YOMEDIA

Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập củng cố kiến thức đã học. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 7 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ

 

ĐỀ SỐ 1.

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như  thế nào ?

A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.

B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác.

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Điểm nào sau đây là giống nhau giữa động vật và thực vật ?

A. Cơ thể sổng có cấu tạo từ tế bào      

C. Có khả năng di chuyển

B. Có khả năng dị dưỡng

D. Có hệ thần kinh và giác quan

3. Gấu trắng, chim cánh cụt phân bố ở vùng khí hậu nào ?

A. Nhiệt đới              B. Xích đạo

C. Ôn đới                   D. Vùng cực

4. Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua:

A. lỗ miệng                B. tế bào gai

C. màng tế bào          D. không bào tiêu hoá

5. Trong cơ thể người, giun kim sống kí sinh ở:

A. ruột non                B. ruột già

C. mật                       D. gan

Câu 2. (3 điểm) Vai trò của ngành Ruột khoang ?

Câu 3. (2 điểm) Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống thuỷ tức ? Thuỷ tức tiêu hoá mồi và thải bã như thế nào ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1

2

3

4

5

D

A

D

A

B

1. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản:

- Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người.

- Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới.

- Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác.

Chọn D

2. Điểm giống nhau giữa động vật và thực vật là Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào      

Chọn A

3. Gấu trắng, chim cánh cụt phân bố ở vùng khí hậu cực

Chọn D

4. Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua: lỗ miệng

Chọn A

5. Trong cơ thể người, giun kim sống kí sinh ở: ruột già

Chọn B

Câu 2. Vai trò của ngành Ruột khoang:

- Tạo nên vùng biển san hô có màu sắc phong phú và rất giàu các loài động vật khác cùng chung sống

- Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương.

- Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức: san hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu...

- Cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: san hô đá

- Hoá thạch san hô là vật chỉ thị quan trọng của các địa tầng trong nghiên cứu địa chất.

- Làm thức ăn: sứa sen, sứa rô...

- Mặc dù một số loài sứa gây ngứa và độc cho con người, đảo ngầm san hô cản trở cho giao thông đường biển, nhưng chúng có ý nghĩa về sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

Câu 3.

* Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống thuỷ tức:

- Tế bào gai dùng đề bắt mồi và tự vệ. Khi chạm con mồi, gai phóng ra chất độc làm tê liệt con mồi. Tế bào gai có nhiều ở tua miệng.

* Cách tiêu hoá mồi và thải bã của thuỷ tức:

- Tế bào mô - cơ tiêu hoá chiếm chủ yếu lớp trong của thành cơ thể, là các tế bào có 2 roi, có không bào tiêu hoá tiết enzim tiêu hoá con mồi. Chất bã được thải ra ngoài qua miệng.

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 2.

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Trùng sốt rét có kích thước

A. Lớn hơn hồng cầu

B. Bé hơn hồng cầu

C. Bằng tiểu cầu

D. Câu B, C đúng

2. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Có chân giả

B. Có diệp lục

C. Có thành xenlulôzơ

D. Câu B, C đúng

3. Trùng kiết lị ki sinh trong cơ thể người ở:

A. Gan                     B. Tuỵ

C. Thành ruột          D. Câu A và B đúng

4. Động vật nguyên sinh nào sau đây có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể ?

A. Trùng roi xanh

B. Trùng biến hình

C. Trùng giày

D. Trùng lỗ

5. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là:

A. Thuỷ tức             B. Sứa

C. Hải quỳ               D. San hô

Câu 2. (2,5 điểm) So sánh điểm giống nhau và khác nhau của trùng roi với thực vật.

Câu 3. (2,5 điểm) Nêu điểm giống nhau giữa thuỷ tức, san hô, hải quỳ, sứa ?

 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1

2

3

4

5

B

D

C

C

C

1. Trùng sốt rét có kích thước Bé hơn hồng cầu

Chọn B

2. Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở đặc điểm:

- Có diệp lục

- Một số trùng roi có thành xenlulôzơ

Chọn D

3. Trùng kiết lị kí sinh trong cơ thể người ở: Thành ruột

Chọn C

4. Trùng giày có 2 nhân và 2 không bào co bóp trong cơ thể

Chọn C

5. Ở ven biển nước ta thường gặp loài ruột khoang cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa. Đó là: Hải quỳ

Chọn C

Câu 2: So sánh điểm giống nhau và khác nhau cùa trùng roi với thực vật.

* Giống nhau:

Tế bào có chứa hạt diệp lục —> khả năng tự dưỡng

* Khác nhau:

Trùng roi

Thực vật

- Tế bào động vật

- Tự di chuyển được

 - Cùng là sinh vật dị dưỡng

- Tế bào thực vật

- Không tự di chuyển được

- Sinh vật tự dưỡng

Câu 3. Điểm giống nhau giữa thuỷ tức, san hô, hải quỳ, sứa.

- Sinh vật ăn thịt và có gai độc tự vệ.

- Cơ thể đối xứng toả tròn.

- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.

- Trong cùng là khoang ruột.

- Sinh sản: vô tính nảy chồi.

- Dinh dưỡng: sinh vật dị dưỡng.

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 3.

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1.Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo ........................ xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn.

A. chỉ gồm một tế bào

B. gồm nhiều tế bào

C. rất đơn giản

D. hiển vi

2. Cách sinh sản của trùng roi ?

A. Trùng roi xanh sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

B. Trùng roi xanh sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

C. Phân đôi theo chiều ngang cơ thể.

D. Cả A, B và C đều sai

3. Đặc điểm của tập đoàn vôn vốc ?

A. Gồm nhiều tế bào liên kết lại như mạng lưới.

B. Mỗi cá thể gồm có hai roi hướng ra ngoài.

C. Dù có nhiều tế bào xong chỉ là một nhóm động vật đơn bào.

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Trùng biến hình có cấu tạo và di chuyển như thế nào ?

A. Là cơ thể đơn bào đơn giản nhất.

B. Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân

C. Di chuyển nhờ dòng nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.

D. Cả A, B và C đều đúng.

5. Cách dinh dưỡng của trùng biến hình ?

A. Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

B. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

C. Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 2. (2,5 điêm) Do đâu trùng roi vừa có khả năng tự dưõng vừa có khả năng dị dưỡng ?

Câu 3. (2,5 điểm) Thuỷ tức bắt mồi và thải bã ra khỏi cơ thể như thế nào ?

 

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1

2

3

4

5

A

A

D

D

D

 

1. Động vật nguyên sinh là những động vật cấu tạo chỉ gồm một tế bào xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng khoa học lại phát hiện chúng tương đối muộn.

Chọn A

2. Cách sinh sản của trùng roi: Trùng roi xanh sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể.

Chọn A

3. Đặc điểm của tập đoàn vôn vốc:

- Gồm nhiều tế bào liên kết lại như mạng lưới.

- Mỗi cá thể gồm có hai roi hướng ra ngoài.

- Dù có nhiều tế bào xong chỉ là một nhóm động vật đơn bào.

Chọn D

4. Trùng biến hình có cấu tạo và di chuyển như thế nào ?

- Là cơ thể đơn bào đơn giản nhất.

- Cơ thể gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân

- Di chuyển nhờ dòng nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả.

Chọn D

5. Cách dinh dưỡng của trùng biến hình:

- Chân giả thứ nhất tiếp cận mồi lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

- Không bào tiêu hoá, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

Chọn D

Câu 2. Trùng roi vừa có khả năng tự dưỡng vừa có khả năng dị dưỡng:

- Trùng roi có chứa diệp lục tố trong tế bào nên có thể thực hiện quang hợp khi có ánh sáng mặt trời, do vậy chúng tự dưỡng.

- Khi không có ánh sáng mặt trời, trùng roi không thể quang hợp được chúng sẽ mất dần màu xanh lá và sống dị dưỡng bằng cách sử dụng chất hữu cơ như các động vật khác.

Câu 3. Cách bắt mồi và thải bã ra khỏi cơ thể của thuỷ tức:

*Thủy tức bắt mồi:

Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều tế bào gai dùng để bắt mồi; khi bắt mồi tua miệng chuyển động, khi chạm con mồi, gai phóng ra làm tê liệt con mồi. Tua miệng đưa con mồi vào ruột qua miệng.

 

………………………………………

ĐỀ SỐ 4.

Câu 1. (5 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Triệu chứng kiết lị ?

A. Đau quặn bụng

B. Đi ngoài nhiều

C. Phân có lẫn máu và chất nhày

D. Cả A, B và C đều đúng.

2. Trùng sốt rét có cẩu tạo như thế nào để thích nghi với lối kí sinh trong máu người ?

A. Kích thước rất nhỏ

B. Không có bộ phận di chuyển

C. Không có không bào

D. Cà A, B và C đều đúng.

3. Đặc điểm khác biệt của sứa so với thuỷ tức là:

A. Di chuyển bằng dù

B. Đối xứng toả tròn

C. Tua miệng gây ngứa

D. Cả A, B và C đều đúng.

4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?

1, Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

2, Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả.

3, Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

4, Hình dạng ổn định.

5, Dinh dưỡng dị dưỡng.

A. 1, 2, 3, 4.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3

D. 1, 2, 4.

5. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô.

A. Sống bơi lội

B. Sống bám

C. Sống đơn độc

D. Cả A và C đúng.

Câu 2. (5 điểm) Chứng minh sự đa dạng môi trường sống động vật. Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1.

1

2

3

4

5

D

D

A

C

D

 

1. Triệu chứng kiết lị:

- Đau quặn bụng

- Đi ngoài nhiều

- Phân có lẫn máu và chất nhày

Chọn D

2. Trùng sốt rét có cẩu tạo thích nghi với lối kí sinh trong máu người:

- Kích thước rất nhỏ

- Không có bộ phận di chuyển

- Không có không bào

Chọn D

3. Đặc điểm khác biệt của sứa so với thuỷ tức là: Di chuyển bằng dù

Chọn A

4. Sự đa dạng của động vật nguyên sinh ?

- Đa dạng về môi trường sống (sống tự do hay kí sinh).

- Cơ quan di chuyển: roi bơi, lông bơi, chân giả.

- Có các bào quan khác nhau đảm nhiệm chức năng sống khác nhau.

Chọn C

5. Đặc điểm khác biệt của sứa so với san hô.

- Sống bơi lội

- Sống đơn độc

Chọn D

Câu 2. * Sự đa dạng môi trường sống động vật:

Động vật phân bổ khắp nơi:

Nước mặn

Cá voi, tôm hùm, cua, mực, cá chuồn,…

Nước ngọt

Cá rô, cá trê, lóc, lươn, tôm, tép nước ngọt,…

Nước lợ

Cá sấu,…

Trên không

Chim, dơi, côn trùng (ong, bướm, chuồn chuồn,…)

Trên cạn

Thú rừng (hổ, báo, lợn rừng,…)

Thú nuôi (chó, mèo, gà, vịt, ngan,…)

Động vật còn phân bổ theo vùng khí hậu: nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, vùng cực

- Nhiệt đới: các loài thú rừng, thú nuôi

- Xích đạo: bò sát, bọ cạp...

- Ôn đới: cáo, thỏ, hổ…

- Vùng cực: gấu trắng, chim cánh cụt, hải cẩu...

* Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:

- Chim cánh cụt có bộ lông rậm, dày, không thấm nước.

- Lớp mỡ dưới dạ dày.

- Có tập tính sống thành bầy đàn nên thích nghi với khí hậu vùng cực.

 ---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Phan Tây Hồ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF