YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nhân Chính

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 12 chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nhân Chính do HOC247 biên soạn dưới đây. Tài liệu tổng hợp các đề thi khác nhau kèm đáp án để giúp các em ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT QG sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. 

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NHÂN CHÍNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: GDCD

Thời gian: 50 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Phát triển xã hội.                                          B. Phát triển.

C. Phát triển kinh tế.                                         D. Phát triển bền vững.

Câu 2. Nhân "Tháng An toàn giao thông", Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật giao thông đường bộ và yêu cầu tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, xe đạp máy. Những người vi phạm đều bị xử phạt. Trong trường hợp này, pháp luật giao thông đường bộ đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính triệt để phải tuân theo.                       B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính nghiêm minh của pháp luật.              D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 3. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hình trường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền

A. học bất cứ nơi nào.                                   B. học thường xuyên, học suốt đời.

C. học không hạn chế.                                   D. hình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 4. Giả sử trên thị trường, nhu cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 7 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng cho thị trường, trong đó Toyota cung ứng 4.478 chiếc, Ford cung ứng 11.789 chiếc, KIA cung ứng 11.199 chiếc, Mercedes cung ứng 4.512 chiếc, BMW cung ứng 2.544 chiếc, Huyndai cung ứng 12.477 chiếc, Honda cung ứng 11.125 chiếc. Nếu không xét đến yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung- cầu và giá cả thị trường, theo em, điều gì dưới đây sẽ xảy ra?

A. Giá ô tô không thay đổi.                  B. Giá ô tô giảm xuống.

C. Giá ô tô tăng lên.                              D. Giá ô tô nhà nước quyết định.

Câu 5. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được học tập.                                    B. Quyền được sống còn.

C. Quyền được phát triển.                                D. Quyền được tham gia.

Câu 6. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. về điều kiện kinh doanh.                              B. trong sản xuất.

C. trong kinh tế.                                               D. về quyền và nghĩa vụ.

Câu 7. Một lần đi du lịch ông T đến thăm một xã đang thí điểm xây dựng nông thôn mới. Ông T thấy chính quyền địa phương và người dân ở xã X đều tích cực hưởng ứng và có rất nhiều thành tựu đã đạt được. Ông T quyết định viết bài gửi báo để ca ngợi hoạt động của xã X. Ông T đã thực hiện quyền

A. tự do ngôn luận.         B. tự quyết.

C. tự chủ.                        D. bày tỏ quan điểm cá nhân.

Câu 8. Công ty X kí hợp đồng bán hàng hóa cho công ty Y. Theo hợp đồng, đến ngày 30-09-2015, công ty Y phải thanh toán cho công ty X số tiền 900 triệu đồng. Nhưng quá thời hạn nhiều tháng, công ty Y vẫn chưa trả tiền. Công ty X đã nhiều lần gọi điện, gửi công văn yêu cầu trả nợ nhưng công ty Y vẫn không trả. Vậy công ty X phải làm gì để đòi quyền lợi cho mình?

A. Để công ty Y trả dần.         B. Đập phá công ty Y.

C. Mướn người đòi nợ.           D. Kiện lên tòa án.

Câu 9. Ông K đi xe máy vượt đèn đỏ, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải đi điều trị. Ông K bị xử phạt hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông K phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.      B. Kỉ luật và dân sự.

C. Hành chính và kỉ luật.        D. Hành chính và dân sự.

Câu 10. Biết được trong nhà trẻ M có một cô giáo hay đánh các cháu bé mỗi khi cháu không chịu ăn, L đã báo cho Uỷ ban nhân phường. L đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tố cáo.                     B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền bảo vệ trẻ em.         D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 11. Công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Đây là nội dung thuộc quyền gì dưới đây?

A. Quyền góp ý.          B. Quyền khiếu nại.    C. Quyền bầu cử.        D. Quyền tố cáo.

Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về

A. trách nhiệm pháp lí.           B. quyền và nghĩa vụ.

C. thực hiện pháp luật.           D. trách nhiệm trước tòa án.

Câu 13. Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh của trường Trung học phổ thông C đã đến gần nhà bạn M (học sinh lớp 12A1 của trường Trung học phổ thông B) gọi bạn M ra đường để nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây thương tích nặng cho M. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm đến quyền nào của M?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 14. Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ

A. xã hội.        B. nhân thân.   C. đối ngoại.   D. mua bán.

Câu 15. Tôn giáo nào được ra đời ở Việt Nam?

A. Đạo Cao Đài.         B. Đạo Phật.    C. Đạo Tin Lành.        D. Đạo Thiên Chúa.

Câu 16. Hai công ty A và B có những thỏa thuận trong những hợp đồng rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thời gian hợp tác công ty B có không làm đúng theo như hợp đồng đã thỏa thuận và có gây thiệt hại tài sản cho công ty. Như vậy công ty B đã vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm kỉ luật.                                                     B. Vi phạm hình sự.

C. Vi phạm hành chính.                                             D. Vi phạm dân sự.

Câu 17. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nếu nhiều nhà sản xuất vi phạm quy luật giá trị lại không có dự trữ hoặc không điều chỉnh kịp thời, điều gì dưới đây sẽ xảy ra?

A. Nền kinh tế bị mất cân đối.                                      B. Người sản xuất bị thua lỗ.

C. Tạo nên sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.       D. Nhà nước bị ảnh hưởng.

Câu 18. M và T cùng làm ở một công ty, M hiền lành nên được nhiều người yêu quý, thường xuyên có điện thoại và tin nhắn đến hỏi thăm. Từ đó T sinh ra ghen tị với M. Một lần M đi ra ngoài, để quên điện thoại ở trong phòng làm việc. Khi T vào văn phòng, thấy điện thoại của M có tin nhắn, T đã mở ra đọc và xóa luôn tin nhắn đó. Hành vi của T đã vi phạm

A. quyền đảm bảo thông tin nội bộ.

B. quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

C. quyền đảm bảo thông tin cá nhân.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 19. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dưới đây?

A. Kí kết hợp đồng.        B. An toàn giao thông.

C. Công vụ nhà nước.    D. Quản lí nhà nước.

Câu 20. Chị H bị Giám đốc Công ty kỉ luật với hình thức "buộc thôi việc". Chị H đã làm đơn gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì cho rằng quyết định của Giám đốc là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy chị H cần làm đơn gì dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đơn trình bày.        B. Đơn khiếu nại.        C. Đơn phản đối.        D. Đơn tố cáo.

Câu 21. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. tuân thủ pháp luật. B. áp dụng pháp luật.  C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

Câu 22. Quyền được đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền sáng tạo.                 B. Quyền lao động.

C. Quyền được phát triển.      D. Quyền học tập.

Câu 23. Việc mua, bán, đổi, cho liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?

A. Quan hệ thỏa thuận.           B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ mua bán.              D. Quan hệ hợp đồng.

Câu 24. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là

A. vi phạm dân sự.                  B. vi phạm kinh tế.

C. vi phạm hành chính.           D. vi phạm quyền tác giả.

Câu 25. Việc nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là thể hiện tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.   B. Đầu tư để tăng năng suất lao động.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Khai thác mọi nguồn lực kinh tế.

Câu 26. Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Hành chính.            B. Hình sự.                 C. Kỉ luật.                   D. Dân sự.

Câu 27. Một gia đình nông dân nghèo ở xã X đã có ba cô con gái. Vợ chồng gia đình này muốn xin thêm để có con trai nối dõi. Hội phụ nữ xã X đã vận động họ dừng sinh con để giảm bớt khó khăn, đồng thời cho họ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình. Theo em, hội phụ nữ xã X đã thực hiện đúng

A. quyền được phát triển của công dân.                     B. pháp luật về phát triển kinh tế.

C. pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.             D. quyền được học tập của công dân.

Câu 28. Anh H mất một con dê và nghi cho anh M ở thôn bên cạnh bắt trộm. Một hôm anh M sang thôn của anh H sinh sống để thăm anh em thì bị anh H và một số người khác vây bắt với lí do đã bắt trộm dê của anh H. Việc vây bắt anh M của anh H và một số người khác đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

D. Quyền tự do đi lại.

Câu 29. Trong quá trình bầu cử, việc mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.  B. Bỏ phiếu kín.          C. Trực tiếp.    D. Bình đẳng.

Câu 30. Nếu giá cả của một hàng hóa nào đó trên thị trường không đổi thì khi năng suất lao động tăng sẽ làm cho lợi nhuận

A. giảm.          B. tăng.           C. không đổi.  D. ổn định.

Câu 31. Ông V có hành vi buôn bán hàng nước ngọt giả, trong quá trình vận chuyển hàng lên các thành phố lớn để tiêu thụ xe của ông đã bị Công an bắt. Khi kiểm tra giá trị của số hàng hóa nói trên, Công an đã giám định số hàng vượt quá 30 triệu đồng tiền Việt Nam. Vậy ông V đã vi phạm loại pháp luật nào?

A. Vi phạm hình sự.   B. Vi phạm dân sự.

C. Vi phạm kỷ luật.    D. Vi phạm hành chính.

Câu 32. Pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Bản chất nhà nước. B. Bản chất xã hội.

C. Bản chất dân tộc.     D. Bản chất giai cấp.

Câu 33. Sau hơn một năm tìm tòi, nghiên cứu, anh D là kĩ sư một nhà máy đã đưa ra sáng kiến hợp lí hóa quy trình sản xuất, tạo ra năng suất lao đông cao hơn trước. Anh D đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?

A. Quyền sáng tạo.     B. Quyền học tập.

C. Quyền lao động.     D. Quyền được phát triển.

Câu 34. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. tư liệu lao động.                 B. công cụ lao động.

C. sản phẩm lao động.            D. đối tượng lao động.

Câu 35. Bà M nhờ anh T đăng lên facebook thông tin quảng cáo các mặt hàng dệt may mà bà kinh doanh. Vợ anh T kể lại chuyện này với chị Q là người cũng đang kinh doanh mặt hàng dệt may. Chị Q đã trả nợ cho vợ anh T một khoản tiền để vợ anh sử dụng trang mạng của chồng đăng tin không chính xác về mặt hàng của bà M, đồng thời quảng cáo tốt cho mặt hàng của mình. Anh T biết chuyện, dù không đồng ý nhưng cũng không ngăn cản vợ. Trong trường hợp này, chủ thể kinh tế nào dưới đây đã cạnh tranh không lành mạnh?

A. Vợ chồng anh T.          B. Vợ anh T và chị Q.              C. Chị Q.            D. Bà M.

Câu 36. Trong đợt bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông P đến gần một số người và đề nghị không bỏ cho những người mà ông không thích. Hành vi của ông P vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.          B. Phổ thông.  C. Bình đẳng.  D. Trực tiếp.

Câu 37. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. bất kì.                                   B. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

C. thuộc ngành Thanh tra.        D. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại.

Câu 38. Để được đề nghị sửa đổi nội dung của hợp đồng, chị T đã căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động?

A. Tự do, công bằng, dân chủ.            B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

C. Tự do ngôn luận.                             D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 39. Anh H là quan chức cấp cao trong Nhà nước, anh đã vi phạm tội danh cố ý giết người để bịt đầu mối. Đứng trước pháp luật anh đã không khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên, khi nhân chứng, vật chứng đầy đủ Tòa án đã không khoan nhượng và xử anh rất nặng. Anh đã đưa ra lí do bản thân là một quan chức cấp cao và có nhiều đóng góp đề nghị Tòa án giảm tội, nhưng không được Tòa chấp thuận. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính nghiêm minh.                                      D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 40. Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây?

A. Giữa đạo đức với xã hội.               B. Giữa gia đình với đạo đức.

C. Giữa pháp luật với gia đình.          D. Giữa pháp luật với đạo đức.

--------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

B

C

C

D

A

D

D

A

D

A

C

B

A

D

D

B

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

A

B

A

C

B

C

A

B

B

A

D

A

D

C

B

B

B

D

D

 

ĐỀ THI SỐ 2

 Câu 81. Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 6 giờ, doanh nghiệp N là 5,5 giờ, doanh nghiệp Q là 6,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị?

            A. Doanh nghiệp N, M.                       B. Doanh nghiệp M.

            C. Cả 3 doanh nghiệp M, N, Q.          D. Doanh nghiệp N.

 Câu 82. Đâu là hành vi vi phạm dân sự?

            A. Giao hàng không đúng theo hợp đồng.      B. Buôn vũ khí trái phép.

            C. Cán bộ đi làm muộn.                                  D. Buôn hàng giả.

 Câu 83. Tất cả các loại đối tượng lao động dù trực tiếp hay gián tiếp đều

            A. đều do con người sáng tạo ra.        B. có nguồn gốc từ tự nhiên.

            C. có những công dụng nhất định.      D. có sự tác động của con người.

 Câu 84. Vợ chồng ông B bán một lô đất được 500 triệu đồng và quyết định gửi  số tiền đó vào ngân hàng phòng khi tuổi già cần đến. Trong trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiên?

            A. Phương tiện cất trữ.           B. Phương tiện lưu thông.     

            C. Thước đo giá trị.                 D. Phương tiện thanh toán.

 Câu 85. Anh A đốt rừng gây cháy diện rộng, làm 2 người chết và một số người bị thương. Anh A phải chịu trách nhiệm

            A. hình sự.      B. kỉ luật.        C. hành chính. D. dân sự.

 Câu 86. Chị A gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Vậy chị A đã

            A. sử dụng pháp luật.         B. áp dụng pháp luật. 

            C. tuân thủ pháp luật.         D. thi hành pháp luật.

 Câu 87. Bạn Nam là sinh viên năm thứ nhất do không muốn ở kí túc xá nên đã thuê bà Mai một phòng trọ để ở. Hai bên đã kí kết hợp đồng, trong đó có quy định mọi việc sửa chữa, nâng cấp phòng đều phải được sự đồng ý của chủ nhà. Được nửa tháng Nam đã tự ý sửa chữa phòng trọ cho phù hợp với sở thích của mình mà chưa được sự đồng ý của bà Mai. Trong trường hợp này bạn Nam đã vi phạm pháp luật?

            A. Kỉ luật.       B. Dân sự.       C. Hình sự.     D. Hành chính.

 Câu 88. Độ tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi bổ sung) năm 2014?

            A. Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên          

            B. Nam từ 17 tuổi, nữ từ 20 tuổi.

            C. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

            D. Nam từ 18 tuổi, nữ từ 20 tuổi.      

 Câu 89. Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là

            A. động lực thúc đẩy xã hội phát triển.          B. cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

            C. cơ sở cho sự tồn tại của Nhà nước.         D. nền tảng của xã hội loài người.

 Câu 90. Vi phạm hành chính là hành vi ?

            A. Xâm phạm các quy định về trật tự, an toàn xã hội.          

            B. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.

            C. Xâm phạm quan hệ tài sản và nhân thân. 

            D. Xâm phạm tới quan hệ giữa Nhà nước với công dân.

 Câu 91. Hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng?

            A. Nhận tiền để tuyển công chức.      B. Đánh nhau gây thương tích.

            C. Sử dụng tài liệu trong kì thi.          D. Trộm cắp tài sản công dân.

 Câu 92. Để may xong một cái áo, hao phí lao động của anh B được tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là

            A. thời gian lao động tối thiểu.           B. thời gian lao động thực tế.

            C. thời gian lao động cá biệt.  D. thời gian lao động xã hội cần thiết.

 Câu 93. Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà C là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây sẽ bị phải chịu trách nhiệm pháp lý?

            A. Ông X, bà C, anh B.          B. Ông X và con trai, anh B.

            C. Ông X và con trai.              D. Ông X, bà C.

 Câu 94. Do nghi ngờ chồng mình là anh T có quan hệ bất chính với cô L cùng cơ quan, chị Q muốn anh T phải nghỉ việc cơ quan. Con gái anh T biết chuyện đã khuyên bố dừng mối quan hệ đó để gia đình khỏi bị tan vỡ. Anh T nghe xong vừa đánh vừa lăng mạ con gái. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm pháp luật?

            A. Anh T và chị Q.     B. Chị Q và con gái.                         

             C. Chị Q và cô L.      D. Anh T và cô L.      

 Câu 95. Đâu là hành vi thi hành pháp luật?

            A. Không chặt phá rừng bừa bãi.

            B. Buôn bán lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

            C. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.

            D. Xử phạt người gây ô nhiễm môi trường.

 Câu 96. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người ngày càng

            A. được nâng cao trình độ.     B. được hoàn thiện và phát triển toàn diện.

            C. có nhiều của cải.                D. sống sung sướng, văn minh hơn.

 Câu 97. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?

            A. Đối tượng lao động.           B. Tư liệu lao động.   

         C. Công cụ lao động.     D. Sức lao động.

 Câu 98. Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật hành chính ?

            A. Thuê xe rồi làm hư hỏng không bồi thường.

            B. Xây nhà không có giấy phép.        

            C. Đánh người gây thương tích.

            D. Cướp giật tài sản của người khác trị giá trên 2 triệu đồng.

 Câu 99. Bác nông dân A bán hai con bò được 16 triệu đồng, ông dùng số tiền đó để mua 10 con dê. Trong trường hợp này, chức năng nào của tiền tệ đã được thực hiện?

                 A. Thước đo giá trị.           B. Phương tiện cất trữ.          

     C. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán.

 Câu 100. Pháp luật có đặc trưng là

            A. có tính quy phạm phổ biến ; mang tính quyền lực, bắt buộc chung ; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

            B. mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

            C. vì sự phát triển của xã hội.

            D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

81. D

82. A

83. B

84. A

85. A

86. A

87. B

88. C

89. B

90. B

91. A

92. C

93. D

94. C

95. C

96. B

97. D

98. B

99. C

100. A

101. C

102. D

103. D

104. C

105. C

106. A

107. C

108. D

109. B

110. C

111. A

112. B

113. B

114. C

115. B

116. A

117. C

118. B

119. C

120. C

 

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1. Nhà nước giành nguồn đầu tư tài chính để mở rộng hệ thống trường lớp ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi là bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây?

            A. Lĩnh vực chính trị.B. Lĩnh vực giáo dục.   C. Lĩnh vực xã hội.                D. Lĩnh vực kinh tế.

 Câu 2. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thực hiện chức năng nào sau đây?

            A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện thông tin.C. Phương tiện thanh toán.    D. Phương tiện lưu thông.

 Câu 3. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là

            A. tư liệu sản xuất.  B. đối tượng lao động.    C. đối tượng sản xuất.            D. tư liệu lao động.

 Câu 4. Trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở các quyền nào sau đây?

            A. Quyền tự do, dân chủ và công bằng.         B. Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.

            C. Quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng.          D. Quyền chiếm hữu, sử dụng và mua bán.

 Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong thực hiện

            A. quyền lao động.      B. quyền kinh doanh.  C. quan hệ việc làm.   D. quyền kinh doanh.

 Câu 6. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

            A. Tính quyền lực phổ biến.   B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

            C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.   D. Tính quy phạm phổ biến.

 Câu 7. Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng

            A. giáo dục.    B. đạo đức.      C. kinh tế.       D. pháp luật.

 Câu 8. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo

            A. quy định của pháp luật.                  B. quy tắc giao kết thường xuyên.

            C. chỉ định của thủ trưởng cơ quan.   D. quy tắc của xã hội.

 Câu 9. Theo quy định của pháp luật, vợ chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn và sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là nội dung bình đẳng nào sau đây?

            A. Quan hệ nhân thân.            B. Quan hệ tinh thần.  C. Phân chia dòng tộc.            D. Thực hiện sinh sản.

 Câu 10. Theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để

            A. xử lí hình ảnh.        B. xem xét hành vi.     C. xét phê chuẩn.        D. xử lí hành động.

 Câu 11. Theo quy định xử phạt của pháp luật, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính trong trường hợp cần thiết thì kéo dài nhưng không được quá bao nhiêu giờ sau đây?

            A. 36 giờ.        B. 18 giờ.        C. 24 giờ.        D. 12 giờ.

 Câu 12. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân quy định, không ai bị bắt nếu không có quyết định, phê chuẩn của cơ quan nào dưới đây?

            A. Cơ quan tố tụng.    B. Hội đổng nhân dân.            C. Ủy ban nhân dân.   D. Viện kiểm sát.

 Câu 13. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy định phải làm là

            A. sử dụng pháp luật.  B. tuân thủ pháp luật.  C. áp dụng pháp luật.  D. thi hành pháp luật.

 Câu 14. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là

            A. vi phạm dân sự.      B. vi phạm kỉ luật.      C. vi phạm hành chính.           D. vi phạm hình sự.

Câu 15. Những chức năng nào sau đây đòi hỏi tiền phải đủ giá trị?

            A. Phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới.       B. Phương tiện lưu thông và tiền tệ thế giới.

            C. Thước đo giá trị và phương tiện lưu thông.           D. Phương tiện thanh toán và lưu thông.

 Câu 16. Theo quy định của pháp luật, trong kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

            A. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh. B. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động.

            C. Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ.     D. Chủ động khai thác thị trường kinh doanh.

 Câu 17. Xét về cơ cấu, giá trị xã hội của hàng hóa gồm những bộ phận nào sau đây?

            A. Giá trị sức lao động và lợi nhuận.  B. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí.

            C. Chi phí sản xuất và giá trị lao động.          D. Chi phí sản xuất và giá trị tăng thêm.

 Câu 18. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường là quy tắc mà mọi người phải tuân theo thể hiện đặc trưng nào dưới đây?

            A. Hình thức phổ biến của xã hội.      B. Tính quy phạm phổ biến.

            C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.   D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.        

 Câu 19. Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc: "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập". Điều 10, Luật Giáo dục cũng khẳng định: "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập". Sự phù hợp của Luật giáo dục và Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

            A. Tính quy phạm phổ biến.   B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

            C. Tính chặt chẽ về hình thức.           D. Tính cưỡng chế vùng miền.

 Câu 20. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không thể hiện ở việc người lao động được

            A. trả công theo đúng năng lực.          B. tạo cơ hội tiếp cận việc làm.

            C. lựa chọn mức thuế thu nhập.          D. tham gia bảo hiểm xã hội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

1

B

6

D

11

C

16

B

21

D

26

D

31

D

36

B

2

A

7

D

12

D

17

D

22

B

27

A

32

A

37

A

3

B

8

A

13

D

18

B

23

C

28

D

33

A

38

C

4

B

9

A

14

B

19

C

24

B

29

C

34

B

39

C

5

A

10

C

15

A

20

C

25

A

30

D

35

C

40

C

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Nhân Chính. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON