YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nghi Sơn

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nghi Sơn nhằm ôn luyện lại chương trình môn Lịch sử đã học, làm quen cấu trúc bài kiểm tra giữa học kì 1.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGHI SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm). 

 Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1. Lê Nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.       

B. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.    

D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân.

Câu  2. Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 được gọi là chiến tranh thế giới? 

A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc.

B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng.

C. Hàng chục triệu người lao động thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản.

D. Chiến tranh có 38 nước và nhiều nước thuộc địa tham gia.

Câu 3. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nước Mĩ đã:

A. Tăng cường bóc  lột người lao động.                                

B. Cải cách kinh tế.

C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh.                  

D. Không làm gì cả.

Câu 4. Đặc điểm nổi bật tình hình các nước Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là đều:

A. bị suy sụp về kinh tế.            

C. thiết lập nhà nước cộng hòa tư sản.

B. mất hết thuộc địa.          

D. nhanh chóng ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Câu 5.  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kết quả thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven?

A. Đã giải quyết được nạn thất nghiệp.

B. Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế- tài chính

C. Gữi được quyền kiểm soát của Nhà nước.

D. Tạo tiềm lực kinh tế để xuất khẩu tư bản.

Câu 6. Đầu thế kỉ XX,về chính trị, Nga là nước như thế nào?

A. Quân chủ chuyên chế.       B. Phong kiến.       C. Cộng hòa  .    D. Quân chủ lập hiến.

Câu 7.  Nội dung nào sau đây không nằm trong kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Chiến tranh kết thúc thắng lợi với sự ra đời của Hợp chúng quốc Mĩ.

B. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

C.Mở đường cho nền kinh tế tư bản ở Mĩ phát triển.

D.Quyền dân chủ của mọi người đều được đảm bảo, trong đó có cả phụ nữ.

Câu 8. Sau cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?

A. Hai chính quyền song song tồn tại.

B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.

C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.

D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.                      

II. Phần tự luận (6 điểm).

Câu 1 (2.0 điểm): Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỉ X I X đầu thế kỉ XX? Vì sao Lê Nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là "Chủ nghĩa đế quốc thực dân"?

Câu 2 (4.0 điểm): Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?  Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người?

Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Tại sao Việt Nam lại trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp?

A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông.

B. Giàu tài nguyên, thị trường béo bở, vị trí thuận lợi.

C. Tài nguyên ít nhưng có vị trí thuận lợi.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2. Pháp lấy lí do gì để tấn công nước ta?

A. Triều đình giết sứ thần của Pháp.

B. Chiến thuyền của triều Nguyễn bắn vào tàu của Pháp.

C. Triều Nguyễn khủng bố đạo Gia-tô.

D. Triều Nguyễn cấm việc buôn bán với nước ngoài.

Câu 3. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào nơi nào của nước ta?

A. Đại đồn Chí Hòa.

B. Thành Gia Định.

C. Thành Vĩnh Long.

D. Thành Tây Ninh.

Câu 4. Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế ký với Pháp là:

A. Hiệp ước Hác-măng.

B. Hiệp ước Nhâm Tuất.

C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

D. Hiệp ước Giáp Tuất.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất.

Câu 2. Nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883).

Câu 3. Tại sao phong trào Cần Vương lại được sự ủng hộ đông đảo của các tầng lớp nhân dân?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là

A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

D. “đế quốc quân chủ chuyên chế”.

Câu 2. Tới những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành nào dưới đây?

A. Dệt.

B. Luyện kim.

C. Giao thông vận tải.

D. Nông nghiệp.

Câu 3. Trong cuộc đấu tranh chống tư sản cuối thế kỉ XVIII, công nhân tiến hành đập phá máy móc là vì 

A. khẳng định sức mạnh của giai cấp công nhân.

B. để phá hoại tiềm lực kinh tế - chính trị của giai cấp tư sản.

C. họ tưởng rằng máy móc chính là nguyên nhân làm cho họ khổ.

D. để thay thế máy móc mới có năng suất cao hơn.

Câu 4. Ý nào phản ánh không đúng về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến của nhân dân các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Lực lượng bọn xâm lược còn mạnh.

B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng làm tay sai.

C. Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

D. Nhân dân chưa kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực đế quốc xâm lược.

Câu 5. Từ nội dung của Chính sách kinh tế mới ở Nga (3/1921). Theo em trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Việt Nam học tập được điều gì? 

A. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự định hướng của Nhà nước.

B. Tiếp tục thực hiện việc trưng thu lương thực thừa và nắm độc quyền trong sản xuất.

C. Không cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ vì làm ảnh hưởng đến kinh tế đất nước.

D. Thực hiện đổi mới mạnh mẽ về các mặt trọng tâm là văn hoá giáo dục.

Câu 6. Cách mạng tư sản Hà Lan (giữa thế kỉ XVI) và cách mạng tư sản Bắc Mĩ (1776-1783) đều diễn ra dưới hình thức nào?

A. Nội chiến.

B. Giải phóng dân tộc.

C. Cải cách.

D. Thống nhất đất nước.

II. Phần tự luận (7 điểm):

Câu 7. Em hãy đọc đoạn thông tin sau: “Chiến tranh đã gây nhiều tai hoạ cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ...”.

a) Đoạn thông tin trên nói về cuộc chiến tranh nào? Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh này?

b) Hãy liên hệ về trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia giữ gìn hòa bình thế giới.

Câu 8. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và những hậu quả của nó? Hậu quả to lớn nhất của cuộc khủng hoảng này đối với nhân loại ở thế kỉ XX là gì?    

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? Chứng minh rằng : cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Câu 2: (2,5 điểm) Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Câu 3: (3,5 điểm) Trình bày những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1: * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX:

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

- Mở đường cho CNTB phát triển.

* Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

- CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.

- Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

- Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao nhất.

- Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân.

Câu 2:

* Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)

- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa

- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế.

* Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:

- Anh ưu tiên, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2 gấp 50 lần diện tích nước Anh.

Câu 3:

* Quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

- 1840-1842 chiến tranh thuốc phiện của Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây

+ Nga, Nhật chiếm Đông Bắc.

* Cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược vì:

- Trung quốc:

+ Rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mục tiêu mà các nước đế quốc nhòm ngó

+ Chế độ phong kiến đang trong tình trạng mục nát , dân tình oán thán.

+ Trước nguy cơ xâm lược, triều đình Mãn Thanh tỏ ra bất lực, yếu hèn, không gắn kết chặt chẽ với dân chống giặc, không có biện pháp làm cho đất nước giàu mạnh.

- Nhật Bản:

+ Chế độ phong kiến cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và đang bị các nước phương Tây đe dọa

+ Năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị cải cách mạnh mẽ, toàn diện làm cho nhật Bản phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN, lần lượt đánh thắng Trung Quốc (1894-1895), Nga (1904-1905) nâng cao uy thế của Nhật trên trường quốc tế

Đề số 5

I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Câu 1: Lê nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

D. Chủ nghĩa đế quốc không ít tính thực dân

Câu 2: Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện cải cách trên những lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa

B. Kinh tế, chính trị, xã hội

C. Văn hóa, giáo dục, quân sự

D. Cả 2 ý b và c.

Câu 3: Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914 - 1918 được gọi là chiến tranh thế giới?

A. Chiến tranh xảy ra giữa nhiều nước đế quốc

B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng

C. Chiến tranh có 38 nước và nhiều thuộc địa tham gia

D. Hàng chục triệu người lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp tư sản

Câu 4: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 nước Mỹ đã:

A. Tăng cường bóc lột người lao động

B. Cải cách kinh tế

C. Quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh

D. Không làm gì cả

II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1: Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917? (2,0 điểm)

Câu 2: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 nước Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? Nêu nội dung và tác dụng của các biện pháp đó? (2,0 điểm)

Câu 3: Nguyên nhân bùng nổ và kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Em có suy nghĩ gì về chiến tranh đối với xã hội loài người? (4,0 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nghi Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF