Qua nội dung tài liệu Bộ 3 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023 Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh có đáp án được HOC247 biên tập, tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức môn Sinh học 10 Kết nối tri thức, kỹ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng, chúc các em có kết quả học tập tốt trong kì thi giữa học kì 2 sắp tới.
1. Đề số 1
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể nhân đôi ở giai đoạn nào sau đây?
A. Pha S B. Pha G1 C. Pha G2 D. Pha M
Câu 2. Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây của tế bào?
A. Tính toàn năng B. Tính chuyên hóa
C. Tính biệt hóa D. Tính độc lập
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo.
B. Có sự phân chia của tế bào chất.
C. Có sự phân chia của nhân tế bào.
D. Các NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành NST kép.
Câu 4. Ở người, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 46. Theo lý thuyết, số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở kì cuối của quá trình nguyên phân là?
A. 46 B. 23 C. 92 D. 36
Câu 5. Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất điều khiển tốc độ biệt hóa trong môi trường nuôi cấy mô tế bào là:
A. Vitamin B. Hormone sinh trưởng
C. Carbohidrate D. Protein
Câu 6. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Số lượng NST trong một tế bào của loài này ở kì giữa của giảm phân II là gì?
A. 4 NST kép B. 8 NST kép C. 16 NST đơn D. 8 NST đơn
Câu 7. Hình ảnh loài thạch sùng đứt đuôi rồi mọc lại đuôi mới là một ví dụ nói lên ý nghĩa của:
A. nguyên phân B. giảm phân
C. quá trình tiến hóa D. sự làm đẹp của loài trong tự nhiên
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sử dụng môi trường nuôi cấy gồm 100g cao nấm men, 6g MgSO4 và 9g NaCl2. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy:
A. Tổng hợp B. Nhân tạo C. Bán tổng hợp D. Tự nhiên
Câu 9. Sản phẩm của quá trình lên men lactic là?
A. Lactic acid B. Lactic acid, năng lượng
C. Rượu ethylic D. Rượu ethanol và CO2
Câu 10. Hô hấp tế bào (hô hấp hiếu khí) bao gồm mấy giai đoạn?
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
1. A |
2. A |
3. A |
4. A |
5. B |
6. A |
7. A |
8. C |
9. A |
10. B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT ĐINH BỘ LĨNH ĐỀ - 02
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Chu kì tế bào là
A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi.
B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con.
C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con.
D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
Câu 2: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là
A. G1, G2, S, nguyên phân.
B. G1, S, G2, nguyên phân.
C. S, G1, G2, nguyên phân.
D. G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 3: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là
A. giống hệt tế bào mẹ (2n).
B. giảm đi một nửa (n).
C. gấp đôi tế bào mẹ (4n).
D. gấp ba tế bào mẹ (6n).
Câu 4: Sự trao đổi chéo của các chromatid của các NST tương đồng xảy ra vào kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu II.
B. Kìgiữa I.
C. Kìsau I.
D. Kìđầu I.
Câu 5: Điểm khác biệt của giảm phân so với nguyên phân là
A. có thể xảy ra ở tất cả các loại tế bào.
B. có 1 lần nhân đôi NST.
C. có 2 lần phân chia NST.
D. có sự co xoắn cực đại của NST.
Câu 6: Kì giữa của giảm phân I và kì giữa của giảm phân II khác nhau ở
A. sự sắp xếp các NST trên mặt phẳng xích đạo.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo.
C. sự phân li của các nhiễm sắc thể.
D. sự co xoắn của các nhiễm sắc thể.
Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không thực hiện quá trình nguyên phân?
A. Tế bào ung thư.
B. Tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào sinh dưỡng.
D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 8: Giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo sự đa dạng về di truyền ở những loài sinh sản hữu tính.
B. Góp phầngiải thích được cơ sở khoa học của biến dị tổ hợp.
C. Góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ cơ thể.
D. Giúptăng nhanh số lượng tế bào để cơ thể sinh trưởng, phát triển.
Câu 9: Thứ tự nào sau đây là đúng với quy trình làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào?
A. Nhuộm mẫu vật → Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
B. Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản.
C. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu vật → Làm tiêu bản → Quan sát tiêu bản.
D. Cố định mẫu → Làm tiêu bản → Nhuộm mẫu vật → Quan sát tiêu bản.
Câu 10: Cây hoa giấy trồng trong điều kiện khô cằn ra hoa nhiều hơn cây cùng loại được tưới đủ nước. Trong ví dụ này, yếu tố ảnh hưởng đến giảm phân là
A. độ ẩm.
B. nhiệt độ.
C. ánh sáng.
D. tuổi cây.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
A. Phần trắc nghiệm
1. D |
2. B |
3. B |
4. D |
5. C |
6. A |
7. B |
8. D |
9. C |
10. A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 10 KNTT - TRƯỜNG THPT ĐINH BỘ LĨNH ĐỀ - 03
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là
A. tăng kích thước tế bào.
B. nhân đôi DNA và NST.
C. tổng hợp các bào quan.
D. tổng hợp và tích lũy các chất.
Câu 2: Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua
A. 4 kì.
B. 2 kì.
C. 3 kì.
D. 5 kì.
Câu 3: Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ
A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con.
B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân.
C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST.
D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân.
Câu 4: Bộ nhiễm sắc thể của tinh tử là
A. 2n kép.
B. 2n đơn.
C. n kép.
D. n đơn.
Câu 5: “Các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào”. Đây là đặc điểm của
A. kì giữa I.
B. kì giữa II.
C. kì sau I.
D. kì sau II.
Câu 6:Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng.
B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào sinh dục chín.
D. Tế bào giao tử.
Câu 7: Sự kiện nào sau đây không xảy ra tại kì đầu của lần giảm phân I?
A. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng có thể trao đổi chéo.
B. Nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.
C. Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.
D. Nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tiếp hợp.
Câu 8: Giảm phân có thể tạo ra nhiều loại giao tử có kiểu gene khác nhau là do
A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
Câu 9: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số chromatid ở kì sau I lần lượt là
A. 38 và 76.
B. 38 và 0.
C. 38 và 38.
D. 76 và 76.
Câu 10: Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là
A. làm cho NST bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
B. làm cho tế bào chất bắt màu, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
C. làm cho màng nhân biến mất, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
D. làm cho các NST ngừng di chuyển, giúp nhận biết được NST của tế bào ở các kì phân bào.
Câu 11: Ở bước nhuộm mẫu trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào, việc đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm nhằm
A. giúp ngăn chặn nước đi vào trong tế bào.
B. giúp ngăn chặn thuốc nhuộm đi vào trong tế bào.
C. giúp nước đi vào tế bào dễ dàng hơn.
D. giúp thuốc nhuộm đi vào tế bào dễ dàng hơn.
Câu 12: Khi thực hiện các bước làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân, sau khi cố định mẫu chúng ta cần thực hiện bước
A. làm tiêu bản.
B. nhuộm mẫu vật.
C. quan sát tiêu bản.
D. quan sát mẫu vật.
Câu 13:Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào thực vật là
A. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.
B. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành mô thực vật.
C. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.
D. dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các khoáng chất thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.
Câu 14: Kĩ thuật nào của công nghệ tế bào thường được áp dụng nhằm nhân nhanh số lượng lớn cây ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm?
A. Nhân bản vô tính.
B. Nuôi cấy mô tế bào.
C. Lai tế bào sinh dưỡng.
D. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
A. Phần trắc nghiệm
1. B |
2. A |
3. C |
4. D |
5. A |
6. C |
7. B |
8. C |
9. A |
10. A |
11. D |
12. B |
13. C |
14. B |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 KNTT năm 2022-2023 Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh có đáp án. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề thi giữa HK2 lớp 10 môn Toán CD năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có đáp án
- Bộ 3 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 CTST năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Trân có đáp án
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!