HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập tự luận chuyên đề Trai sông và lớp hình nhện Sinh học 7 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em củng cố kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ có ích cho các em em học sinh. Mời các em cùng theo dõi.
BÀI TẬP TỰ LUẬN CHUYÊN ĐỀ TRAI SÔNG VÀ LỚP HÌNH NHỆN
SINH HỌC 7 NĂM 2020
1. Hình dạng cấu tạo của trai?
Vỏ trai
- Gồm hai mảnh vỏ, gắn với nhau nhờ bản lề.
- Vỏ trai: 3 lớp
+ Lớp sừng
+ Lớp đá vôi
+ Lớp xà cừ
Cơ thể trai
- Trong 2 mảnh vỏ là cơ thể trai.
- Cấu tạo:
+ Ngoài: áo trai tạo thành khoang áo có ống hút và ống thoát nước
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai và chân trai
2. Trai tự vệ bằng cách nào, cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Trai tự vệ bằng cách co chân và khép vỏ. Nhờ vỏ cứng chắc và hai cơ khép vỏ cứng chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra ăn phần mềm của cơ thể chúng.
3. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước?
Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ởnhững nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò.
4. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
Đặc điểm chung :
- Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản
Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Nguyên liệu xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho động vật
+ Làm sạch môi trường nước
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Có ý nghĩa địa chất
- Tác hại:
+ Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán
+ Làm hại cây trồng
5. Ý nghĩa thực tiễn của vỏ thân mềm.
Là đồ trang sức: vỏ trai,ốc,... làm dây chuyền, vòng đeo tay, bông tai,...
Làm vật trang trí: vỏ ốc làm lồng chụp đèn, làm thuyền bè để trang trí,...
Có giá trị về mặt địa chất.
6. Cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác?
- Mọt ẩm: râu ngắn, các đôi chân đều bò được. Thở bằng mang, ở cạn nhưng cần chỗ ẩm ướt.
- Con sun: sống ở biển, con trưởng thành sống cố định, thường bám vỏ thuyền, tàu, làm giảm tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông thủy.
- Rận nước: sống ở nước, kích thước khoảng 2mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Mùa hạ chỉ sinh toàn con cái, là thức ăn chủ yếu của cá.
- Chân kiếm: A. Loài chân kiếm sống tự do, có kích thước và vai trò như rận nước.
B. Loài chân kiếm kí sinh ở cá, phần phụ tiêu giảm, râu biến thành móc bám.
- Cua đồng đực: phần bụng tiêu giảm dẹp mỏng gập vào mặt bụng của mai (là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi lối sống ở hang hốc.
- Cua nhện: sống ở biển, được coi có kích thước lớn nhất trong giáp xác, nặng tới 7kg. Chân dài giống chân nhện. Sải chân dài 1,5m. Thịt ăn ngon.
7. Vai trò thực tiễn của lớp giáp xác?
- Lợi ích:
+ Là nguồn thức ăn của cá
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm
+ Là nguồn lợi xuất khẩu
- Tác hại:
+ Có hại cho giao thông đường thủy
+ Có hại cho nghề cá
+ Truyền bệnh giun sán
8. Đặc điểm cấu tạo và tập tính của nhện?
a) Đặc điểm cấu tạo.
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc → bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông →Cảm giác về khứu giác
4 đôi chân bò → Di chuyển chăng lưới
+ Bụng:
Đôi khe thở → hô hấp
Một lỗ sinh dục → sinh sản
Các núm tuyến tơ → Sinh ra tơ nhện
b) Tập tính
* Chăng lưới
* Bắt mồi
Kết luận:
- Chăng lưới săn bắt mồi sống
- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
9. Cấu tạo trong của châu chấu?
- Hệ tiêu hóa: Miệng → hầu → diều → dạ dày → ruột tịt → ruột sau → trực tràng → hậu môn
- Hệ bài tiết: là hệ thống ống bài tiết đổ vào ruột sau
- Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng
- Hệ hô hấp: Là hệ thống ống khí
- Hệ TK: dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển
10. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ?
1. Đặc điểm chung
- Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng ống khí
2. Vai trò thực tiễn
- Lợi ích:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho đv khác
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch MT (bọ hung)
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho SX nông nghiệp.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận chuyên đề Trai sông và lớp hình nhện Sinh học 7 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: