YOMEDIA

Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệuBộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 7, giúp các em có thêm tài liệu học tập, ôn tập hè. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

BỘ 4 ĐỀ ÔN TẬP HÈ SINH HỌC 7 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Biện pháp nào dưới đây không là biện pháp đấu tranh sinh học?

A. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

B. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

C. Sử dụng phân bón, phun thuốc hóa học trừ sâu

D. Gây vô sinh để diệt động vật gây hại.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây là đúng

  1. Chim, Lưỡng cư, Bò sát đều là động vật biến nhiệt
  2. Các loài chuột chù, chuột chũi, chuột đồng thuộc bộ Gặm nhấm
  3. Dơi là động vật có xương sống có chi 5 ngón biến đổi thích nghi với đời sống bay lượn.
  4. Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật

A: 1,2,3                                                         C: 1, 2

B: 2,3,4                                                         D: 3,4

Câu 3: Làm thế nào để duy trì đa dạng sinh học

A: Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng đặc biệt là rừng đầu nguồn

B: Không chặt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi

C: Cấm săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

D: Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 4: Vành tai của thỏ lớn và dài, cử động được mọi chiều ,có chức năng :

A .  Định hướng chống trả kẻ thù .                    

B.   Định hướng tham gia tìm thức ăn .

C. Định hướng âm thanh vào tai giúp thỏ nghe rõ .      

D. Định hướng cơ thể khi chạy .

Câu 5: Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất :

A.  Sinh sản vô tính.                                           

B . Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài .

C . Hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong .           

D. Hữu tính thụ tinh trong, đẻ con  .

Câu 6: Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học :

A. Dùng keo dính chuột .                              B .Dùng mèo bắt chuột  

C.  Bẫy chuột .                                              D . Thuốc diệt chuột

Câu 7: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì:

A. Động vật ngủ đông dài                       C. Khí hậu rất khắc nghiệt

B. Động vật sinh sản ít                            D. Khí hậu khá phù hợp

Câu 8: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên ở nước ta?

A. Khai thác tài nguyên rừng quá mức

B. Săn bắn, buôn bán động vật hoang dã.         .                

C. Sự ô nhiễm môi trường

D. Tích cực trồng cây gây rừng.

Câu 9: Nhóm động vật nào dưới đây có hiện tượng thai sinh?

A. Thỏ, mèo, khỉ                                                C. Chim bồ câu, gà, đà điểu

B. Ếch đồng, nhái bén, cá cóc                            D. Cá sấu, thằn lằn, rắn

Câu 10: Những lợi ích của đa dạng sinh học là:

  1. Làm cho các loài thực vật và động vật phong phú
  2. Là nguồn tài nguyên tái sinh khổng lồ cho con người
  3. Góp phần tạo ra sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên
  4. Cả A, B và C đều đúng

II. Tự Luận

Câu 1: So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú?

Câu 2: Vì sao nói thú là động vật xương sống có tổ chức cao nhất?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

D

C

D

B

C

D

A

D

 

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc Nghiệm

Câu 1: Có cơ hoành là đặc điểm của loài nào?

A. Ếch đồng.             B. Thằn lằn.                            C. Thỏ.                      D. Chim bồ câu.

Câu 2: Chim bồ câu có bao nhiêu túi khí?

A. 1.                          B. 5.                                        C. 7.                          D. 9.

Câu 3: Động vật nào dưới đây có quan hệ họ hàng gần với trâu rừng nhất?

A. Thằn lằn bóng đuôi dài.                                       B. Chim bồ câu.

C. Ngựa vằn.                                                            D. Cá chép.

Câu 4: Vì sao nói cá chép thường đẻ trứng với số lượng lớn?

A. Vì hiệu suất thụ tinh của cá chép rất cao.

B. Vì số lần đẻ trứng ít nên mỗi lần phải đẻ nhiều trứng.

C. Vì đẻ nhiều trứng sẽ làm tăng nhanh số lượng cá thế.

D. Vì môi trường ngoài có nhiều yếu tố bất lợi nên cá đẻ nhiều trứng để tăng khả năng thụ tinh.

Câu 5: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?

A. Cá chép.               B. Châu chấu.             C. Thủy tức.                          D. Giun đất.

Câu 6: Ngành động vật nào dưới đây có cơ quan phân hóa phức tạp nhất?

A. Chân khớp.                                              B. Ruột khoang.

C. Động vật nguyên sinh.                             D. Động vật có xương sống.

Câu 7: Hiện nay, loài chim nào có kích thước lớn nhất thế giới?

A. Đà điểu châu phi.                                     B. Chim cánh cụt hoàng đế.

C. Bồ nông châu Úc.                                    D. Kền kền.

Câu 8: Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại động thực vật là?

A. Do sự phun trào núi lửa.

B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường.

C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

D. Do hoạt động của con người.

Câu 9: Biện pháp đấu tranh sinh học có ưu điêm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng tiêu diệt hết sinh vật gây hại.

B. Hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường.

C. Đơn giản, dễ thực hiện.

D. Tiết kiệm chi phí.

Câu 10: Thời xưa, khi phương tiện liên lạc còn chưa phát triển, con người thường nhờ động vật nào sau đây làm phương tiện đưa thư. Hay chúng còn được mệnh danh là các “ bưu tá viên”?

A. Bồ câu.                 B. Chim ưng.              C. Chim đại bàng.                       D. Chim sẻ.    

II. Tự Luận

Câu 1. Nêu lợi ích của đa dạng sinh học? Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 2. So sánh hệ tuần hoàn của Lưỡng Cư, Bò Sát, Chim, Thú?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

C

D

B

D

A

D

B

A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc Nghiệm

Câu 1. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?

A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.                       B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.

C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.                                          D. Tránh mất nước cho cơ thể.

Câu 2. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa là đặc điểm của:

A. Lớp Lưỡng cư.                                                     B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim.                                                           D. Lớp Thú.

Câu 3. Thích phơi nắng là tập tính của:

A. Ếch đồng.                                                             B. Chim bồ câu.

C. Thằn lằn bóng.                                                     D. Thỏ.

Câu 4. Biện pháp tiêu diệt sinh vật gây hại nào dưới đây là biện pháp đấu tranh sinh học:

A. dùng keo dính chuột.                                           B. dùng mèo bắt chuột.  

C. bẫy chuột.                                                            D. thuốc diệt chuột.

Câu 5. Vì sao sự đẻ con lại được xem là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng?

A. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

B. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển trong cơ thể của bố nên an toàn hơn.

C. Vì trong sự đẻ con, xác suất trứng gặp tinh trùng là thấp hơn.

D. Vì trong sự đẻ con, phôi được phát triển bên ngoài cơ thể mẹ nên an toàn hơn.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

A. Di chuyển bằng cách quăng thân.

B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

C. Có khả năng di chuyển rất xa.

D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Câu 7. Dơi ăn quả thuộc lớp:

A. Lưỡng cư.                                                            B. Bò sát.                     

C. Chim.                                                                   D. Thú.

Câu 8. Sự phát triển có qua giai đoạn biến thái là ở:

A. Chim.                                                                   B. Thú.                         

C. Ếch.                                                                     D. Thằn lằn.

II. Tự Luận

Câu 1. Giải thích sự tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính.

Câu 2. Nêu đặc điểm chung của lớp thú?

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

B

D

C

B

C

A

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của bò sát thích nghi với đời sống trên cạn?

Câu 2. Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn?

Câu 3. Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù?

Câu 4. Em hãy so sánh được hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

Câu 5. Em hãy nêu các nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học? Em hãy đề ra một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

Các đặc điểm

- Da khô, có vảy sừng bao bọc.

- Có cổ dài, mắt có mi cử động, có nước mắt.

- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu.

- Thân dài, đuôi rất dài, bàn chân có 5 ngón có vuốt

Câu 2.

- Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi.

- Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn.

- Không có bóng đái, ở chim mái chỉ có 1 buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

 ---

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 4 Đề ôn tập hè môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Viết Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF