YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu  giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì

A. các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp.

B. tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

C. các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm.

D. các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

Câu 2. Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn ỉ Mỏng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là

A. tạo ưu thế lai ở vật nuôi

B. lai khác thứ 

C. lai khác dòng 

D. lai kinh tể

Câu 3. Cơ sở khoa học (di truyền) của hiện tượng ưu thế lai là gì?

A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1

B. Là phép lai giữa 2 dòng thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có.

C. Là phép lai các kiểu gen dị hợp với nhau.

D. Là phép lai tập trung được nhiều gen trội có lợi dùng để làm giống.

Câu 4. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật?

A. Tỉ lệ giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi,

C. Mât độ quần thể. 

D. Đặc trưng kinh tế xã hội.

Câu 5. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5°Cđến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đủng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 6. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có có lợi và cũng không có hại gì, mối quan hệ đó được gọi là

A. ký sinh

B. ức chế cảm nhiễm

C. hội sinh

D. cộng sinh

Câu 7. Mật độ của quần thể tăng cao khi

A. nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.

B. điểu kiện sống thay đổi.

C. địa bàn sinh sống của quần thể thay đổi.

D. nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào và điều kiện sống thay đổi.

Câu 8. Một quần thể chim sẻ có số lượng cả thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con /ha.

- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha.

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ha.

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng tháp

A. già.                               B. phát triển.

C. ổn định                         D. giảm sút.

Câu 9. Lưới thức ăn là

A. tập hợp các chuỗi thức ăn trong quần xã.

B. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

C. các chuỗi thức ăn có quan hệ mật thiết với nhau.

D. mối quan hệ dinh dường của các loài sinh vật.

Câu 10. Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn,

A. các tính chắt vật lí, hoá học của nước bị thay đổi

B. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi.

C. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học của mòi trường bị thay đổi.

D. các tính chắt vật lí, hoá học, sinh học bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

Câu 11. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

A. Tài nguyên rừng

B. Tài nguyên đất

C. Tài nguyên khoáng sản 

D. Tài nguyên sinh vật

Câu 12. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải rắn là

A. xây dựng nhà máy tái chế chất thải thành nguyên liệu, đồ dùng...

B. tạo bể lắng và lọc nước thải,

C. trồng nhiều cây xanh.

D. sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

B

D

A

D

C

C

7

8

9

10

11

12

A

B

B

D

C

A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hiện tượng giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa, vì:

A. Tạo ra các cặp gen dị hợp

B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại

C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại

D. Cả 3 ý trên

Câu 2. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam là:

A. Lúa, ngô, đậu tương

B. Lúa, khoai, sắn

C. Lúa, khoai, dưa hấu 

D. Ngô, khoai, lạc

Câu 3. Các tác nhân vật lí gây đột biến nhân tạo là:

A. Các tia phóng xạ

B. Sốc nhiệt

C. Tia tử ngoại

D. Cả A, B và C

Câu 4. Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

A. Lai khác dòng

B. Lai khác thứ

C. Lai kinh tế

D. Cả A, B và C

Câu 5. Theo nghĩa đúng nhất, môi trường sống của sinh vật là:

A. Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn

B. Nơi sinh vật cư trú

C. Nới sinh vật làm tổ

D. Nơi sinh vật sinh sống

Câu 6. Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

B. Con người và các sinh vật khác

C. Khí hậu, nước, đất

D. Các sinh vật khác và ánh sáng

Câu 7. Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?

A. Bạch đàn, lúa, lá lốt

B. Trầu không, ngô, lạc

C. Ớt, phượng, hồ tiêu

D. Tre, dừa, thông

Câu 8. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, ếch đồng, giun đất

B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu

C. Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép

D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu, cá ngừ

Câu 9. Đặc điểm của tháp dân số trẻ là:

A. Đáy tháp rộng

B. Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu thị tỉ lệ tử vong cao

C. Tuổi thọ trung bình thấp

D. Cả A, B và C

Câu 10. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:

A. Độ đa dạng

B. Độ nhiều

C. Độ thường gặp

D. Cả A, B và C

Câu 11. Cây có lớp bần dày vào mùa đông là do ảnh hưởng của nhân tố:

A. Đất

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ

D. Các cây sống xung quanh

Câu 12. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

A. Ấu trùng trai bám trên da cá

B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu

C. Địa y bám trên cành cây

D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng

Câu 13. Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng

A. Công nghệ gen

B. Công nghệ tế bào

C. Phương pháp chọn lọc cá thể

D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt

Câu 14. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật

A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở 1 ao

B. Các cá thể lúa trong một ruộng

C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao

D. Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau

Câu 15. Trong các loại tài nguyên sau, thuộc loại tài nguyên tái sinh là :

A. Tài nguyên đất 

B. Dầu mỏ

C. Tài nguyên khoáng sản

D. Năng lượng gió

Câu 16. Một trong các tác nhân gây ô nhiễm không khí là

A. Chất thải rắn

B. Khí thải từ hoạt động GTVT

C. Khí Biogas

D. Nước thải sinh hoạt

Câu 17. Nhóm sinh vật nào là nhóm sinh vật hằng nhiệt:

A. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn.

B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông

C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép

D. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng.

Câu 18. Hậu quả dẫn đến từ sự gia tăng dân số quá nhanh là:

A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn

B. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn

C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện

D. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn

Câu 19. Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào:

A. Độ đa dạng

B. Tỉ lệ sinh tử

C. Thời gian tồn tại

D. Phạm vi phân bố

Câu 20. Các tập hợp sau, tập hợp nào không là quần thể sinh vật:

A. Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng

B. Đàn cá sống ở sông

C. Đàn chim sẻ sống trong rừng cây

D. Các cây thông trong rừng.

II. Tự Luận

Câu 21. Thế nào là một lưới thức ăn? Cho ví dụ một lưới thức ăn có ít nhất 3 mắt xích chung.

Câu 22. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Câu 23. Nêu điểm khác nhau của các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

C

D

B

D

B

D

D

11

12

13

14

15

16

7

18

19

20

C

B

A

D

A

B

D

C

A

B

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Mối quan hệ giữa các sợi nấm và tảo ở địa y là mối quan hệ khác loài nào sau đây ?

A. Cộng sinh                          B. Hội sinh

C. Cạnh tranh                         D. Kí sinh

Câu 2. Người ta nuôi cấy tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp dể tạo thành ?

A. mô                                     B. Cơ quan

C. cây non                              D. mô sẹo

Câu 3. Kỹ thuật gen gồm có :

A.  2 khâu                               B. 3 khâu

C. 4 khâu                                D. 5 khâu

Câu 4. Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối tạo nên ADN ?

A. tái tổ hợp                          B. biến dạng

C. ghép                                  D. hai dòng

Câu 5. Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái là giao phối ?

A. phân tích                           B. phân tính

C. gần                                    D. xa

Câu 6. Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt nam có giới hạn dưới và giới hạn trên là ?

A. 5oC và 40oC                B. 5oC và 42oC

C. 4oC và 42oC                D. 5oC và 43oC

Câu 7. Giữa các cá thể sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào sau đây ?

A. Hội sinh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác

C. Cộng sinh

D. Hỗ trợ và cạnh tranh

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không có ở quần thể sinh vật mà chỉ có ở quần thể người ?

A. tỉ lệ giới tính

B. kinh tế - xã hội

C. thành phần nhóm tuổi

D. mật độ

Câu 9. Trong chuỗi thức ăn sinh vật nào là sinh vật sản xuất ?

A. thực vật

B. động vật ăn thực vật

C. động vật ăn thịt

D. vi sinh vật

Câu 10. Tác động lớn nhất của con người làm suy giảm môi trường là gì ?

A. bảo vệ môi trường

B.  chăn thả gia súc

C. phá hủy thảm thực vật

D. cải tạo môi trường

Câu 11. Dầu lửa, than đá, khí đốt tự nhiên và các khoáng sản thuộc dạng tài nguyên nào ?

A. tái sinh

B. không tái sinh

C. năng lượng vĩnh cửu

D. không thuộc dạng nào

Câu 12. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu quả của việc bón phân hợp lí và hợp vệ sinh cho cây trồng?

A. Tăng độ màu mỡ cho đất

B. không gây ô nhiễm môi trường

C.  không mang mầm bệnh cho người và động vật

D.  hạn chế hạn hán và lũ lụt   

II. Tự Luận

Câu 13. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những đặc điểm nào ? Do đâu có sự khác nhau đó?

Câu 14. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý? (đối với tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng)

Câu 15. Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào ? Hãy cho ví dụ từng mối quan hệ đó.

Câu 16. Trong một đồng cỏ có các loài sinh vật sau : cào cào, thỏ, chim ăn sâu, rắn, sâu hại thực vật, cáo, ếch nhái, vi khuẩn.

a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn

b. Trong lưới thức ăn này có ít nhất mấy chuỗi thức ăn? Hãy viết ra.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

A

D

B

A

C

B

7

8

9

10

11

12

D

B

A

C

B

B

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Thế nào là môi trường sống của sinh vật?

A. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.

B. Là nơi ở của sinh vật.

C. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

D. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật.

Câu 2. Vì sao nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng?

A. Vì con người có tư duy, có lao động.

B. Vì con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.

C. Vì con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

D. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

Câu 3. Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi quang đãng

B. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình

D. Nơi khô hạn.

Câu 4. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào?

A. Cây vẫn mọc thẳng

B. Cây luôn quay về phía mặt trời.

C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.

D. Ngọn cây rũ xuống.

Câu 5. Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

A. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

B. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.

D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 6. Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật như thế nào?

A. Chỉ hoạt động vào lúc trước mặt trời mọc và lúc hoàng hôn.

B. Chủ yếu hoạt động vào ban ngày.

C. Chủ yếu hoạt động lúc hoàng hôn hoặc khi trời tối.

D. Có loài ưa hoạt động vào ban ngày, có loài ưa hoạt động vào ban đêm, có loài hoạt động vào lúc hoàng hôn hay bình minh.

Câu 7. Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:

A. Có chi dài hơn

B. Cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông).

C. Chân có móng rộng

D. Đệm thịt dưới chân dày.

Câu 8. Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi 

B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói.

C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu 

D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi.

Câu 9. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật có quan hệ khác loài nào sau đây?

A. Cộng sinh

B. Sinh vật ăn sinh vật khác 

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh

Câu 10. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

A. Làm tăng thêm sức thổi của gió. 

B. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.

C. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.

D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.

Câu 11. Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do

A. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt

B. Con người dùng lửa sưởi ấm

C. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn

D. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng

Câu 12. Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là

A. Động vật mất nơi cư trú

B. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái.

C. Môi trường bị ô nhiễm

D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng

II. Tự Luận

Câu 13. a. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ?

b. Viết 3 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới (mỗi chuỗi có ít nhất 4 loài sinh vật)?

Câu 14. Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?

Câu 15. Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

D

A

C

B

D

7

8

9

10

11

12

B

D

B

D

A

B

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Lý Thường Kiệt có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF