Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định dành cho các bạn học sinh lớp 11 và quý thầy cô tham khảo giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn cũng như giúp quý thầy cô nâng cao kỹ năng biên soạn đề thi của mình. Mời các thầy cô và các bạn tham khảo.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ ĐỊNH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
Câu 1. Cho 250 ml dung dịch NaOH 4M vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 2M. Sau phản ứng thu
được dung dịch X. Thành phần các chất trong X gồm
A. Na2SO4 và NaOH. B. Na2SO4 và Al2(SO4)3.
B. Na2SO4, Na[Al(OH)4], NaOH. D. Na2SO4 và Na[Al(OH)4].
Câu 2. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol ; Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,568. B. 4,908. C. 1,560. D. 5,064.
Câu 3. Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Thêm 1,3 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y. Khối lượng kết tủa Y là
A. 344,18 gam. B. 41,28 gam. C. 0,64 gam. D. 246,32 gam.
Câu 4. Cho 1,05 mol NaOH vào 0,1 mol Al2(SO4)3. Hỏi số mol NaOH có trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu ?
A. 0,65 mol. B. 0,75 mol. C. 0,45 mol. D. 0,25 mol.
Câu 5. Cho 500 ml dung dịch A chứa Cu(NO2)2 và Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện 9,8 gam. Mặt khác khi cho 500 ml dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 dư lại thấy tạo 15,6 gam kết tủa. Nồng độ của Cu(NO3)2 và Al(NO3)3 trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,2 M và 0,15 M. B. 0,2M và 0,4M.
C. 0,59M và 0,125 M. D. 0,4M và 0,2M.
Câu 6. Cho 3,42 gam Al2(SO4)3 vào 50 ml dung dịch NaOH thu được 1,56 gam kết tủa và dung dịch X. Nồng độ M của dung dịch NaOH là
A. 1,2M. B. 3,6M. C. 2,4M. D. 1,2M và 3,6M.
Câu 7. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch A. Cho dung dịch A vào 200 ml dung dịch AlCl3 0,5M thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,6M. B. 1,4M. C. 1M. D. 2,8M.
Câu 8. Tính V dung dịch Ba(OH)2 0,01M cần thêm vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M để thu được 4,275 gam kết tủa ?
A. 1,75 lít. B. 2,5 lít. C. 1,5 lít. D. 0,8 lít.
Câu 9. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị của V là
A. 1,2. B. 2,4. C. 2. D. A hoặc B.
Câu 10. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3 và 0,1 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 0,45. B. 0,25. C. 0,35. D. A hoặc C.
Câu 11. Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 1,2. B. 2,4. C. 2. D. 0,6.
Câu 12. Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3 và 0,1 mol H2SO4 đến
khi phản ứng hoàn toàn, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là
A. 0,45. B. 0,25. C. 0,35. D. 0,05.
Câu 13. Cho 1 mol KOH vào dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,2 mol Al(NO3)3. Để thu được 7,8 gam kết tủa thì giá trị lớn nhất của a thỏa mãn là
A. 0,75 mol. B. 0,7 mol. C. 0,5 mol. D. 0,3 mol.
Câu 14. 200 ml gồm MgCl2 0,3M ; AlCl3 0,45 M ; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V lít gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính V lít để được kết tủa lớn nhất và lượng kết tủa nhỏ nhất ?
A. 1,25 lít và 1,475 lít. B. 12,5 lít và 14,75 lít.
C. 1,25 lít và 14,75 lít. D. 12,5 lít và 1,475 lít.
Câu 15. Cho V lít dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch X. Biết dung dịch X hoà tan hết 2,04 gam Al2O3. Giá trị của V là
A. 0,16 lít hoặc 0,32 lít. B. 0,32 lít.
C. 0,24 lít. D. 0,16 lít hoặc 0,24 lít.
Câu 16. Thêm 240 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 nồng độ aM, khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,08 mol kết tủa. Thêm tiếp 100 ml dung dịch NaOH 1M thì thấy có 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a là :
A. 0,5M. B. 0,8M. C. 0,75M. D. 1M.
Câu 17. Hòa tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 20,125. B. 22,540. C. 12,375. D. 17,710.
Câu 18. Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1 M cho đến khi kết tủa tan một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. V có giá trị là
A. 1,1 lít. B. 1,2 lít. C. 0,8 lít. D. 1,5 lít.
Câu 19. 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan một phần. Đem nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì được 1,02 gam chất rắn. Thể tích dung dịch HCl 0,1M đã dùng là
A. 0,7 lít. B. 0,6 lít. C. 0,5 lít. D. 0,5 lít.
Câu 20. Cho 0,54 gam Al vào 40 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X.
Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X thu được kết tủa. Để thu được kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch HCl 0,5M là
A. 110 ml. B. 70 ml. C. 40 ml. D. 80 ml.
Câu 21. Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được
a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Giá trị của a là
A. 0,55. B. 0,40. C. 0,60. D. 0,45.
Câu 22. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được 200 ml dung dịch Y chỉ chứa chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào Y thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 8,3 và 7,2. B. 13,3 và 3,9. C. 11,3 và 7,8. D. 8,2 và 7,8.
Câu 23. Từ 20 gam dung dịch HCl 40% và nước cất pha chế dung dịch HCl 16%. Khối lượng nước (gam) cần dùng là :
A. 27. B. 54. C. 25,5. D. 30.
Câu 24. Để thu được 500 gam dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 35% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Giá trị m1 và m2 lần lượt là :
A. 400 và 100. B. 300 và 200. C. 325 và 175. D. 250 và 250.
Câu 25. Hoà tan 200 gam dung dịch NaOH 10% với 600 gam dung dịch NaOH 20% được dung dịch A. Nồng độ % của dung dịch A là
A. 18%. B. 17,5%. C. 16%. D. 21,3%
Câu 26. Từ 300 ml dung dịch HCl 2M và nước cất, pha chế dung dịch HCl 0,75M. Thể tích nước cất (ml) cần dùng là
A. 150. B. 250. C. 500. D. 350.
Câu 27. Để pha được 500 ml dung dịch NaCl 0,9M cần lấy V ml dung dịch NaCl 3M pha với nước cất. Giá trị của V là
A. 150 ml. B. 285,7 ml. C. 214,3 ml. D. 350 ml.
Câu 28. Trộn 800 ml dung dịch H2SO4 aM với 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M thu được dung dịch có nồng độ 0,5M. Giá trị của a là
A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,15M. D. 0,25M.
Câu 29. Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 2M thì thu được dung dịch mới có nồng độ mol là :
A. 1,5M. B. 1,6M. C. 1,2M. D. 2,4M.
Câu 30. Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (D = 1,84 gam/ml) và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 9
lít dung dịch H2SO4 có D = 1,28 gam/ml ? Biết khối lượng riêng của nước là 1 gam/ml.
A. 2 lít và 7 lít. B. 4 lít và 5 lít. C. 3 lít và 6 lít. D. 6 lít và 3 lít.
Câu 31. Trộn một dung dịch có khối lượng riêng 1,4 g/ml với nước nguyên chất (d = 1 g/ml) theo tỉ lệ thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Dung dịch X có khối lượng riêng là
A. 1,1 g/ml. B. 1,2 g/ml. C. 1,0 g/ml. D. 1,5 g/ml
Câu 32. Hòa tan hoàn toàn m1 gam FeSO4.7H2O vào m2 gam dung dịch FeSO4 10,16% để thu được dung dịch FeSO4 25%. Tỉ lệ m1/m2 là :
A. 1 : 2. B. 2 : 1. C. 1 : 3. D. 3 : 1
Câu 33. Hòa tan 200 gam SO3 vào m2 gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m2 là :
A. 133,3 gam. B. 272,2 gam. C. 146,9 gam. D. 300 gam
Câu 34. Hoà tan 100 gam P2O5 vào m gam dung dịch H3PO4 48% ta được dung dịch H3PO4 60%.
Giá trị của m là :
A. 550 gam. B. 300 gam. C. 460 gam. D. 650 gam.
Câu 35. Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để
pha thành 280 gam dung dịch CuSO4 16% ?
A. 180 gam và 100 gam. B. 60 gam và 220 gam.
C. 330 gam và 250 gam. D. 40 gam và 240 gam.
Câu 36. Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam dung dịch HCl 16%, thu được dung dịch HCl
20%. Giá trị của m là
A. 36,5. B. 365,0. C. 182,5. D. 224,0.
Câu 37. Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl
16,57%. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 8,96. D. 6,72.
Câu 38. Để pha được 500 ml (V2 = 500) dung dịch KCl 0,9M cần lấy V ml (V1) dung dịch KCl 3M pha với nước cất. Giá trị của V là
A. 150 ml. B. 285,7 ml. C. 214,3 ml. D. 350 ml.
Câu 39. Số lít H2O cần thêm vào 1 lít dd HCl 2M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,8M là
A. 1,5 lít. B. 2,5 lít. C. 2,0 lít. D. 3,0 lít
Câu 40. Dung dịch bão hòa có độ tan là 17,4 gam thì nồng độ % của chất tan là
A. 14,82%. B. 1,74%. C. 17,4%. D. 1,48%.
Đề số 2
Câu 1. Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 2. Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có giá trị pH là
A. 9. B. 13. C. 12,30. D.12.
Câu 3. Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH =13
A. 500 ml. B. 250 ml. C. 0,5 ml. D. 50 ml.
Câu 4. Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 và HCl có pH = 1, để thu được dung dịch có pH = 2 là
A. 0,224 lít. B. 0,336 lít. C. 0,150 lít. D. 0,448 lít.
Câu 5. Có 50 ml dung dịch chứa hỗn hợp KOH 0,05M và Ba(OH)2 0,025M người ta thêm V ml dung dịch HCl 0,16M vào 50 ml dung dịch trên thu được dung dịch mới có pH = 2. Vậy giá trị của V là
A. 36,67. B. 40,45. C. 30,33. D. 45,67.
Câu 6. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14 :
A. 0,15. B. 0,03. C. 0,30. D. 0,12.
Câu 7. Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được dung dịch có pH = 3. Vậy a có giá trị là
A. 0,39. B. 0,399. C. 3,999. D. 0,398.
Câu 8. Trộn 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1 M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/lít thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị a và m lần lượt là
A. 0,15 M và 2,33 gam. B. 0,2 M và 3,495 gam.
C. 0,15 M và 4,46 gam. D. 0,2 M và 2,33 gam.
Câu 9. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung
dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là
A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M.
Câu 10. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch
Ba(OH)2 có nồng độ xM thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x là
A. 0,5825 và 0,06. B. 0,5825 và 0,03. C. 0,5565 và 0,06. D. 0,5565 và 0,03.
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Đề số 3
Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào đúng
A. NaHSO4 + BaCl2 → BaCl2 + NaCl + HCl
B. 2NaHSO4 + BaCl2 → Ba(HSO4)2 + 2NaCl
C. NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
D. Ba(HCO3)2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaHCO3
Câu 2. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3.
C. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3. D. Na2HPO4, ZnO, Zn(OH)2.
Câu 3. Dãy nào sau đây gồm các chất không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl ?
A. CuS, Ca3(PO4)2, CaCO3. B. BaCO3, Fe(OH)3, FeS.
C. AgCl, BaSO3, Cu(OH)2. D. BaSO4, FeS2, ZnO.
Câu 4. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là
A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3.
B. Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.
C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2 , Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl.
Câu 5. Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra ?
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 6. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra
A. ban đầu không có kết tủa sau đó có kết tủa trắng.
B. có kết tủa trắng và kết tủa không tan trong CO2 dư.
C. có kết tủa trắng và kết tủa tan hoàn toàn khi dư CO2.
D. không có hiện tượng gì.
Câu 7. Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất ?
A. Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH.
B. Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl.
C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3.
D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 8. Cho dung dịch các chất sau : NaHCO3 (X1) ; CuSO4 (X2) ; (NH4)2CO3 (X3) ; NaNO3 (X4); MgCl2 2 (X5) ; KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là
A. X1, X4, X5. B. X1, X3, X6. C. X1, X4, X6. D. X4, X6.
Câu 9. Cho mẩu Na vào dung dịch các chất (riêng biệt) sau : Ca(HCO3)2 (1), CuSO4(2), KNO3(3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong, ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết tủa là
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (3).
Câu 10. Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH. B. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3.
C. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3. D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl.
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Đề số 4
Câu 1. Độ điện li phụ thuộc vào
A. bản chất các ion tạo thành chất điện li. B. độ tan của chất điện li trong nước.
C. nhiệt độ, nồng độ, bản chất chất tan. D. tính bão hòa của dung dịch chất điện li.
Câu 2. Độ điện li là tỉ số giữa số phân tử chất tan đã điện li và ?
A. chưa điện li. B. số mol cation hoặc anion.
C. số phân tử dung môi. D. tổng số phân tử chất tan
Câu 3. Khi pha loãng dung dịch axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng
A. Hằng số phân li axit không đổi. B. Không xác định được.
C. Hằng số phân li axit tăng. D. Hằng số phân li axit giảm.
Câu 4. Có 4 dung dịch (đều có nồng độ 0,1mol/lit). Mỗi dung dịch chứa một trong bốn chất tan sau: natri clorua (NaCl), ancol etylic (C2H5OH), axit acetic (CH3COOH), kali sunfat (K2SO4).Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau đây?
A. C2H5OH< CH3COOH< K2SO4< NaCl.
C. CH3COOH< NaCl< C2H5OH< K2SO4.
B. C2H5OH< CH3COOH< NaCl < K2SO4.
D. NaCl< C2H5OH< CH3COOH< K2SO4.
Câu 5. Trong dung dịch CH3COOH 0,043 M, người ta xác định được nồng độ H+ bằng
0,86.10-3M . Hỏi có bao nhiêu % phân tử CH3COOH trong dung dịch này phân li ra ion ?
A. 2,04%. B. 2,00%. C. 3,05%. D. 4,30%.
Câu 6. Độ điện li của dung dịch axit axetic sẽ biến đổi như thế nào nếu nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào.
A. Giảm. B. Tăng. C. Không thay đổi D. Tùy thuộc vào nồng độ của H2SO4
Câu 7. Độ điện li của CH3COOH giảm khi:
A. Pha loãng dung dịch. B. Nhỏ vài giọt dung dịch HCl.
C. Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH. D. Nhỏ vài giọt Ca(OH)2.
Câu 8. H2SO4 và HNO3 là 2 axit mạnh, còn HNO2 là axit yếu có cùng nồng độ mol là 0,02mol/l và ở cùng 1 điều kiện. Nồng độ ion H+ trong mỗi dung dịch thu được sắp xếp theo chiều tăng dần:
A. H2SO4, HNO3, HNO2. B. HNO2, HNO3, H2SO4.
C. HNO3, HNO2, H2SO4. D. HNO2, H2SO4, HNO3.
Câu 9. X là dung dịch CH3COOH 1M, có độ điện li là α. Lần lượt thêm vào X vài giọt các dung dịch sau : HCl 1M, CH3COOH 1M, CH3COONa 1M, NaCl 1M, nước cất, NaOH 1M, NaHSO41M, NaHCO3 1M. Số trường hợp làm tăng độ điện li α là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 10. Trong dung dịch Al2(SO4)3 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Đề số 5
Câu 1. Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện ?
A. Dung dịch đường. B. Dung dịch rượu.
C. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. HCl trong C6H6 (benzen). B. Ca(OH)2 trong nước.
C. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước.
Câu 3. Chất nào sau đây không dẫn điện được ?
A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy.
C. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 4. Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước ?
A. Môi trường điện li. B. Dung môi phân cực.
C. Dung môi không phân cực. D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.
Câu 5. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước ?
A. MgCl2. B. Ba(OH)2. C. HClO3. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 6. Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dd có khả năng dẫn điện ?
A. 5. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 7. Hòa tan các chất sau vào nước: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, NH3, H2S. Số dung dịch thuộc loại chất điện li là
A. 8. B. 9. C. 7. D. 10.
Câu 8. Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu. B. cation. C. anion. D. chất.
Câu 9. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li ?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
Câu 10. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh ?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, NH3. B. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.
C. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
-(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !