YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bế Văn Đàn có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bế Văn Đàn có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

BẾ VĂN ĐÀN

ĐỀ THI KIỂM TRA HK2

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là:

A. sinh vật phân giải

B. Sinh vật tiêu thụ

C. Sinh vật sản xuất

D. Sinh vật phân giải hoặc sản xuất

2. Các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm vì:

A. Khả năng hút nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng

B. Khả năng thoát hơi nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng

C. Các cành này tổng hợp được ít chất hữu cơ

D. Dễ bị sâu bệnh

3. Người ta thường chia dân số thành các nhóm tuổi:

A. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản

B. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc

D. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và lao động, nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng nhọc

4. Nguyên nhân chủ yếu dân đến ô nhiêm môi trường hiện nay là

A. Do hoạt động của con người gây ra

B. Núi lửa

C. Động đất

D. Sóng thần

5. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là

A. Chiến tranh

B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái ở một số vùng

C. Phá hủy tự nhiên (phá rừng, các khí thải, nước thải….)

D. Khai thác khoáng sản quá mức

6. Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là:

A. Tỉ lệ giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi

C. Mật độ quần thể

D. Tỉ lệ tử vong

Câu 2. Lựa chọn những thông tin ở cột A sao cho phù hợp với những thông tin ở cột B và điền vào phần trả lời ở bên dưới.

(A) quan hệ

(B) đặc điểm

1. Cạnh tranh

a. Sinh vật sống nhở trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó.

2. Cộng sinh

b. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại.

3. kí sinh, nửa kí sinh

c. các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường.

4. Sinh vật ăn sinh vật khác

d. Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ

e. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật

 

II. Tự Luận

Câu 1. Thế nào là quần thể sinh vật? Nêu các đặc trưng của quần thể sinh vật. 

Câu 2. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng. 

Câu 3. Thế nào là ưu thế lai? Cho ví dụ.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1

1

2

3

4

5

6

C

C

D

A

C

C

 

Câu 2

1

2

3

4

C

E

A

D

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Các nhân tố sinh thái của môi trường gồm có:

A. Nhân tố tự nhiên và nhân tố không tự nhiên

B. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh và nhân tố không tự nhiên

C. Nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh

D. Nhân tố hữu sinh, nhân tố con người và nhân tố không tự nhiên 

Câu 2. Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có

A. Lá to và màu sẫm

B. Lá nhỏ và màu nhạt

C. Lá nhỏ và màu sẫm

D. Lá to và màu nhạt

Câu 3. Tảo và nấm hợp lại thành địa y. Nấm hút nước, tảo quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho cả hai, đó là ví dụ về mối quan hệ:

A. Hỗ trợ                        B. Cạnh tranh

C. Hội sinh                     D. Cộng sinh

Câu 4. Tài nguyên nào sau đây không phải là tài nguyên năng lượng vĩnh cửu ?

A. Năng lượng mặt trời

B. Dầu lửa

C. Năng lượng gió

D. Năng lượng thuỷ triều

Câu 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã là:

A. Hợp tác                      B. Cộng sinh

C. Kí sinh                        D. Dinh dưỡng

Câu 6. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:

A. Nguồn gốc                B. Cạnh tranh

C. Dinh dưỡng              D. Hợp tác

II. Tự Luận

Câu 1. Thế nào là ưu thế lai? Vì sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần chủng, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Câu 2.

a. Các nhân tố sinh thái được phân chia như thế nào?

b. Có các nhân tố sinh thái: rắn hổ mang, mức độ ngập nước, cây thân gỗ, cây cỏ, mưa, gió, ánh sáng, chuột, gỗ mục, sâu ăn lá cây. Hãy sắp xếp các nhân đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

Câu 3. Kể tến những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường.

Câu 4.

a. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt quần thể và quần xã sinh vật là gì?

b. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? Đặc trung nào là cơ bản nhất?

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

B

D

B

D

C

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Cá ép bám vào rùa, nhờ đó mà cả được đưa đi xa là mối quan hệ:

A. Kí sinh               B. Cộng sinh

C. Nửa kí sinh        D. Hội sinh

2. Ưu điểm cơ bản của chọn lọc cá thể so với chọn lọc hàng loạt là:

A. Đơn giản dễ làm

B. Phối hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

C. Phù hợp với nhiều đối tượng

D. Đòi hỏi công phu chặt chẽ

3. Trong hệ sinh thải, sinh vật nào có khà năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ?

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1

D. Sinh vật phân huỷ

4. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:

A. Mật độ

B. Độ đa dạng

C. Thành phần nhóm tuổi

D. Tỉ lệ đực cái

5. Bò ăn cỏ trên cánh đồng cỏ là ví dụ về mối quan hệ:

A. Hội sinh

B. Cạnh tranh

C. Cộng sinh.

D. Sinh vật này ăn sinh vật khác

6. Trong chọn giống, người ta dùng, phương pháp tự thụ phần bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm mục đích:

A. Tạo dòng thuần về kiểu gen đang quan tâm

B. Tạo ưu thế lai

C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống

D. Đánh giá những tính trạng chưa ổn định

Câu 2. Hãy lựa chọn thông tin ở cột a sao cho phù hợp với thông tin ở cột b rồi điền vào phần trả lời ở bên dưới:

A - Quan hệ

B - Đặc điểm

1. Hỗ trợ

a. Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật trong đó 1 bên có lợi, còn bên kia không có lợi mà cũng không có hại

2. Kí sinh

b. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu,... từ sinh vật đó

3. Cạnh tranh

c. Gồm các trường hợp động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ

4. Sinh vật ăn sinh vật

d. Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, đôi bên cùng có lợi

e. Khi nguồn sống không đủ, các sinh vật tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, các điều kiện sống khác,... của môi trường

 

II. Tự Luận

Câu 1. Chuỗi thức ăn là gì? Cho 2 ví dụ về chuỗi thức ăn hoàn chỉnh.

Câu 2. Thế nào là môi trường sống của sinh vật ? Kể tến các loại môi trường sống của sinh vật và cho ví dụ.

Câu 3. Hãy nêu hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng. Liên hệ ở địa phương em.

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

Câu 1

Câu 2

1

2

3

4

5

6

1

2

3

4

D

B

A

B

D

A

a,d

b

e

c

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Các nhân tố vô sinh là gì ?

A. Khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí

B. địa hình và thổ nhưỡng: độ cao, độ trũng, độ dốc... và đất, đá, các thành phần cơ giới.

C. Nước: nước biển, nước mưa, nước ao, hồ...

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. Những dấu hiệu điển hình của quần xã là:

A. Số lượng cá thể từng loài, thành phần loài.

B. số lượng cá thể từng loài, số lượng các loài trong quần xã.

C. Số lượng các loài, thành phần loài trong quần xã.

D. Số lượng cá thể từng loài, số lượng các loài, thành phần loài.

Câu 3. Rừng thuộc loại tài nguyên nào?

A. Tài nguyên không tái sinh.

B. Tài nguyên tái sinh.

C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. Câu B và C đều đúng.

Câu 4. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?

A. Tỉ lệ giới tính.

B. Thành phần nhóm tuổi.

C. Mật độ cá thể.

D. Lịch sử hình thành.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do:

A. Hoạt động của con người.

B. hoạt động cũa sinh vật.

C. Hạn hán và lũ lụt.

D. Động đất và núi lửa

Câu 6. Một hệ sinh thái bao gồm những thành phần nào?

A. Thành phần vô sinh và con người.

B. Động vật và thành phần vô sinhể

C. Động vật, thực vật và con người.

D. Thành phần vô sinh, thành phần hữu sinh

II. Tự Luận

Câu 1. Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?

Câu 2. Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ.

Câu 3. Thế nào là quần xã sinh vật ? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã.

Câu 4. Có các sinh vật sau: của, mèo rừng, sâu, cây, dê, cỏ, chim sâu, hổ, vi sinh vật, chuột.

a. Sắp xếp các sinh vật trên thành ba nhóm: sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

b. Viết 4 sơ đồ chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

 

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

D

C

B

D

A

D

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bế Văn Đàn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF