YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Diên Khánh

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 nắm được cấu trúc đề thi THPT QG môn Ngữ văn một cách chính xác và đầy đủ nhất HOC247 xin gửi đến Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Diên Khánh. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em học tập thật tốt.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT DIÊN KHÁNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:

Trong cuốn Quá tải: kinh doanh du lịch bùng nổ, tác giả Elizabeth Becker gọi du lịch là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo, một con dao hai lưỡi, hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách, nhưng cùng lúc có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hóa và cộng đồng.

Số phận các địa điểm du lịch tầm cỡ khác của Việt Nam cũng tương tự ở Sapa. Ở vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên băng chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển. Ở Phú Quốc, mùi nắng gió, mùi nước mắm, các đồn điền tiêu, những làng chài, tâm hồn và cá tính của hòn đảo, đang biến mất dần. Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kỳ nào khác. Người ta xẻ rừng quốc gia để đặt vào đó các lâu đài nhái kiểu cổ tích châu Âu chóp nhọn lòe loẹt xanh đỏ, những cây thông và bãi cỏ ôn đới lạ lẫm với khí hậu địa phương, biến một thiên đường nhiệt đới tự nhiên thành một “thiên đường” bê tông nhân tạo.

Du lịch đại trà là một hiện tượng toàn cầu, nhưng nó gây ra tác hại nhiều nhất ở các nước đang phát triển, vì sức chống cự của những nước này, cả về nguồn lực tài chính lẫn trình độ quản lý đều yếu kém hơn. Ở Ankor Wat, gần đây các ngôi đền bắt đầu bị lún vì mực nước ngầm hạ thấp do mức tiêu thụ nước của các khách sạn liên tục tăng lên. Ám ảnh nhất với tôi là Vang Viêng ở Bắc Lào. Nằm bên bờ sông Nam Song, được vây xung quanh bởi các dãy núi đá vôi trùng điệp, cái làng nhỏ duyên dáng và xinh xắn này bỗng nhiên trở thành nơi các thanh niên phương Tây tập kết để ăn chơi như không có ngày mai. Họ tụ tập ở các quán bar trải dài 4 km dọc bờ sông, ăn pizza trộn với cần sa, nốc whisky đựng trong các bát ô tô nhựa, nhảy nhót trong tiếng nhạc rầm rầm, rồi nằm trong săm ô tô lao mình xuống nước xoáy để tiêu khiển. Sau mấy chục ca tử vong chỉ trong vòng một năm, chính phủ Lào phải ra tay dừng cuộc vui lại.

Mức sống chung cao lên, các đường bay giá rẻ ra đời, cũng tạo điều kiện cho du lịch đại trà phát triển. Thậm chí, người ta bắt đầu sử dụng tới thuật ngữ “du lịch siêu đại trà” (mega mass tourism) để mô tả hiện tượng này. Đầu thế kỉ 21, Giáo hoàng John Paul II phê phán du lịch đại trà là một hình thức bóc lột mới, nó “biến văn hóa, các nghi lễ tôn giáo, và các lễ hội dân tộc thành những sản phẩm tiêu dùng” khi khách du lịch tìm tới những cái mới lạ một cách hời hợt và không muốn tiếp xúc thực sự với văn hóa bản địa.

Có thể dừng lại cỗ máy khổng lồ mang tên “phát triển” này được không? Tôi không chắc. Vì nó đang được đốt bởi lòng tham. Các doanh nghiệp thì tham lợi nhuận. Chính phủ thì tham tăng trưởng GDP. Các du khách thì tham các trải nghiệm mì ăn liền, tham việc được tưởng thưởng mà không phải lao động. Họ muốn “chỉ cần 15 phút để lên nóc nhà Đông Dương”, chụp selfie giữa rừng già mà vẫn đi guốc cao gót, nhẹ nhàng như vào Paris Deli.

Nhưng cũng như với mọi thứ khác trên đời, sự tham lam sẽ phá hủy hết. Long tham sẽ biến con ngỗng vàng mang tên du lịch thành một con quái vật. Các nhà chuyên môn đã nói nhiều về cú nổ bong bóng của các điểm đến sau thời kỳ tăng trưởng nóng vô độ. Với cách làm du lịch hiện nay, sẽ tới lúc Sapa giống muôn vàn những chỗ khác: vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền. Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn, một sự thảm hại cho cả người ở đó lẫn người tới thăm.

(Theo Bức xúc không làm ta vô cảm – Đặng Hoằng Giang)

Câu 1: Đoạn văn bản trên có nội dung gì?

Câu 2: Văn bản có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. 

Câu 4: Căn cứ vào văn bản, anh/chị hãy lý giải: tại sao du lịch bị xem là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo?

II. Làm văn

Câu 1: (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về “nguy cơ con ngỗng vàng mang tên du lịch có thể biến thành một con quái vật” ở Việt Nam.

Câu 2: (5 điểm)

So sánh và đánh giá phần kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” (SGK Ngữ văn 11, Tập một, Nxb Giáo dục) của nhà văn Nam Cao và phần kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt" (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo dục) của nhà văn Kim Lân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải: Nội dung đoạn văn: Những tác động, ảnh hưởng của du lịch đối với con người, môi trường, văn hóa (mặt trái của du lịch).

Câu 2:

* Phương pháp: Căn cứ các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, bình luận,...

* Cách giải:

Các thao tác lập luận gồm:

+ Chứng minh: lấy dẫn chứng về sự xuống cấp ở các khu du lịch: Hạ Long, Sa Pa, Ankor Wat, Vang Viêng Bắc Lào.

+ Bình luận: những mặt trái của ngành công nghiệp du lịch

Câu 3:

* Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...

* Cách giải: Biện pháp nghệ thuật

- Biện pháp so sánh:

+ Ở Vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên băng chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển.

+ Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kỳ nào khác.

- Biện pháp nhân hóa: + Tâm hồn và cá tính của hòn đảo đang biến mất dần.

- Tác dụng: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đa dạng, phong phú đã nói lên những tác hại ghê gớm của du lịch đối với cảnh quan tự nhiên, với bản sắc văn hóa của các vùng miền.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, lý giải.

* Cách giải: Du lịch bị xem là một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo vì:

- Du lịch hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách nhưng cùng lúc đó có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hóa và cộng đồng. Du lịch làm biến mất cá tính riêng và bản sắc tâm hồn của các địa phương.

- Du lịch phá hoại quang cảnh thiên nhiên, biến một thiên đường nhiệt đới tự nhiên thành một thiên đường bê tông nhân tạo.

- Các nghi lễ tôn giáo, những bản sắc dân tộc trở thành sản phẩm tiêu dùng, nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch. => Du lịch biến các địa phương thành: vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền.

II. Làm văn

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,...)

* Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc các đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Một anh chàng có tên là Bryan Anderson đang lái xe trên đường cao tốc thì gặp một bà cụ già đang đứng cạnh chiếc xe hơi Mercedes mới cứng bị xịt lốp với dáng vẻ lo lắng. Anderson liền dừng xe và đi bộ lại chỗ cũ. Thấy một anh đầu tóc bù xù, quần áo nhếch nhác, vẻ mặt hơi dữ, râu ria không cạo, cụ già hơi sợ. Cụ đành gật đầu vì đã đợi cả tiếng trên cao tốc dưới nắng gắt mà không ai dừng lại giúp.

Chỉ trong mươi phút, chàng trai đã thay xong cái lốp bị hỏng dù quần áo bị bẩn lem luốc thêm, tay anh bị kẹt sưng tấy. Khi xong việc, cụ bà hỏi, anh lấy bao nhiêu nhưng Anderson cười và nói: “Cụ chẳng nợ chi ạ. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.”

(Con người và sự tử tế, Hiệu Minh, Báo Vietnamnet, 29/03/2016)

2. Giờ đã là 1 giờ sáng nhưng cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang, 22 tuổi, vẫn đang ngồi ngoài vỉa hè lạnh giá để khám bệnh miễn phí cho ông Nguyễn, một người đàn ông vô gia cư 70 tuổi. Con đường này là nơi nương náu duy nhất của ông khi đêm xuống. Ông mặc 3 lớp áo để chống lại cái lạnh. Ông kêu đau tay và lưng do công việc sửa xe đạp.

Không do dự, Trang nhẹ nhàng đưa tay xoa các ngón tay cho ông. Sauk hi hỏi han xong, cô đã trao cho ông ba miếng dán Salonpas. Ông Nguyễn đã rất xúc động cảm ơn cô. Ông nói: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”.

(“Chuyện người tử tế” Việt Nam lên báo nước ngoài, Phạm Khánh lược dịch, Infonet, 22/03/2017)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong hai đoạn trích trên. (nhận biết)

Câu 2.

Việc làm của anh Bryan Anderson và cô sinh viên y khoa Chu Thương Minh Trang trong hai đoạn trích trên có thể gọi tên là gì? Anh/ chị có đồng tình với những việc làm đó không, vì sao? (thông hiểu)

Câu 3. Câu nói của anh Bryan Anderson và lời chia sẻ của ông Nguyễn trong hai đoạn trích trên gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?

Anh Bryan Anderson: “Cụ chẳng nợ chi cả. Nếu muốn trả tiền công, lần sau thấy ai cần sự trợ giúp thì cụ hãy giơ tay bàn tay thân ái. Và lúc đó cụ nghĩ đến cháu, thế là vui lắm rồi.”

Ông Nguyễn: “Tôi sống rất vất vả. Tôi rất cảm kích khi những người tình nguyện viên trẻ này tới thăm. Tôi đã trải qua nhiều khó khăn nhưng giờ tôi không cảm thấy buồn nữa bởi vì tôi biết có những người tốt xung quanh giúp đỡ mình”. (vận dụng)

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ hai đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về: Sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay. (vận dụng cao)

Câu 2:

Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

Phân tích nhân vật người lái đò trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét trên. Từ đó, hãy nêu một vài suy nghĩ của anh/chị về những phẩm chất cần có của mỗi người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. (vận dụng cao)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Dựa vào các kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ.

* Cách giải: Phương thức biểu đạt: tự sự.

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích.

* Cách giải:

- Việc làm của hai người trong hai đoạn trích trên là việc làm tử tế.

- Đồng tình với những việc làm trên vì đó là những việc làm tốt, xuất phát từ tấm lòng nhân ai, yêu thương con người. Nếu mỗi người đều có những việc làm, những tấm lòng như vậy thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Câu nói của hai nhân vật trong hai đoạn trích gợi cho anh/ chị những suy nghĩ:

- Sự tử tế, lòng nhân ái cần được mang đến cho tất cả mọi người, cần được nhân rộng ra.

- Sự tử tế, lòng nhân ái đem lại niềm vui và hạnh phúc không chỉ cho người cho mà còn cho cả người nhận. Đó cũng là sự chia sẻ, đồng cảm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

- Giải thích vấn đề

+ Tử tế: chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé, chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” có nghĩa là cẩn trọng từ những việc nhỏ bé.

+ Tử tế là một chuẩn mực đạo đức quan trọng trong cuộc sống, là một phép tắc cần thiết trong giao tiếp giữa con người với con người trong cách đối nhân xử thế, là một giá trị đẹp và nhân văn.

+ Tử tế không phải là có tiền bạc mà mua được hoặc muốn là có ngay, mà phải được học hành, được rèn luyện, kế thừa và giữ gìn.

+ Sự lan tỏa của tử tế tức là sự tử tế được nhân rộng ra khắp toàn xã hội.

- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

  Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:

+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.

+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết:

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

 Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lên hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

- Liên hệ bản thân: Anh/chị đã làm gì để góp mình vào sự lan tỏa sự tử tế trong xã hội? Có câu chuyện nào về việc tử tế/chưa tử tế với người nào để chia sẻ?

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

+ Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận xét:

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

- Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút ra từ tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của ông: tài hoa, uyên bác, lịch lãm.

- Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Trong con mắt của Nguyễn Tuân, con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta”. Hình ảnh người lái đò trong tác phẩm chính là chất vàng mười mà tác giả đã đi tìm bấy lâu.

+ Giải thích ý kiến trên:

- Vàng mười: chỉ những gì tinh túy nhất, cao quý nhất, giá trị nhất. _Con người Tây Bắc mới thực sự xứng đáng là thứ vàng mười của đất nước ta: Nguyễn Tuân muốn khẳng định tài năng hiếm có của người lái đò, nó được rèn luyện, thử thách qua nguy hiểm, khó khăn, không những thế, nó vượt qua ngưỡng là một công việc lao động bình thường trở thành một thứ nghệ thuật cao cấp và nâng tầm người thực hiện lên bậc nghệ sĩ.

+ Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà:

1. Giới thiệu chân dung, lai lịch

- Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu

- Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

“Con sẽ không đợi một ngày kia

khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc

Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?

Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua

mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ

ai níu nổi thời gian?

ai níu nổi?

Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn”

(Trích “Mẹ”, Đỗ Trung Quân)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên? (0.25 điểm)

Câu 2: Nội dung đoạn thơ nói gì? (0.75 điểm)

Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó trong câu thơ: Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? (1.0 điểm)

Câu 4:

“Con mỗi ngày một lớn lên

Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi

Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn”

Anh chi hiểu như thế nào về những câu thơ trên (1.0 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về sự khắc nghiệt của thời gian.

Câu 2: (5,0 điểm)    

Cảm nhận của anh/ chị về quá trình nhận thức của nhân vật Phùng, trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), khi người nghệ sĩ nhiếp ảnhấy phát hiện ra cảnh bạo hành của gia đình hàng chài sống trên chiếc thuyền lưới vó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: (0.25 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó là: biểu cảm (0.25 điểm)

Câu 2: (0.75 điểm)

Đoạn thơ thể hiện nỗi lo sợ,hốt hoảng của người con khi nhận ra sự khắc nghiệt của thời gian (0,5 điểm) và quãng đời ngắn ngủi còn lại củamẹ (0,25 điểm)

Câu 3: (1.0 điểm)

- Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ: câu hỏi tu từ(0,5 điểm)

- Tác dụng: tăng sức biểu cảm, gây sự chú ý và nhấn mạnh qui luật của tự nhiên: những dòng sông trôi đi, giống như thời gian, không bao giờ quay trở lại(0,5 điểm)

Câu 4: (1.0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản;

- Thời gian của con và mẹ là 2 hành trình trái ngược nhau: Con lớn lên, mẹ già cỗi (0,5 điểm)

- Cuộc hành trình của mẹ là đi vào bóng đêm, là đang dần rời xa sự sống (0,5 điểm)

PHẦN II:LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

* Hình thức: 

- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

- Biết vận dụng các thao tác nghị luận để nêu và giải quyết vấn đề

- Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn. Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục

*Nội dung

- Hiểu rõ:

- Thời gian là dòng chảy xuôi chiều, không bao giờ quay trở lại, không chờ đợi bất kì ai

• Thời gian là thứ tài sản ai cũng có quyền sở hữu nhưng không phải ai cũng biếtsử dụng một cách hợp lí, hữu ích.

- Phải trân quý và tận dụng khoảng thời gian đang có để làm được những việc có ích, để không phải hối tiếc

- Liên hệ thực tế bản thân.

* Biểu điểm:

- Bài làm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của đề, có dẫn chứng minh họa, văn viết lưu loát: 2,0 điểm

- Bài làm lí giải chưa đầy đủ, diễn đạt còn vụng:1,25- 1,5 điểm

- Viết thành bài, tối đa 1,0 điểm

- Bỏ giấy trắng: 0.0 điểm.

Câu 2: (5,0 điểm)

a/ Yêu cầu về kỹ năng: 

HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học về cảm nhận nhân vật, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, bố cục cân đối, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc.

b/ Yêu cầu về kiến thức: 

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, HS biết cách chọn lọc, sắp xếp và phân tích những chi tiết để làm rõ được quá trình nhận thức của nhân vật Phùng khi phát hiện ra cảnh bạo hành của gia đình hang chài. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý sau :

* Giới thiệu khái quát (1.0điểm)

- Tác giả Nguyễn Minh Châu ,

- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Vấn đề cần nghị luận

* Cảm nhận về quá trình nhận thức của nhân vật Phùng (3.0 điểm)

- Khái quát về nhân vật Phùng và tình huống xuất hiện của nhân vật

- Cảnh bạo hành của gia đình hàng chài mà Phùng nhìn thấy:

• Người đàn ông đánh vợ dã man

• Đứa con trai nhỏ đánh lại cha để bảo vệ mẹ

• Người đàn ông giáng cho đứa con traihai cái tát

- Tâm trạng Phùng khi chứng kiến cảnh bạo hành: kinh ngạc và bất bình

- Phùng nhận thức rằng: Đằng sau vẻ đẹp toàn bích của bức tranh ngoại cảnh là thực tế cuộc sống nhiều ngang trái và đau khổ của con người.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Diên Khánh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF