YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Chính

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Chính đã được cập nhật, các em cùng xem chi tiết và tải bản đầy đủ để ôn tập nhé!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS HÒA CHÍNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào? 

A. Nước Pháp.

B. Nước Mĩ.

C. Nước Đức.

D. Nước Anh. 

Câu 2. Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhăn đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản? 

A. Công nhân bị bóc lột ngày nàng nặng nề do lệ thuộc vào máy móc.

B. Công nhân phải làm việc nhiều giờ nặng nhọc.

C. Tiền lương thấp, điều kiện lao động, ăn ở thấp kém.

D. Cả 3 lí do trên đúng. 

Câu 3. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào? 

A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.

B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.

C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.

D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng. 

Câu 4. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì? 

A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.

B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.

C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.

D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản. 

Câu 5. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?

A. Đồng minh những người cộng sản.

B. Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tế thứ nhất)

C. Quốc tế thứ hai.

D. Quốc tế thứ ba. 

Câu 6. Năm 1870; chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp thể hiện ở những điểm nào? 

A. Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh.

B. Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng.

c. Thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí và kế hoạch tác chiến.

D. Cả ba lý do trên. 

Câu 7. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị. 

A. Cộng hòa.       

B. Quốc dân quân,

C. Quân đội nhân dân.  

D. Vệ quốc quân. 

Câu 8. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì? 

A. “Chính phủ Lập quốc”.     

B. “Chính phủ Vệ quốc”,

C. “Chính phủ Cứu quốc”.     

D. “Chính phủ yêu nước”. 

Câu 9. Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp? 

A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.

B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.

C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.

D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào. 

Câu 10. Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày? 

A. 70 ngày.

B. 71 ngày,

C. 72 ngày.

D. 73 ngày. 

Câu 11. Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì? 

A. Phải có sự lãnh đạo của đảng vô sản.

B. Phải thực hiện liên minh công nông.

C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới.

D. Tất cả các bài học trên. 

Câu 12. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? 

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.

C. Đầu tư vào thuộc địa ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào.

D. A + B đúng. 

Câu 13. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là: 

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến

D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng 

Câu 14. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh ? 

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa.

B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.

C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.

D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa. 

Câu 15. Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? 

A. Pháp -chủ yếu cho các nước nghèo vay để thu lãi.

B. 2/3 số tư bản trong nước phần lớn được đầu tư ra nước ngoài.

C. Ngoài việc bóc lột hệ thống thuộc địa Pháp còn thu được lợi nhuận từ chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài bằng cho vay lãi nặng.

D. Pháp chủ yếu cho các nước giàu vay. 

Câu 16: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?

A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!

C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!

D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!

Câu 17: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào?

A. Vô sản quốc tế

B. Tư sản Đức

C. Quý tộc Pháp

D. Nông dân quốc tế.

Câu 18: Cac-mac, Ăng-ghen chống lại giai cấp nào?

A. Vô sản

B. Công nhân

C. Nông dân

D. Tư sản

Câu 19: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?

A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.

B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.

C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.

D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 20: Quốc gia nào là chế độ quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 22: Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau nước nào?

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Câu 23: Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

A. Vì Enghen mất (8/1895), khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng.

B. Không tích cực chống chiến tranh đế quốc

C. Thỏa hiệp với tư sản

D. A, B, C đúng

Câu 24: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Câu 27. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự  hình thành hai giai cấp mới, đó là:

 A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

Câu 28. Nền độc lập của Hà Lan được chính thức công nhận vào năm nào?

A. Năm 1566.

B. Năm 1581.

C. Năm 1648.

D. Năm 1650.

Câu 29. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, trở thành những tầng lớp nào?

A. Tư sản công nghiệp.

B. Tư sản nông nghiệp,

C. Địa chủ mới.  

D. Quý tộc mới.

Câu 30. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào?

A. Hòa ước Mác xây.   

B. Hòa ước Brer-li-tốp.

C. Hiệp ước Véc-xai.    

D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Đề số 2

Câu 1. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?

A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.

B. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông- nghiệp và giao thông.

C. Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

D. Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

Câu 2. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?

A. Nông dân bị phá sản, mất đất.

B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.

C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.

D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.

Câu 3. Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?

A. Cuộc đấu tranh có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.

B. Giai cấp công nhân các nước đã có vũ khí lí luận trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư bản đó là chủ nghĩa Mác.

C. Cuộc đấu tranh có cùng một mục đích chống sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.

D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.

Câu 4. Mác có vai trò như thế nào đối với Quốc tế thứ nhất?

A. Chuẩn bị và tham gia thành lập Quốc tế thứ nhất

B. Lãnh đạo đấu tranh chông những tư tưởng sai lệch và thông qua những nghị quyết đúng đắn.

C. Vận động vô sản quốc tế ủng hộ công nhân Anh, Pháp, Bỉ bãi công thắng lợi. Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất.

D. Cả ba ý trên đúng.

Câu 5. “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay". Câu trên nói về sự kiện nào?

A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông (Pháp) 1831.

B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din Đức (1844).

C “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836-1847).

D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri Pháp (23-6-1848).

Câu 6. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chia làm mấy phần?

A. Lời mở đầu và ba chương.

B. Lời mở đầu và bốn chương,

C. Lời mở đầu và năm chương.

D. Lời mở đầu và sáu chương.

Câu 7. Vì sao năm 1870 Pháp tuyên chiến với Phổ.

A. Để giảm nhẹ các mâu thuẫn trong nước.

B. Để lấn chiếm biên giới lãnh thổ.

C. Để ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức.

D. Cả A + C đúng.

Câu 8. Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.

C. Đầu tư vào thuộc địa ở đây có nguồn nhân lực lao động dồi dào.

D. A + B đúng.

Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, hai Đảng thay nhau lên cầm quyền ở Anh, đó là:

A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa.

B. Đảng Tự do và Công Đảng.

C. Đảng Tự Do và Đảng Bảo thủ.

D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Câu 10. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1. Các nước thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX.      

B. Giữa thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XIX.      

D. Đầu thế kỉ XX.

Câu 2. Những nước nào ở Đông Nam Á là thuộc địa của Pháp?

A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia.

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai.

D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây. 

Câu 3. Vì sao Thái Lan còn giữ được hình thức độc lập?

A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.

B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ.

C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.

D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.

Câu 4. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.

B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.

D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.

Câu 5. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhản dân các nước Đông Nam Á?

A. Kẻ thù xâm lược còn rất mạnh.

B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai.

C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.,

D. Cả ba ý trên.

Câu 6. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trèn lĩnh vực nào?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa.

B. Kinh tế, chính trị, xã hội.

C. Văn hóa, giáo dục, quân sự.

D. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự.

Câu 7. Vì sao Nhật thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây ?

A. Vì Nhật có chính sách ngoại giao tót.

B. Vì Nhật có nền kinh tế phát triển,

C. Vì Nhật tiến hành cải cách tiến bộ.

D. Vì chính quyền phong kiến Nhật mạnh.

Câu 8. Lí do nào là cơ bản nhất để nói cuộc cải cách Duy Tân của Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Xóa bỏ chế độ nông nô.

B. Thiên Hoàng Minh Trị vẫn còn.

C. Liên minh quý tộc và tư sản nắm quyền.

D. Mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 9. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?

A. Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.

B. Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.

C. Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.

D. Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.

Câu 10. Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào khoảng thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XVIII    

B. Cuối thế kỉ XVIII

C. Đầu thế kỉ XIX.       

D. Cuối thế kỉ XIX.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ in hoa đầu câu mà em cho là đúng.

Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho :

A. Nhân dân lao động Anh                                             B. Quí tộc cũ

C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới                                  D. Vua nước Anh

Câu 2. Giêm- Oát phát minh ra máy hơi nước vào năm nào?

A. 1769                                                                           

B. 1764

C. 1784                                                                           

D. 1785

Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, nước Anh dẫn đầu thế giới về?

A. Sản xuất lương thực                                 B. Sản xuất công nghiệp nặng

C. Sản xuất công nghiệp nhẹ                         D. Xuất khẩu tư bản, thương mại

Câu 4. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản                                                     B. Vô sản

C. Tiểu tư sản                                              D. Tăng lữ

Câu 5. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân chống lại tư sản là?

A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.      

B. Mít tinh, biểu tình

C. Khởi nghĩa vũ trang.                                

D. Bãi công

Câu 6. Công xã Pari là nhà nước kiểu mới vì?

A. Đây là bộ máy nhà nước tiến bộ đầu tiên trên thế giới do nhân dân lao động Pari bầu ra.

B. Hội đồng công xã Pari vừa là cơ lập pháp vừa là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

C. Công xã Pari ban hành nhiều chính sách xã hội tiến bộ.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7. Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cũng là cuộc cách mạng tư sản vì:

A. Cho ra đời một quốc gia mới/Hợp chủng quốc Hoa Kì.

B. Mĩ là nước cộng hòa liên bang theo chế độ tổng thống.

C. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh, mở đường cho kinh tế tư bản Mĩ phát triển.

D. Có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.

Câu 8. Trong cách mạng công nghiệp máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong ngành:

A. Nông nghiệp.                                          B. Công nghiệp khai khoáng.

C. Công nghiệp dệt .                                   D. Giao thông vận tải.

Câu 9. Cách mạng Tân Hợi (1911).

A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

C. Là cuộc khởi nghĩa nông dân

B. Là cuộc cách mạng vô sản

D. Là cuộc biểu tình của công nhân, trí thức

Câu 10. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin thành lập là Đảng của :

A-Phong kiến                                                             B-Tư sản

C-Nông dân                                                                D-Vô sản

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa , với sự hình thành của giai câp mới đó là :

A: Tư sản và phong kiến                  

B. Tư sản và vô sản

C: Tư sản và tiểu tư sản                    

D. Tư sản và nông dân

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến xuât  hiện mâu thuẫn

A.Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản     

B.Chế độ phong kiên với nông dân 

C.Tư sản với nông dân     

D.Chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân

Câu 3 : Vùng đất Nê- Đéc –Lan nay thuộc hai nước

A. Hà Lan và Pháp     

B. Hà Lan và Bỉ     

C. Hà Lan và Nga      

D. Hà Lan và Đức

Câu 4 : Cách mạng Hà Lan nổ ra vào thời gian nào ?

A.6/1566                       

B.7/1566                          

C.8/1566                       

D.9/1566

Câu 5: Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nôi tiếng nhất ở Anh là

A.Thủ công ngiêp         

B.Nông nghiệp       

C. len dạ               

D. Thủy tinh

Câu 6 : Trước cách mạng Pháp là nước có thể chế chính trị

A.Quân chủ chuyên chế           

B.Phong kiến    

C. Tư bản            

D.Chiếm nô

Câu 7 : Xã hội pháp trước cách mạng có những đẳng cấp

A.Tăng lữ, quý tộc, nôn dân        

B.Tăng lữ, Qúy tộc, Đẳng cấp thứ 3

C.Tăng lữ, quý tộc, tư sản            

D.Nông dân, tư sản và tầng lớp khác

Câu 8 : Trong xã hội Pháp trước cach mạng đẳng cấp thứ 3 gồm :

A.Tư sản , nông dân, công nhân           

B.Tư sản , nông dân, bình dân thành thị

C.Tư sản, quý tộc phong kiến              

D.Công nhân, nông dân, thợ thủ công

Câu 9: Trong xã hội Pháp trước cách mạng tầng lớp nghèo nhất là :

A.Đẳng cấp thứ 3        

B.Nông dân     

C.Thợ thủ công      

D.Những ngươi buôn bán nhỏ

Câu 10: Phái lập hiến ở Pháp thuộc tầng lớp nào

A.Tư sản công thương      

B.Đại tư sản      

C.Qúy tộc mới        

D.Đại địa chủ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

B

D

B

C

C

A

B

B

A

B

C

A

B

D

C

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

C

C

B

D

B

A

B

A

B

D

C

B

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Chính. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON