YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Châu Thành

Tải về
 
NONE

Sau đây là Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Châu Thành được sưu tầm và gửi đến các em học sinh lớp 11 nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị bước vào kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh ?

  A. NH3                                  B. H2S                               C. C2H5OH                       D. KNO3

Câu 2.  H3PO3 là axit mấy nấc ?

  A. 1                                       B. 2                                    C. 3                                    D. 4

Câu 3.  Một dung dịch Ca(OH)2 có pH = 12 thì nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2

  A. 0,5M                                B. 0,01M                           C. 0,1M                             D. 0,005M

Câu 4.  X là khí không màu hoá nâu trong không khí. Y là khí được điều chế bằng cách nhiệt phân nhẹ muối NH4NO2. X và Y lần lượt là

  A. NO và N2                         B. NO2 và N2O                  C. NO và N2O                   D. NO2 và N2

Câu 5.  Phần trăm nitơ trong muối amoni nitrit là

  A. 23,73%                             B. 43,75%.                         C. 76,27%                         D. 27,3%

Câu 6.  Chất nào sau đây chỉ thể hiện tính khử là

  A. HNO3                               B. KNO3                            C. NH3                              D. N2

Câu 7.  Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?

  A. Na+, HSO4-, HCO3-          B. Ba2+, Mg2+, NO3-          C. Ba2+, OH-, SO42-.          D. H+, Cl-, S2-

Câu 8.  Nhiệt phân muối nào sau đây thu được sản phẩm là N2 ?

  A. Ca(NO3)2                         B. NH4NO3                       C. NH4NO2                       D. AgNO3

Câu 9.  Phương trình ion rút gọn CO32–+2H+H2O + CO2­ là của phản ứng nào sau đây?

  A. CaCO3 + HCl                                                  B. NaHCO3 + HCl

  C. (NH4)2CO3 + HCl                                            D. K2CO3 + CH3COOH

Câu 10.  Khí N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây?

  A. H2                                     B. O2                                  C. Li                                  D. Mg

Câu 11.  Dung dịch X gồm H3PO4 0,2M và HCl 0,4M. Trung hoà 120 ml dung dịch X cần V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,3M. Giá trị của V là

  A. 300                                   B. 400                                C. 250                                D. 360

Câu 12.  Khí NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ) ?

  A. HCl, O2, Cl2, CuO.                                                     B. H2SO4, PbO, FeO,NaOH.

  C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2.                                               D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.

Câu 13.  Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Tất cả muối amoni tan trong nước.

B. Amoniac cháy trong oxi, có xúc tác Pt cho ngọn lửa màu vàng, tạo thành nitơ monooxit

C. Nitơ lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong các thiết bị lạnh.

D. ZnS + 2HCl→ ZnCl2 + H2S có phương trình ion rút gọn: S2- + 2H+→  H2S

Câu 14.  Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH thu được 7,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaOH là

A. 1,4                          B. 1,5                          C. 1,7                                      D. 0,15

Câu 15.  Cho 13,44 lít N2 (đktc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH3 tạo thành là

A. 5,58 gam.                      B. 6,12 gam.                    C. 7,8 gam.                   D. 8,2 gam.

Câu 16.  Cho dãy chất: Zn(OH)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Ba(HCO3)2; NH4NO3.Số chất trong dãy vừa tác dụng với HCl vừa tác dụng với NaOH là

  A. 5                                       B. 6                                    C. 7                                    D. 4                            

Câu 17.  Cho các nhận định sau:

(1) Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidrô và phân ly ra H+ trong nước là một axit

(2) Các chất: Na2CO3, Na3PO4, CH3COONa, HClO đều là chất điện ly mạnh

(3) Ở nhiệt độ thường, nitơ không phản ứng được với tất cả các kim loại.

(4) Khí NH3,nóng có thể oxi hóa được FeO, CuO

Số nhận định sai là

  A. 4                                       B. 1                                    C. 3                                    D. 2

Câu 18.  Cho sơ đồ và mô hình thí nghiệm sau:

Trong quá trình làm thí nghiệm, một em học sinh quan sát được như sau:

- dung dịch X làm đèn không sáng

- dung dịch Y làm đèn sáng mờ hơn dung dịch T nhưng sáng rõ hơn dung dịch Z.

- dung dịch T làm đèn sáng rõ nhất.

Các chất trong dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

  A. nước cất, K3PO4, HCl, Ba(OH)2                                B. nước cất, Ba(OH)2, HCl, K3PO4

  C. HCl, nước cất, Ba(OH)2, K3PO4                                D. Nước cất, HCl, Ba(OH)2, K3PO4

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 19.  Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phương trình sau:

a. NaOH + NH4Cl                                          b. NH3 + H2O + FeCl3

c. NaHCO3 + HCl                                           d. Mg(OH)2 + HCl

Câu 20. Nhiệt phân m gam Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc). Giá trị của m là bao nhiêu?

Câu 21. Trộn 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M và 100ml dung dịch KOH 0,5M thu dung dịch X. Cho X tác dụng với 100ml dung dịch H2SO4 1M. Tính khối lượng kết tủa và giá trị pH của dung dịch thu được sau phản ứng.

Câu 20. Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là

a. Tính thể tích mỗi khí.

b. Tính khối lượng của kim loại Cu

Đề số 2

Câu 1. Chất nào sau đây không là chất điện li?

  A. HCl                                  B. NaOH                           C. KCl                               D. C2H5OH

Câu 2. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

  A. (3), (2), (4), (1).                                                          B. (4), (1), (2), (3).

  C. (1), (2), (3), (4).                                                          D. (2), (3), (4), (1).

Câu 3. Cặp chất nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch?

  A. NaOH và Na2CO3           B. Cu(NO3)2 và H2SO4      C. CuSO4 và NaOH          D. FeCl3 và NaNO3

Câu 4. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?                                                        

  B. CH3COOH → CH3COO- + H+

  C. H3PO4 → 3H+ + PO43-                            

Câu 5. Để điều chế ra 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì cần thể tích N2 ở cùng điều kiện là:

  A. 8 lít                                   B. 4 lít                                C. 2 lít                               D. 1 lít

Câu 6. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

  A. (3), (2), (4), (1).                                                          B. (4), (1), (2), (3).

  C. (1), (2), (3), (4).                                                          D. (2), (3), (4), (1).

Câu 7. Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO (đktc). Giá trị của V là

  A. 1,12 lít.                             B. 11,2 lít.                          C. 22,4 lít.                         D. 1,49 lít.

Câu 8. Phản ứng hóa học nào dưới đây có phương trình ioh rút gọn: H+ + OH- → H2O?

  A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O                                B. Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

  C. Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KNO3               D. Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

Câu 9. Để trung hòa 20,0 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10,0 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là

  A. 0,3                                    B. 0,2                                 C. 0,1                                 D. 0,4

Câu 10. Trong phản ứng tổng hợp amoniac: 

Để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

  A. giảm nhiệt độ và áp suất.                                            B. tăng nhiệt độ và áp suất.

  C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất.                                    D. giảm nhiệt độ vừa phải và tăng áp suất.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

A. CH3COOH.                       B. C2H5OH.                       C. H2O.                             D. NaCl.

Câu 2. Cho dãy các chất: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 3.                                       B. 4.                                   C. 5.                                   D. 2.

Câu 3.  Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?          

B. CH3COOH → CH3COO- + H+

C. H3PO4 → 3H+ + PO43-                        

Câu 4.  Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

A. BaCl2.                                B. KOH.                            C. HNO3.                          D. Ba2SO4.

Câu 5. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.                    C. [H+] > [NO3-].               B. [H+] < [NO3-].               D. [H+] < 0,10M.

Câu 6. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:

A. (3), (2), (4), (1).                 B. (4), (1), (2), (3).             C. (1), (2), (3), (4).             D. (2), (3), (4), (1).

Câu 7. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Ag+, Cl-, S2-, Cu2+.                                                        B. H+, OH-, Ba2+, HCO3-.

C. Cu2+, Ba2+, NO3-, OH-.                                                 D. HSO4-, NH4+, Na+, NO3-.

Câu 8.  Phương trình 2H+ + S2- ⇔ H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S.                                        B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.

C. K2S + HCl →  H2S + KCl.                                          D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.

Câu 9. Phương trình ion: Ca2+ + CO32- ⇔ CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

(1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2;

(3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.

A. (1) và (2).                           B. (2) và (3).                      C. (1) và (4).                      D. (2) và (4).

Câu 10. Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,01M là

A. 2.                                       B. 12.                                 C. 10.                                 D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1. Chất nào sau đây không phải chất điện li?

A. KOH.                                B. H2S.                              C. HNO3.                          D. C2H5OH.

Câu 2. Phương trình điện li viết đúng là

A. H2SO4 → 2H+ + SO4-                                                   B. NaOH → Na+ + OH-

C. HF  H+ + F-                                                               D. AlCl3 → Al3+ + Cl3-

Câu 3. Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2.                          B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.

C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.                                 D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam Na2O vào nước dư thu được 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của cation trong X là

A. 0,4M.                                 B. 0,8M.                            C. 0,2M.                            D. 0,5M.

Câu 5. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là

A. ns2np5.                                B. ns2np3.                           C. ns2np2.                           D. ns2np4.

Câu 6. Cho các phản ứng sau:

(1) N2 + O2 ⇔ 2NO

(2) N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

Trong hai phản ứng trên thì nitơ

A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.                                              B. chỉ thể hiện tính khử.

C. thể hiện tính khử và tính oxi hóa.                                D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

Câu 7. Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm:

Kết luận nào sau đây đúng?

A. Hình 3: Thu khí N2, H2 và He.                                     B. Hình 2: Thu khí CO2, SO2 và NH3.

C. Hình 3: Thu khí N2, H2 và NH3.                                  D. Hình 1: Thu khí H2, He và HCl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần còn lại của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Châu Thành. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF