YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hương Trà

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Hương Trà dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HƯƠNG TRÀ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.

Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.

Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.

(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.

Câu 3. Tại sao nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis?

Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của hòa giải và yêu thương.

Câu 2.

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.39)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc - hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này là:

- Tạo tính hình tượng cho lời văn.

- Thể hiện rõ ý nghĩa của “dấu gạch nối” với quãng thời gian của một đời người.

Câu 3: Nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis vì:

  • Dấu gạch nối sử dụng đã gợi nhiều kỷ niệm.
  • Dấu gạch nối ẩn chứa nhiều triết lý sống.

Câu 4: Các em tùy ý lựa chọn thông điệp mà mình thấy tâm đắc nhất, sau đó đưa ra lý lẽ lập luận

Ví dụ:

- Thông điệp: Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

- Lý giải:

  • Cuộc sống hiện đại nhiều lúc cuốn trôi con người đi một cách vội vã.
  • Xã hội hiện nay còn rất nhiều lúc chúng ta sống thờ ơ, vô tâm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Hòa giải: là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa. Hòa giải cũng là giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng, trong đó các bên cố gắng làm điều hoà những ý kiến bất đồng.

- Yêu thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.

=> Con người đang sống trong một thế giới đầy hỗn loạn, tranh chấp và chiến tranh xảy ra liên miên thì sự hòa giải bằng tình yêu thương là điều cần thiết để đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

* Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa sự hòa giải:

+ Hòa giải có ý nghĩa lớn, nó làm cho những tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn, xích mích được dập tắt họăc không vượt qua giới hạn sự nghiêm trọng, giúp cho các bên tránh được xung đột.

+ Hòa giải giúp tạo ra cuộc sống thanh bình, yên ổn để hai bên cùng gây dựng, phát triển.

+ Hòa giải giúp đôi bên được sống trong yên bình, vui vẻ và khi các đối cực được hòa giải cũng là lúc ta vươn đến gần hơn sự hạnh phúc.

+ Hòa giải, tha thứ giúp giải phóng bản thân khỏi sự ám ảnh của cái bất công xảy ra với mình, và sống một cuộc sống độc lập, không bị bóng đen của kẻ gây hại phủ lên.

+ Hòa giải giúp mỗi người có được tâm lí thoái mái, hạnh phúc.

- Phương tiện để hòa giải:

+ Để hòa giải không gì tốt hơn chính là tình yêu thương, lòng vị tha và sự bao dung của mỗi người đối với nhau.

+ Với tình yêu thương, lòng vị tha con người có thể thấu hiểu, cảm thông cho nhau, nhường nhịn, nhượng bộ nhau.

+ Tình yêu thương giúp xoa dịu những nỗi đau, những tổn thương.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

… Đa phần người trẻ Việt Nam hiện nay thì lại chú ý quá nhiều vào học hành, vào sự nghiệp. Cuộc sống hầu như chỉ biết đến công việc, không biết đến trải nghiệm khác, đến những điều khác cần thiết trong cuộc sống như âm nhạc, khiêu vũ các môn thể thao, dã ngoại, leo núi... Ngay cả kỹ năng sống còn như bơi lội không phải người trẻ nào cũng biết, đừng nói đến những trải nghiệm đặc biệt thử thách khả năng chịu đựng của bản thân, khiến con người bước ra khỏi vùng an toàn của mình và làm cuộc sống thêm phong phú. Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệm làm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài hạn cho nghề nghiệp.

Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phí thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm, làm thêm được gì, và cuộc sống ít có những thay đổi to lớn.

Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được.

Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu- Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn 2018, Trang 136-137)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2. Theo tác giả, điều mà giới trẻ Việt Nam cần làm là gì?

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề”

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định ít va chạm rất khó để học lại được”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…

(Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr.118)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1

Nghị luận

Câu 2

Điều mà giới trẻ Việt Nam nên làm là cân bằng giữa những trải nghiệm làm giàu cuộc sống, và những kinh nghiệm có thể đóng gióp vào sự phát triển dài hạn cho nghề nghiệp.

Câu 3

Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian để xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng:

- Tuổi trẻ để dựng xây: tạo nền tảng, tiền đề vững chắc trên mọi phương diện từ đó gieo trồng,  nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão, khát vọng cao đẹp và sẵn sàng cháy hết mình với những đam mê.

- Nếu tuổi trẻ chỉ biết nghỉ ngơi, thụ hưởng, không kiềm chế dục vọng của cá nhân thì tầm nhìn sẽ thiển cận, không biết trân quý cuộc sống, thiếu ý chí, nghị lực, không làm chủ tương lai của bản thân.

Câu 4

HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến của tác giả.

Lí giải hợp lí, hợp tình, hợp với chuẩn mực và thực tế của giới trẻ trong xã hội hiện nay.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần Đọc hiểu: “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

“Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ: lẽ sống đúng đắn sẽ mang lại cuộc sống ý nghĩa và niềm hạnh phúc cho con người. Có thể theo hướng sau:

* Giải thích:

Ý nghĩa của cả câu: Lời khuyên con người nên có tâm thế tích cực trong việc đón nhận những sự việc xảy ra trong cuộc sống.

* Bàn luận:

- Ý nghĩa của vấn đề:

+ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những hiểm nguy đe dọa cuộc sống bình yên của con người.

+ Khi chúng ta sẳn sàng đối mặt với khó khăn thử thách, tích cực vượt qua những sợ hãi để đón nhận mọi sự việc xảy đến với mình, chúng ta sẽ đạt được ước mơ, luôn lạc quan trong cuộc sống, sẽ có một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc.

- Phê phán những người luôn sợ hãi, sống thu mình trong những vỏ bọc; những người luôn bi quan, chán nản trước những khó khăn thử thách. Họ luôn thấy những điều tiêu cực và mất niềm tin vào cuộc sống.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chiến thắng của quốc gia thuộc về cách thức mà mỗi quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để vượt qua đại nạn. Còn chiến thắng của nhân loại, của thế giới, phụ thuộc vào năng lực quản trị của từng quốc gia và khả năng đoàn kết, chia sẻ với nhau. Trong tuyên bố COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”, ngày 11-3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres khẩn thiết: “Việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch ngày hôm nay là một lời kêu gọi hành động gửi tới mọi người, mọi nơi trên thế giới. Tuyên bố cũng là lời kêu gọi trách nhiệm và sự đoàn kết, các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại”.

Học giả Yuval Harari, tác giả của những cuốn sách: “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai” và “21 bài học của thế kỷ 21” nhận định, “thang thuốc giải hữu hiệu cho bệnh dịch không phải là chia rẽ mà là đoàn kết”, và phải là “với tinh thần đoàn kết ở mức độ toàn cầu”. Sự đoàn kết này thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. Yuval Harari cho rằng, để có được sự đoàn kết, cần phải có niềm tin mạnh mẽ và sự hợp tác quốc tế cao độ giữa các quốc gia. Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan. Mỗi mối nguy đều tồn tại cơ hội. Dịch bệnh lần này hy vọng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhân loại về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu.

Rõ ràng, đại dịch và khủng hoảng kinh tế là vấn đề của thế giới, của toàn thể nhân loại. Và với tầm mức đó, nó chỉ có thể được giải quyết hiệu quả nếu các quốc gia cùng hợp tác. Nhân loại đang chạy đua với virus để giành chiến thắng. Khi cuộc chiến này đi qua, chúng ta phải đối diện với những thảm họa tồi tệ về khủng hoảng kinh tế, tâm lý và nhiều điều khác nữa. Một thế giới bị tổn thương chỉ có thể hàn gắn và hồi phục bằng sự đoàn kết và chia sẻ.

(Trích Đoàn kết là sức mạnh trong cuộc chiến chống COVID-19, http://tuyengiao.vn ngày 12/4/2020)

1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên (0,5 đ)

2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở những việc gì ? (0,5 đ)

3. Anh / chị có đồng ý rằng “Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” không ? Vì sao? (1,0 đ)

4. Theo anh/ chị, tại sao ông Tổng thư kí Liên hiệp quốc khẩn thiết kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” ? (1,0 đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID -19

Câu 2. (5.0 điểm)

Sức hấp dẫn của bài thơ “Tây Tiến”chủ yếu là ở cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau đây để làm rõ điều đó:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(“Tây Tiến” - Quang Dũng- Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nghị luận. (0.5)

2. Theo tác giả bài viết này, sự đoàn kết ở mức độ toàn cầu thể hiện ở việc chia sẻ những nguồn thông tin khoa học đáng tin cậy, công khai minh bạch các thông tin vào dịch bệnh. (0.5)

3.

- Khẳng định“Sự vắng mặt của niềm tin và gắn kết toàn cầu sẽ khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan” là một ý kiến đúng (0,25 điểm)

- Lí giải một cách thuyết phục (0,75 điểm)

4. Thí sinh có thể trả lời: Tổng thư kí Liên hiệp quốc kêu gọi Các quốc gia cần đoàn kết lại và mọi người dân trên thế giới cần đoàn kết lại” bởi vì:

- COVID -19 đã trở thành “đại dịch toàn cầu”( 0,25 điểm)

- Nhiều quốc gia không đủ năng lực chống lại dịch bệnh một cách hiệu quả (0,25đ)

- Chỉ cần một nơi nào đó trên thế giới chưa chặn được dịch bệnh thì cả thế giới sẽ vẫn còn bị đe dọa (0,25đ)

- Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn (0,25 đ)

II. LÀM VĂN

Câu 1. Trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dịch COVID -19 (2.0)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25)

(Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành)

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.(0.25)

c. Triển khai vấn đề nghị luận (1.0)

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ trách nhiệm của mỗi người công dân trong việc phòng chống đại dich COVID -19 . Có thể theo hướng sau:

- Mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ mình trước dịch bệnh bằng cách tuân thủ “5 K” mọi lúc, mọi nơi.

- Không giấu diếm khi bản thân có khả năng bị lây hoặc có biểu hiện mắc bệnh, khai báo y tế kịp thời, đầy đủ, trung thực.

- Không tiếp tay cho những phần tử vượt biên giới hoặc nhập cảnh trái phép.

- Luôn cảnh giác và sẵn sàng tố cáo những hành vi , hoạt động làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

d. Chính tả, ngữ pháp: (0.25)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo (0.25)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Phân tích đoạn thơ để làm rõ bút pháp lãng mạn và ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng (5.0)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.(0.25)

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5)

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình?

Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

(Hạt giống tâm hồn, trithucvn.net)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Anh (chị) hãy đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 3: Theo anh (chị), tại sao Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu?

Câu 4: Anh (chị) có đồng ý rằng mỗi người chúng ta “ không cần bắt thế giới phải thay đổi theo mình” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0điểm)

Câu 1 (2.0điểm):

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh /chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc“ thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân” để đạt đến thành công trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0đ)

Có ý kiến cho rằng: Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.

Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Tự sự

Câu 2: Có thể đặt nhan đề cho văn bản như: Đừng thay đổi thế giới, Sự ra đời của chiếc giày, Hãy thay đổi bản thân….

Câu 3: Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu vì:

- Trước đó không ai dám góp ý vì sợ nhà vua sẽ trách mắng

- Lời đề nghị của anh hầu đi ngược lại những điều nhà vua yêu cầu mọi người cần làm.

Câu 4: Nêu lên quan điểm của mình đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên và đưa ra lý lẽ thuyết phục

Ví dụ:

- Đồng ý với quan điểm vì thế giới rộng lớn, bao la nên cá nhân chúng ta không bao giờ có thể thay đổi cục diện. Chúng ta chỉ là “hạt cát” giữa “sa mạc” bao la nên không thể dùng sức mạnh của mình để cải biên xã hội.

- Không đồng ý vì xã hội chỉ thay đổi nếu mỗi cá nhân ra sức để dựng xây, cố gắng xoay chuyển. Cả cộng đồng cùng thay đổi thì cuộc sống xã hội cũng sẽ chuyển biến theo.

II. LÀM VĂN (7.0điểm)

Câu 1: Gợi ý làm bài

- Thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân là thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về sự việc, con người của mỗi cá nhân trong những thời điểm khác nhau.

- Trong mọi hoàn cảnh, chúng ta cần có tầm nhìn bao quát, nghĩ rộng hơn, suy nghĩ sâu hơn, luôn có thái độ tích cực, lạc quan để giải quyết mọi tình huống một cách thấu đáo.

- Đừng chỉ chìm đắm trong lối suy nghĩ tiêu cực, thất vọng vì những điều diễn ra không như mong muốn. Thay vào đó, hãy nhìn những trở ngại đó là thách thức cần phải vượt qua bằng mọi cách. Người có suy nghĩ tích cực thì cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.

- Phê phán những người bảo thủ, không chịu thay đổi để thích nghi, dễ rơi vào những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến những hành động lệch lạc. - Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc cần phải thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ. Từ đó tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ, cố gắng thay đổi chính mình trước khi nghĩ đến việc thay đổi người khác và thế giới.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2021-2022 Trường THPT Hương Trà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON