiêu dùng.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Nhà nước.

D. Chủ thể kinh doanh.

Câu 4. Chủ chăn nuôi cá là ông H khi thấy sức tiêu thụ của các nước ngọt giảm mạnh đã chuyển sang nuôi các loại thủy hải sản khác để tăng thu nhập.Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?

A. Chức năng thông tin.

B. Chức năng định hướng.

C. Chức năng điều khiển.

D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 5. Phương án nào dưới đây không thuộc quy luật kinh tế?

A. Quy luật tiền tệ.

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật cung - cầu.

D. Quy luật giá trị.

Câu 6. Nhà nước cần làm gì để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường?

A. Tăng cường đầu tư vốn.

B. Tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế.

C. Củng cố vai trò của các doanh nghiệp.

D. Hạn chế quản lí vĩ mô nền kinh tế.

Câu 7. Đối với một quốc gia, ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung với quy mô như thế nào?

A. Nhỏ nhất.

B. Lớn nhất.

C. Vừa và nhỏ.

D. Lúc lớn lúc nhỏ.

Câu 8. Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động của:

A. kinh doanh.

B. tiêu dùng.

C. sản xuất.

D. tiêu thụ.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh được sử dụng tối đa bao nhiêu lao động?

A. Dưới 10 lao động.

B. Dưới 15 lao động.

C. Dưới 20 lao động.

D. Dưới 25 lao động.

Câu 10. Tín dụng là khái niệm thể hiện quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu (người cho vay) và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi (người vay), theo nguyên tắc:

A. hoàn trả sau thời gian hứa hẹn.

B. hoàn trả có kì hạn cả vốn gốc và lãi.

C. hoàn trả gốc có kì hạn theo thỏa thuận.

D. bồi thường theo quy định của pháp luật.

Câu 11. Đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi vô điều kiện là nói đến đặc điểm nào sau đây của tín dụng?

A. Dựa trên sự tin tưởng.

B. Có tính tạm thời.

C. Có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Có tính thời hạn.

Câu 12. Gia đình M có hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện cho M tiếp tục học lên đại học mặc dù M rất mong muốn được đi học. Trong trường hợp này, nếu là người quen của gia đình M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?

A. Khuyên bố mẹ M nên vay tiền tín dụng hỗ trợ từ nhà nước.

B. Khuyên bố mẹ M nên vay nặng lãi để cho M đi học.

C. Làm ngơ vì biết bản thân không giúp được gì.

D. Khuyên M nên đi làm kiếm tiền chứ không nên đi học nữa.

Câu 13. Khi vay tín chấp, người vay cần thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Cung cấp trung thực, chính xác cácthông tin cá nhân.

B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.

C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.

D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Câu 14. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay gọi là cho vay:

A. thế chấp.

B. tín chấp.

C. lưu vụ.

D. hợp vốn.

Câu 15. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian ngắn (dưới 3 tháng) gọi là kế hoạch tài chính cá nhân:

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 16. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện một mục tiêu tài chính trong một thời gian từ 3 đến 6 tháng gọi là kế hoạch tài chính cá nhân:

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 17. Mục tiêu tiết kiệm trong thời gian ngắn thì thường là số tiền:

A. rất nhỏ.

B. rất lớn.

C. không xác định.

D. vượt chỉ tiêu.

Câu 18. R chia sẻ rằng muốn dành dụm tiền mua chiếc máy tính cầm tay casio mới để tính toán tiện lợi hơn. R đã tiết kiệm được 300.000 chỉ còn thiếu khoản nhỏ nữa. Trong trường hợp này, R nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Pháp luật phải được thể hiện bằng các văn bản có chứa quy phạm pháp luật thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 20. Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội thể hiện vai trò nào của pháp luật đối với đời sống?

A. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích.

B. Pháp luật là phương tiện đề Nhà nước kiểm tra, hoạt động của cá nhân.

C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước điều chỉnh, định hướng xã hội.

D. Pháp luật tạo cơ sở pháp lý đề Nhà nước phát huy quyền lực sức mạnh.

Câu 21. Tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội gọi là:

A. ngành luật.

B. văn bản luật.

C. thể chế luật.

D. thực hiện luật.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật ?

A. Gồm văn bản dưới luật và văn bản áp dụng pháp luật.

B. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

C. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.

D. Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

Câu 23.Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Thực hiện pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 24.Bạn H và G đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và bị công an giao thông phạt tiền 400.000 đồng. Trong trường hợp trên, bạn H và G đã không thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Thế nào là sử dụng pháp luật? Lấy một tình huống cụ thể về sử dụng pháp luật?

Câu 2. Em đồng ý hay không đồng ý kiến sau đây? Vì sao?

“ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.”

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8
D C A D A B B A
9 10 11 12 13 14 15 16
A B C A A A A B
17 18 19 20 21 22 23 24
A A A A A A A A

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thế (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

- Ví dụ: Công dân đủ điều kiện đi đến cơ quan chính quyền để làm thủ tục đăng kí kết hôn

Câu 2.

- Đồng tình, vì nguyên tắc và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở rất quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nguyên tắc có sát sao và chặt chẽ thì bộ máy nhà nước mới hoạt động tốt và phát triển.

2. Đề thi số 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là hoạt động:

A. tiêu dùng.

B.kinh tế.

C.phân phối.

D. sản xuất.

Câu 2. Chủ thể nào cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội; lựa chọn, tiêu dùng hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế?

A. Chủ thể tiêu dùng.

B. Chủ thể sản xuất.

C. Nhà nước.

D. Chủ thể kinh doanh.

Câu 3. Chủ thể nào dưới đây đang thực hiện hoạt động tiêu dùng?

A. Bà M đi chợ bán cá.

B. Chị K mang hoa đi bán.

C. Q mua đồ dùng học tập.

D. Ông T đang đi bừa.

Câu 4. Do nhu cầu hoa ngày lễ 8/3 cao nên các thương lái đã nhập hoa với số lượng lớn để bán trên thị trường. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?

A. Chức năng thừa nhận.

B. Chức năng định hướng.

C. Chức năng điều khiển.

D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

Câu 5. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết:

A. nền kinh tế.

B. thị trường.

C. quá trình sản xuất.

D. quá trình phân phối.

Câu 6. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của:

A. người tiêu dùng.

B. các quy luật kinh tế.

C. người sản xuất.

D. quan hệ cung - cầu.

Câu 7. Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích nào sau đây?

A. Điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

B. Kích thích sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu.

C.Làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa đặc biệt.

D. Làm gián đoạn quá trình sử dụng dịch vụ đặc biệt.

Câu 8. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

B. Thu lợi nhuận.

C. Phát triển kinh tế nhà nước.

D. Cung ứng hàng hóa.

Câu 9. Theo quy định của pháp luật, công dân đủ từ bao nhiêu tuổi trở lên được phép đăng ký kinh doanh?

A. 18 tuổi.

B. 19 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 10. Cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển là:

A. tín dụng.

B. ngân hàng.

C. vay nặng lãi.

D. doanh nghiệp.

Câu 11. Người cho vay chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng:

A. hoàn trả đúng hạn.

B. tạm thời trả tiền.

C. ít hoàn trả lại.

D. đưa lãi tùy ý.

Câu 12. Việc cho vay một lượng vốn trong một thời hạn nhất định chỉ mang tính:

A. nhường quyền sử dụng tạm thời.

B. toàn quyền sử dụng tuyệt đối.

C. linh hoạt, tùy ý người sử dụng.

D. quyền lực, bắt buộc.

Câu 13. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào:

A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.

B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.

C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Câu 14. Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị:

A. tương đương với lượng vốn cho vay.

B. cao hơn với lượng vốn cho vay.

C. thấp hơn với lượng vốn cho vay.

D. không đổi với lượng vốn cho vay.

Câu 15. Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là:

A. tài chính cá nhân.

B. tài chính Nhà nước.

C. đầu tư tài chính.

D. đầu tư tích trữ.

Câu 16. Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh?

A. Ba loại.

B. Bốn loại.

C. Hai loại.

D. Năm loại.

Câu 17. Bản kế hoạch về thu chi ngân sách nhằm thực hiện được những mục tiêu tài chính quan trọng trong thời gian từ 6 tháng trở lên gọi là kế hoạch tài chính cá nhân:

A. ngắn hạn.

B. trung hạn.

C. dài hạn.

D. có hạn.

Câu 18. Anh P, sinh viên năm hai, muốn lập kế hoạch tiết kiệm tiền đi du lịch vàđăng kí học một khoá ngoại ngữ trong 6 tháng tiếp theo. Trong trường hợp này, anh P nên áp dụng loại kế hoạch tài chính nào là phù hợp nhất?

A. Ngắn hạn.

B. Trung hạn.

C. Dài hạn.

D. Có hạn.

Câu 19. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực

A. nhà nước.

B. chính trị.

C. xã hội.

D. kinh tế.

Câu 20. Pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người thể hiện đặc điểm cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).

Câu 1: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là nội dung của phương pháp luận:

A. biện chứng.                 B. siêu hình.                     C. khoa học.                       D. cụ thể.

Câu 2: Phương pháp luận là học thuyết về:

A. về phương án nhận thức khoa học của con người.

B. các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C. các phương pháp cải tạo thế giới của con người.

D. phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

Câu 3: Giữa các hình thức vận động có những đặc điểm riêng nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong những điều kiện nhất định, chúng có thể:

A. chuyển hóa lẫn nhau.                               

B. tác động lẫn nhau.

C. thay thế cho nhau.                                                

D. tương tác với nhau.

Câu 4: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là:

A. mâu thuẫn.                       B. xung đột.                        C. phát triển                 D. vận động.

Câu 5: Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải:

A. thông minh.                      B. cần cù.                            C. lao động.                  D. sáng tạo.

Câu 6: Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long.                                           

B. Truyện Kiều của Nguyễn Du.

C. Phương tiện đi lại.                          

D. Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 7: Cách hiểu nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập?

A. Làm tiền đề tồn tại cho nhau.                 

B. Cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

C. Không có mặt này thì không có mặt kia.           

D. Hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tố biện chứng?

A. Tre già măng mọc.                                    

B. Qua cầu rút ván.

C. Rút dây động đến rừng.                            

D. Nước chảy đá mòn.

Câu 9: Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ.

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới.

Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. N và L hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng.

B. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran.

C. Gia đình A và B tranh chấp đất đai.

D. Sự hít vào và thở ra của cơ thể A.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật:

A. chung nhất, phổ biến nhất.                      

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.             

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 2: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của:

A. Thuyết bất khả tri.                                      

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.                               

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:

A. Các nhà khoa học.                                                

B. Con người.

C. Người lao động.                                         

D. Thần linh.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là:

A. một mối quan hệ                                         

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.                                             

D. một phương pháp.

Câu 5: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là:

A. chuyển động.             B. phát triển.                 C. vận động.                D. tăng trưởng.

Câu 6: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và:

A. thay đổi thế giới.                                       

B. làm chủ thế giới.

C. cải tạo thế giới.                                          

D. quan sát thế giới.

Câu 7: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện:

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 8: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải:

A. liên tục đấu tranh không ngừng lẫn nhau.         

B. thống nhất hữu cơ biện chứng với nhau.

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 9: Khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của:

A. vận động.                  B. phát triển.                 C. tiến bộ.                   D. chuyển hóa.

Câu 10: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.                                

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.                                      

D. Sự bao hàm nhau.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự:

A. thay đổi nói chung.                                            

B. biến đổi nói chung.  

C. phát triển nói chung.                                        

D. đứng im nói chung.

Câu 2: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?

A. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.

B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.

D. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.

Câu 3: Theo Triết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập:

A.vừa xung đột, vừa bài trừ nhau. 

B. vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau. 

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 4: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định:

A. tự nhiên.                    B. siêu hình.                          C. biện chứng.           D. xã hội.

Câu 5: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng:

A. khác nhau.                                                                

B. trái ngược nhau.

C. xung đột nhau.                                                         

D. cùng chiều nhau.

Câu 6: Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt.                                                                   

B. Lập kế hoạch học tập.

C. Ghi thành dàn bài.                                                  

D. Sơ đồ hóa bài học.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.

D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 8: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải:

A. tạo ra sự biến đổi về lượng.                                  

B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng.                                   

D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                                   

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Có mới nới cũ.                                                          

D. Con hơn cha là nhà có phúc.

Câu 10: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Độ dài ngắn giữa hai chiếc áo.                                  

B.  Độ cao thấp giữa hai cây cau.

C. Đồng hóa và dị hóa trong tế bào A.                         

D. Hình tròn và vuông giữa hai chiếc đĩa.

.........

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn GDKT & PL 10 CTST năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Nguyễn Hiền. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF