YOMEDIA

Bộ đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phước Thạnh

Tải về
 
NONE

Bộ đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phước Thạnh là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quá trình giảng dạy và ôn luyện kiến thức Sử 8 giữa kì 1 của thầy cô, đồng thời giúp học sinh làm quen nhiều dạng đề kiểm tra 1 tiết Sử 8 khác nhau.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS PHƯỚC THẠNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX? Vì sao Thái Lan còn giữ được độc lập? (4 điểm)

Câu 2: Nêu những hậu quả nặng nề do chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra cho nhân loại? Qua đó em có nhận xét gì về chiến tranh thế giới thứ nhất (4 điểm)

Câu 3: Nêu ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng Mười Nga 1917 (2 điểm)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trình bày quá trình xâm lược khu vực Đông Nam Á của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX?

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

- Ở In-đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV-XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

- Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau khi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

- Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

- Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

- Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

- Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị

+ Vì sao Thái Lan còn giữ được độc lập?

TL: Giải thích: Lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp. Cùng với đó là các chính sách ngoại giao vô cùng khéo léo. Thái Lan đã giữ được chủ quyền

Câu 2: Nêu những hậu quả nặng nề do chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra cho nhân loại? Qua đó em có nhận xét gì về chiến tranh thế giới thứ nhất (4 điểm)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Câu 3:

- Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga:

- Với nước Nga.

+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới.

+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

1. Giai cấp tư sản và vô sản là hai giai cấp chính của xã hội:

A. Chiếm hữu nô lệ

B. Nguyên thuỷ và phong kiến

C. Phong kiến

D. Tư bản

2. Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng có:

A. 4 đẳng cấp

B. 3 đẳng cấp

C. 2 đẳng cấp

D. Không có đẳng cấp

3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản

B. Vô sản

C. Tiểu tư sản

D. Tăng lữ

4. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho:

A. Nhân dân lao động Anh

B. Quí tộc cũ

C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới

D. Vua nước Anh

Câu 2 (2 điểm). Chọn và điền cụm từ thích hợp vào chỗ … dưới đây cho đúng với câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Cách mệnh

- Tư bản

- Công nông

- Thuộc địa

- Cộng hoà

- Giai cấp

"Cách mệnh Pháp cũng là cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh ……………………., cách mệnh không đến nơi, tiếng là ……………………. và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) ……………………., ngoài thì áp bức ……………………."

(Hồ Chí Minh)

Phần II. Tự luận 

Câu 3 (3 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari

Câu 4 (3 điểm). Vì sao gọi cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc Cách mạng tư sản?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? Chứng minh rằng : cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

Câu 2: (2,5 điểm) Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

Câu 3: (3,5 điểm) Trình bày những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc? Giải thích tại sao: cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: * Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XIX:

- Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

- Mở đường cho CNTB phát triển.

* Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

- CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.

- Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

- Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao nhất.

- Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân.

Câu 2:
* Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)

- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa

- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế.

* Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:

- Anh ưu tiên, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2 gấp 50 lần diện tích nước Anh.

Câu 3: * Quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

- 1840-1842 chiến tranh thuốc phiện của Anh mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Cuối thế kỷ XIX, các nước đế quốc chia nhau xâu xé Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông

+ Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây

+ Nga, Nhật chiếm Đông Bắc.

* Cùng khủng hoảng như nhau, cùng đứng trước nguy cơ xâm lược như nhau nhưng Trung Quốc thì bị xâm lược còn Nhật Bản lại không bị xâm lược vì:

- Trung quốc:

+ Rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mục tiêu mà các nước đế quốc nhòm ngó

+ Chế độ phong kiến đang trong tình trạng mục nát , dân tình oán thán.

+ Trước nguy cơ xâm lược, triều đình Mãn Thanh tỏ ra bất lực, yếu hèn, không gắn kết chặt chẽ với dân chống giặc, không có biện pháp làm cho đất nước giàu mạnh.

- Nhật Bản:

+ Chế độ phong kiến cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và đang bị các nước phương Tây đe dọa

+ Năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị cải cách mạnh mẽ, toàn diện làm cho nhật Bản phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN, lần lượt đánh thắng Trung Quốc (1894-1895), Nga (1904-1905) nâng cao uy thế của Nhật trên trường quốc tế

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Phước Thạnh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON