YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đồng Tiến

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đồng Tiến. Đề thi có cấu trúc gồm các câu trắc nghiệm với thời gian làm bài là 45 phút. Chi tiết đề thi, các em có thể tham khảo dưới đây.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT ĐỒNG TIẾN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là:

  A. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

  B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp.

  C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán.

  D. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

Câu 2. Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là: 

  A. Sự ra đời của tổ chức liên kết quân sự, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

  B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

  C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

  D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

Câu 3: Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào: “Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm ngàn năm man rợ/ Từ khi anh đứng dậy/ Trái Đất bắt đầu cười/...’’?

  A. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

  B. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vecxai.

  C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

  D. Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 4. Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.

  B. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.

  C. Lấy phát triển văn hoá làm trọng tâm.

  D. Lẩy cải tổ chính trị làm trọng tâm.

Câu 5. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

  A. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng.

  B. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

  C. Bổ sung lực lượng quân sự.

  D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh).

Câu 6. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra vơi quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do:

  A. Được tiến hành bằng lực lượng mạnh (quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn), số quân đông, vũ khí hiện đại và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.

B.  Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vu khí, trang bị kỹ

thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.

  C. Thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực.

  D. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp của hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ

Câu 7. Tại sao các nước Tây Âu tham gia định ước Henxinki?

  A. Do tác động của chiến tranh lạnh kết thúc.

  B. Do tác động của sự hòa hợp giữa Liên Xô với Mỹ

  C.Vì bức tường Béc lin đã sụp đổ.

  D. Vì kinh tế Tây Âu khủng hoàng.

Câu 8. Những hình thức đấu tranh phổ biến của công nhân Việt Nam trước chiến tranh thế giới thứ nhất là

  A. Bãi công chính trị.

  B. Thực hiện tổng bãi công chính trị.

  C. Bỏ việc, phá giao kèo, đánh lại cai lý, tổ chức bãi công.

  D. Tiến hành khởì nghĩa vũ trang.

Câu 9. Âm mưu thâm độc của Mĩ trong thủ đoạn “Dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm

  A. Xoa dịu dư luận và sự phản đối của người Mĩ.

  B. Rút dần quân Mĩ và quân Đồng minh của Mĩ.

  C. Tăng khả năng chiến đấu của quân Sài Gòn.

  D. Giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu người Việt Nam.

Câu 10. Ý đồ của Pháp đối với Việt Nam về mặt kinh tế trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  A. Hạn chế sự phát triển công thương nghiệp của thuộc địa.

  B. Biến thuộc địa thành nơi tiêu thụ hàng hóa.

  C. Vơ vét của cải để bù đắp cho tổn thất và thiếu hụt của Pháp.

  D. Nới tay cho tư bản người Việt kinh doanh.

Câu 11. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

  A. Một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp bùng nổ.

  B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu

  C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động

  D. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp

Câu 12. Ấp chiến lược được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của:

  A. Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.

  B. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

  C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

  D. Chiến lược “Dùng người Việt đánh người Việt”.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

C

A

B

A

B

C

D

C

A

C

A

B

D

A

D

A

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

D

B

A

A

B

C

B

A

B

C

C

B

D

D

D

D

B

D

A

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Xác định đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  A. Tư sản - thực dân Pháp.                                                               B. Nông dân - Địa chủ phong kiến

  C. Dân tộc Việt Nam - thực dân       Pháp.                                       D. Vô sản - Tư sản.

Câu 2. Tháng 3-1921, Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện chính sách gì?    

  A. Chính sách cộng sản thời chiến.                                                   B. Cải cách ruộng đất.

Câu 3. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

  A. Trận "Điên Biên Phủ trên không" năm 1972.

  B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

  C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

  D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 4. Mối quan hệ giữa trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về kết thúc tranh lập lại hòa bình ờ Đông Dương là:

  A. Chính trị và quân sự.                                                        B. Chính trị, Quân sự và kinh tế.

  C. Chính trị và ngoại giao.                                                    D. Quân sự và ngoại giao.

Câu 5. Điền từ còn thiếu vào dấu chấm: “Phải phá tan cuộc tấn công....... của giặc Pháp”.

  A. Mùa hạ.                             B. Mùa xuân.                          C. Mùa thu.                             D. Mùa đông.

Câu 6. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?

  A. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

  B. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”.

  C. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”.

  D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”.

Câu 7. Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 gồm các chiến dịch nào?

  A. Chiến dịch Lam Sơn 79, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

  B. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh.

  C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch đường 9 Nam Lào.

  D. Chiến dịch dường 14, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 8. Nội dung nào sau đây đúng với một trong các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

  A. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thanh theo xu hướng “đơn cực”.

  B. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

  C. Hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào ổn định chính trị.

  D. Thế giới không còn xảy ra chiến tranh, xung đột.

Câu 9. Để phát triền khoa học - kỹ thuật, ở Nhật xuất hiện những hiện tượng gì ít thấy trong thế giới tư bản?

  A. Đi sâu vào các ngành công nghiệp ứng dụng dân dụng.

  B. Đẩy mạnh việc mua bằng sáng chế về khoa học, công nghệ, kỹ thuật.

  C. Coi trọng giáo dục quốc dân - khoa học kỹ thuật.

  D. Chấp nhận đứng dưới Chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

Câu 10. Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu của Đảng (2/1930) là:

  A. Thực dân Pháp và tư sản mại bản.

  B. Đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

  C. Đế quốc, tư sản phản cách mạng.

  D. Phong kiến, đế quốc.  

Câu 11. Vì sao nói khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?      

  A. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật.

  B. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

  C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

  D. Kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học.

Câu 12. Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le, nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng

  A. Chỉ chú trọng phát triển các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dân sự.

  B. Hàng hóa, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

  C. Tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

  D. Đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

C

D

D

C

B

B

B

B

A

C

A

B

D

A

C

A

D

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

B

A

D

D

B

C

D

B

B

A

A

D

A

C

B

D

C

A

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Nội dung nào của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương thể hiện thắng lợi lớn nhất của nước ta?

  A. Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia

  B. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục nhiệm vụ của họ.        

  C. Các nước đế quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương.

  D. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ

Câu 2. Thời cơ khách quan thuận lợi để Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu là

  A. Nhật đảo chính Pháp làm cho cách mạng Việt Nam chỉ còn có một kẻ thù.

  B. Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagayaki để tiêu diệt phát xít Nhật.

  C. Phát xít Nhật lần lượt rút khỏi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

  D. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ tay sai của Nhật hoang mang.

Câu 3. Trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?

  A. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh

  B. Từ giữa những năm 1970, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới.

  C. Nếu năm 1950 Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn

  D. Từ 1951- 1975, mức tăng trưởng hàng năm của Liên Xô đạt 9,6%.

Câu 4. Căn cứ vào đâu để khẳng định Xô viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở nước ta, và đó thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

  A. Thể hiện rõ bản chất cách mạng. Đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân...

  B. Lần đầu tiên chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách thể hiện tính tự do dân chủ của một dân tộc được độc lập

  C. Vì lần đầu tiên chính quyền của địch tan rã, chính quyền của giai cấp vô sản được thiết lập trong cả nước

  D. Chính quyền Xô Viết thành lập đó là thành quả đấu tranh gian khổ của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Câu 5. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là:

  A. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919)

  B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920)

  C. Đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)

  D. Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925)

Câu 6. Phân tích nguyên nhân tiến hành triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)?

  A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản

  B. Thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

  C. Yêu cầu của Quốc tế cộng sản

  D. Ý muốn chủ quan của Nguyễn Ái Quốc

Câu 7. Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở

  A. Sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.

  B. Sự suy yếu của các nước tư bản Châu Âu và Liên Xô.

  C. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ

  D. Sự lắng xuống của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phong trào công nhân thế giới

Câu 8. Hãy điền vào chỗ trống sau đây: “Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của.....”

  A. Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ

  B. Quân dân miền Nam trong cuộc Tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

  C. Quân dân ta trên cả hai miền đất nước

  D. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của quân đội Mĩ

Câu 9. Thắng lợi vang dội đầu tiên trên mặt trận quân sự của quân và dân ta chống “Chiến tranh đặc biệt” diễn ra ở đâu?

  A. Mỏ Cày – Bến Tre                                                                                    B. Vạn tường – Quảng Ngãi

  C. Bắc Ái – Ninh Thuận                                                                                D. Ấp Bắc – Mỹ Tho

Câu 10. Bốn ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp mà Quốc hội nước ta đã nhường cho phái thân Trung Hoa Dân quốc đó những bộ nào?

  A. Kinh tế, giáo dục, canh nông, xã hội       

  B. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục, xã hội

  C. Ngoại giao, kinh tế, canh nông, xã hội

  D. Ngoại giao, giáo dục, canh nông, xã hội.

Câu 11. Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào?

  A. Thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất

  B. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

  C. Nhân dân lao động Nga lần đầu tiên được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

  D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế.

Câu 12. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

  A. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi

  B. Để tạo thuận lợi cho phong trào cách mạng

  C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng

  D. Để phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

A

C

A

C

C

D

C

A

D

B

B

D

D

C

B

B

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

B

D

C

A

B

B

C

B

A

D

C

A

A

D

C

D

B

A

A

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT Đồng Tiến. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF