YOMEDIA

Bài tập về động vật và đời sống con người môn Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập củng cố kiến thức đã học. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập về động vật và đời sống con người môn Sinh học 7 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng:

Trả lời:

Chân dài, mảnh; chân cao, móng rộng. Bướu trên lưng chứa mỡ. Lớp mỡ dưới da dày. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát, lông trắng. Giải thích: chân dài, mảnh nên cơ thê nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc; chân cao, móng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng chứa mỡ, khi cần, mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thể. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát, lông trắng để không bắt nắng và dễ lẩn trốn kẻ thù. Lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt và tích trữ năng lượng.

 

Câu 2: Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích? Em hãy điền các thông tin vào bảng sau:

Trả lời:

 

Số lượng loài động vật

Giải thích

Khí hậu đới lạnh

Ít

Khí hậu khắc nghiệt, ít thức ăn

Hoang mạc đới nóng

Ít

Khí hậu khắc nghiệt, ít thức ăn và nước

 

Câu 3: Đọc bảng trang 189 SGK và trả lời các câu hỏi sau:

a) Giải thích vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau.

b) Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy?

Trả lời:

a) 7 loài rắn chung sống nhưng không cạnh tranh với nhau. Do tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng là khác nhau và chuyên hóa: có loài chuyên ăn rắn, có loài chủ yêu ăn chuột, có loài chuyên ăn ếch nhái hoặc sâu bọ,... do điều kiện khí hậu ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới nên đa dạng sinh vật, cung cấp đủ thức ăn cho các loài rắn khác nhau

b) Số rắn phân bố ở một nới có thể tăng cao được như vậy do khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm tương đối ổn định thích hợp với nhiều loài sinh vật.

 

Câu 4: Tài nguyên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp và văn hóa.

Trả lời:

Nguồn tài nguyên này đã cung cấp cho nhân dân ta thực phẩm.

- Sức kéo.

- Dược liệu.

- Sản phẩm công nghiệp ( da, lông, sáp ong, cánh kiến...).

- Nông nhiệp ( thức ăn gia súc, phân bón).

- Tiêu diệt các loài sinh vật có hại.

- Có giá trị văn hóa (cá cảnh, chim cảnh).

- Giống vật nuôi (gia cầm, gia súc và những động vật nuôi khác...).

 

Câu 5: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Trả lời:

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

 

Câu 6: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.

Trả lời:

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Các biện pháp cần để bảo vệ đa dạng sinh học:

- Bảo vệ môi trường: không xả rác thải bừa bãi, khai thác tài nguyên hợp lí, tận dụng năng lượng sạch.

- Hạn chế chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; trồng thêm rừng mới.

- Nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt động vật trái phép.

- Tiến hành phục hồi lại giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Khai thác các nguồn tài nguyên động vật một cách hợp lí,....

 

Câu 7: Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng:

Trả lời:

Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học

Tên sinh vật gây hại

Tên thiên địch

Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

Chuột, Sâu bọ, cua ốc

Mèo, Gia cầm

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

Trứng sâu xám

Ong mắt đỏ

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại

Thỏ

Vi khuẩn Myoma

 

Câu 8: Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.

Trả lời:

- Sử dụng cho các loài phân tính. Ví dụ như ruồi

- Người ta tiêu diệt hết các con đực để khiến cho các con cái không sinh đẻ ra con được.

→ Kết quả: các thế hệ sau không được duy trì.

 

Câu 9: Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học:

Trả lời:

Sử dụng thiên địch: sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại; sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

 

Câu 10: Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

Trả lời:

 

Tên các biện pháp đấu tranh sinh học

Ví dụ

 

Sử dụng thiên địch

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm

Gây vô sinh diệt động vật gây hại

 

Ưu điểm

Không gây ô nhiễm môi trường

Hiệu quả cao

Hiệu quả cao

Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp.

Hạn chế

Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Thiên địch phát triển mạnh ảnh hưởng tới loài khác

Có thể truyền bệnh cho loài khác

Có thể gây mất cân bằng sinh học

Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo.

 

 

Câu 11: Đọc mục I, quan sát hình 60 và đọc các thông tin có liên quan tới hình. Lựa chọn những câu trả lời và điền vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam

Tên động vật quý hiếm

Cấp độ đe dọa tuyệt chủng

Giá trị động vật quý hiếm

1. Ốc xà cừ

Rất nguy cấp (CR)

1

2. Hươu xạ

Rất nguy cấp (CR)

2

3. Tôm hùm đá

Nguy cấp (EN)

3

4. Rùa núi vàng

Nguy cấp (EN)

4, 9

5. Cà cuống

Sẽ nguy cấp (VU)

5

6. Cá ngựa gai

Sẽ nguy cấp (VU)

6

7. Khỉ vàng

Ít nguy cấp (LR)

7

8. Gà lôi trắng

Ít nguy cấp (LR)

8, 10

9. Sóc đỏ

Ít nguy cấp (LR)

9

10. Khướu đầu đen

Ít nguy cấp (LR)

8, 10

 

Câu trả lời lựa chọn

Ít nguy cấp (LR); Sẽ nguy cấp (VU); Nguy cấp (EN); Rất nguy cấp (CR)

1. Kĩ nghệ khảm trai; 2. Dược liệu sản xuất nước hoa; 3. Thực phẩm đặc sản xuất khẩu; 4. Dược liệu chữa còi xương ở trẻ em, thẩm mĩ; 5. Thực phẩm đặc sản gia vị; 6. Dược liệu chữa hen tăng sinh lực; 7. Cao khỉ (dược liệu), động vật thí nghiệm; 8. Động vật đặc hữu, thẩm mĩ; 9. Giá trị thẩm mĩ; 10. Động vật đặc hữu… chim cảnh.

 

Câu 12: Thế nào là động vật quý hiếm.

Trả lời:

Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên.

 

Câu 13: Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm, giải thích từng cấp độ nguy cấp. Cho ví dụ. Em hãy điền những thông tin cần thiết vào bảng sau.

Trả lời:

Cấp độ phân hạng động vật quý hiếm

Giải thích

Ví dụ

1. Rất nguy cấp (CR)

những loài có số lượng cá thể giảm sút 80%

ốc xà cừ, hươu xạ.

2. Nguy cấp (EN)

những loài có số lượng cá thể giảm sút 50%

tôm hùm, rùa núi vàng

3. Sẽ nguy cấp (VU)

những loài có số lượng cá thể giảm sút 20%

cà cuống, cá ngựa gai

4. Ít nguy cấp (LR)

những loài động vật được nuôi bảo tồn

khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về động vật và đời sống con người môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF