YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp là đề thi hay dành cho các bạn học sinh luyện đề nhằm củng cố kiến thức, ôn thi giữa học kì I hiệu quả. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra. Mời các bạn tham khảo.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1:  Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

  A. 2.                                  B. 1.                                    C. 3.                                    D. 4.

Câu 2:  Trong nguyên tử, hạt mang điện là:

  A. Electron và nơtron.                              B. Proton và nơton.

  C. Proton và electron.                               D. Electron.

Câu 3:  Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:

  A. Nơtron và electron.      B. Nơtron.                          C. Proton.                           D. Electron.

Câu 4:  Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

  A. Proton.                         B. Nơtron.                          C. Nơtron và electron.        D. Electron.

Câu 5:  Chọn phát biểu sai:

  A. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi có 6 electron.

  B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

  C. Nguyên tử oxi có số electron bằng số proton.

  D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

Câu 6:  Phát biểu nào sau đây là sai?

  A. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

  B. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

  C. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

  D. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 7:  Mệnh đề nào sau đây không đúng?

  A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1: 1.

  B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.

  C. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

  D. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.

Câu 8:  Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong nguyên tử, số khối

  A. bằng tổng số các hạt proton và nơtron.                  

  B. bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron.

  C. bằng nguyên tử khối.   

  D. bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.

Câu 9:  Nguyên tử của nguyên tố R có 56 electron và 81 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R?

  A. R.                            B. R.                                C. R.                              D. R.

Câu 10:  Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?

  A. H và He.                  B. H và He.                    C. H và He.                   D. H và He.

Câu 11:  Một ion có 3 proton, 4 nơtron và 2 electron. Ion này có điện tích là:

  A. 3+.                                B. 1+.                                  C. 2-.                                   D. 1-.

Câu 12:  Một ion có 13 proton, 14 nơtron và 10 electron. Ion này có điện tích là:

  A. 3-.                                 B. 3+.                                  C. 1+.                                  D. 1-.

Câu 13:  Một ion có 8 proton, 8 nơtron và 10 electron. Ion này có điện tích là:

  A. 2+.                                B. 2-.                                   C. 8+.                                  D. 0.

Câu 14:  Ion X- có 10 electron, hạt nhân có 10 nơtron. Số khối của X là:

  A. 19.                                B. 21.                                  C. 20.                                  D. 18.

Câu 15:  Có 3 nguyên tử số proton đều là 12, số khối lần lượt là 24, 25, 26. Chọn câu sai:

  A. Các nguyên tử trên là những đồng vị của một nguyên tố.

  B. Số thứ tự là 24, 25, 26 trong bảng HTTH.

  C. Chúng có số nơtron lần lượt: 12, 13, 14.

  D. Các nguyên tử trên đều có 12 electron.

Câu 16:  Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

  A. điện tích hạt nhân.                                 B. số electron.

  C. số khối.                                                 D. tổng số proton và nơtron.

Câu 17:  Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?

  A. lớp L.                           B. lớp K.                             C. lớp N.                             D. lớp M.

Câu 18:  Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?

  A. Lớp M.                         B. Lớp K.                           C. Lớp N.                           D. Lớp L.

Câu 19:  Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai?

  A. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.

  B. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.

  C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.

  D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

Câu 20:  Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?

  A. 3.                                  B. 1.                                    C. 2.                                    D. 4.

Câu 21:  Phân lớp s, p, d, f đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là:

  A. 2, 6, 10,14.                   B. 4, 6, 10, 14.                   C. 2, 6, 10, 16.                    D. 2, 8, 10, 14.

Câu 22:  Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn:

  A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.

  B. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.

  C. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

  D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

Câu 22:  Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1?

  A. Na (Z = 11).                 B. Mg (Z =12).                   C. Ca (Z = 20).                   D. K (Z = 19).

Câu 23:  Cấu hình electron của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là:

  A. 1s22s22p63s23p34s2.                              B. 1s22s22p63s23p5.

  C. 1s22s22p63s23d5.                                   D. 1s22s22p63s23p44s1.

Câu 24:  Cho hai nguyên tố M và N có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. Cấu hình electron của M và N lần lượt là:

  A. 1s22s22p7 và 1s22s22p63s2.                     B. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s23p1.

  C. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s2.                D. 1s22s22p63s1 và 1s22s22p63s3.

Câu 25:  Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là 4s24p5. Nguyên tố X là:

  A. Iot.                               B. Brom.                             C. Flo.                                 D. Clo.

Câu 26:  Nguyên tố lưu huỳnh nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử lưu huỳnh được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:

  A. 8.                                  B. 6.                                    C. 2.                                    D. 10.

Câu 27:  Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

  A. Cr (Z = 24).                  B. S (Z = 16).                      C. Fe (Z = 26).                    D. O (Z = 8).

Câu 28:  Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?

  A. 1s22s22p63s23p3.                                   B. 1s22s22p63s23p1.

  C. 1s22s22p63s23p6.                                   D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 29:  Cấu hình electron của nguyên tử Y ở trạng thái cơ bản là 1s22s22p5. Vậy Y thuộc nhóm nguyên tố nào?

  A. Halogen.                                              B. Khí hiếm.                                         

  C. Kim loại kiềm thổ.                               D. Kim loại kiềm.

Câu 30:  Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 4 electron, nguyên tố tương ứng là:

  A. Phi kim.                                                 B. Kim loại chuyên tiếp.

  C. Kim loại.                                              D. Kim loại hoặc phi kim.

Đề số 2

Câu 1:  Nguyên tố có Z = 18 thuộc loại:

  A. Á kim.                          B. Kim loại.                        C. Khí hiếm.                       D. Phi kim.

Câu 2:  Cho biết cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3 của Y là 1s22s22p63s23p64s1. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  A. X và Y đều là các phi kim.                                               B. X và Y đều là các khí hiếm.

  C. X là một phi kim còn Y là một kim loại.                          D. X và Y đều là các kim loại.

Câu 3:  Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là:

  A. Kim loại và khí hiếm.                                               B. Phi kim và kim loại.

  C. Kim loại và kim loại.                                                D. Khí hiếm và kim loại.

Câu 4:  Tổng số obitan trong nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân Z = 17 là:

  A. 4.                                  B. 9.                                    C. 5.                                    D. 6.

Câu 5:  Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là:

  A. 1s22s22p63s23p63d104s1.                                            B. 1s22s22p63s23p63d94s2.

  C. 1s22s22p63s23p64s13d10.                                           D. 1s22s22p63s23p64s23d9.

Câu 6:  Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình electron của X là:

  A. 1s22s22p63s23p63d54s2.                                             B. 1s22s22p63s23p63d34s2.

  C. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.                                      D. 1s22s22p63s23p64s23d3.

Câu 7:  Một nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, nguyên tử đó thuộc về các nguyên tố hoá học nào sau đây?

  A. Cr, K, Ca.                    B. Cu, Mg, K.                    C. K, Ca, Cu.                      D. Cu, Cr, K.

Câu 8:  Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron hai lớp bên ngoài là 3d24s2. Tổng số electron trong một nguyên tử của X là:

  A. 18.                                B. 22.                                  C. 24.                                  D. 20.

Câu 9:  Trong nguyên tử một nguyên tố X có 29 electron và 36 nơtron. Số khối và số lớp electron của nguyên tử X lần lượt là:

  A. 65 và 3.                        B. 65 và 4.                          C. 64 và 3.                          D. 64 và 4.

Câu 10:  Chọn cấu hình electron không đúng:

  A. 1s22s22p63s2.                B. 1s22s22p5.                       C. 1s22s22p63s23p5.             D. 1s22s22p63s23p34s2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---.

Đề số 3

Câu 1:  Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là Z = 26. Cấu hình electron của ion Fe3+ là:

  A. 1s22s22p63s23p64s23d3.                                             B. 1s22s22p63s23p63d5.

  C. 1s22s22p63s23p63d44s1.                                             D. 1s22s22p63s23p63d34s2.

Câu 2:  Ion A2+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d9. Cấu hình electron của nguyên tử A là:

  A. [Ar]4s23d9.                   B. [Ar] 4s13d10.                   C. [Ar]3d104s1.                   D. [Ar]3d94s2.

Câu 3:  Ion R3+ có cấu hình phân lớp cuối cùng là 3d3. Cấu hình electron của nguyên tử A là:

  A. [Ar]4s23d4.                   B. [Ar]3d54s1.                    C. [Ar]3d44s2.                     D. [Ar] 4s13d5.

Câu 4:  Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là:

  A. 1s22s22p63s23p64s23d1.                                             B. 1s22s22p63s23p64s13d2.

  C. 1s22s22p63s23p63d24s1.                                             D. 1s22s22p63s23p63d14s2.

Câu 5:  Tổng số hạt proton, electron, nơtron của nguyên tử nguyên tố X là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn proton là 1. Cho biết nguyên tố X thuộc loại nguyên tố nào?

  A. Nguyên tố d.                B. Nguyên tố f.                   C. Nguyên tố s.                  D. Nguyên tố p.

Câu 6:  Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố:

  A. Mg và Cl.                     B. Si và Br.                        C. Al và Br.                        D. Al và Cl.

Câu 7:  Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó?

  A. 10.                                B. 9.                                    C. 12.                                  D. 6.

Câu 8:  Oxi có 3 đồng vị . Cacbon có hai đồng vị là. Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi?

  A. 11.                                B. 12.                                  C. 14.                                  D. 13.

Câu 9:  Hiđro có 3 đồng vị và oxi có đồng vị. Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?

  A. 17.                                B. 20.                                  C. 18.                                  D. 16.

Câu 10:  Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là:

  A. 63,54.                           B. 64,64.                             C. 63,45.                             D. 64,46.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1:  Mệnh đề nào sau đây không đúng?

  A. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

  B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.

  C. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.

  D. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.

Câu 2:  Phát biểu nào sau đây là sai:

  A. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

  B. Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân nguyên tử.

  C. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

  D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Câu 3:  Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

  A. 10.                                B. 28.                                  C. 19.                                  D. 9.

Câu 4:  Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R?

Câu 5:  Số khối của nguyên tử bằng tổng

  A. số n, e và p.                                        B. số p và n.

  C. số điện tích hạt nhân.                         D. số p và e.

Câu 6:  Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

  A. 27 đvC                         B. 21,71.10-24 g.                  C. 78,26.1023 g.                  D. 27 g.

Câu 7:  Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện.Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là

  A. 1.                                  B. 2.                                    C. 3.                                    D. 4.

Câu 8:  Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử đó là:

  A. Cl.                                B. Ca.                                  C. K.                                   D. Ar.

Câu 9:  Biết rằng khối lượng của nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối là:

  A. 15,9672 và 1,0079.      B. 15,9672 và 1,01.            C. 16 và 1,0081.                 D. 16,01 và 1,0079.

Câu 10:  Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là:

  A. 2.                                  B. 4.                                    C. 6.                                    D. 1.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1:  Tổng số obitan trong nguyên tử có số đơn vị điện tích hạt nhân Z= 17 là

  A. 4.                                  B. 6.                                    C. 9.                                    D. 5.

Câu 2:  Nguyên tử có cấu hình e với phân lớp p có chứa e độc thân là là nguyên tố nào sau đây?

  A. Ne (Z=10).                   B. N (Z=7).                         C. Mg (Z=12).                    D. Na (Z=11).

Câu 3:  Số e hóa trị trong nguyên tử clo (Z = 17) là

  A. 5.                                  B. 3.                                    C. 7.                                    D. 1.

Câu 4:  Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là:

  A. 1s22s22p63s23p63d104s1.                                            B. 1s22s22p63s23p63d94s2.

  C. 1s22s22p63s23p64s13d10.                                           D. 1s22s22p63s23p64s23d9.

Câu 5:  Chọn cấu hình electron không đúng:

  A. 1s22s22p63s23p34s2.       B. 1s22s22p5. C. 1s22s22p63s2.                                        D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 6:  Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại?

  A. 1s22s22p63s23p5.           B. 1s22s22p63s23p1.             C. 1s22s22p63s23p6.             D. 1s22s22p63s23p3.

Câu 7:  Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là

  A. 1s22s22p63s23p5.           B. 1s22s22p63s23d5.             C. 1s22s22p63s23p34s2.        D. 1s22s22p63s23p44s1.

Câu 8:  Cấu hình e nguyên tử của có số hiệu nguyên tử 26 là

  A. [Ar] 3d54s2.                  B. [Ar] 3d64s2.                    C. [Ar] 3d8.                         D. [Ar] 4s23d6.

Câu 9:  Lớp e ngoài cùng của nguyê tử có 4 e, nguyên tố tương ứng là:

  A. kim loại chuyên tiếp.    B. kim loại.                         C. kim loại hoặc phi kim.    D. phi kim.

Câu 10:  Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, M). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:

  A. 2.                                  B. 8.                                    C. 6.                                    D. 10.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF