HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh 9 HK2 năm 2019 có đáp án chi tiết. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em ôn tập tốt kiến thức ,đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm bài tập môn Sinh học 9. Mời các em cùng tham khảo.
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EA SÚP TRƯỜNG THCS EA LÊ
|
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian làm bài 45 phút |
Họ và tên: ……………………......... Lớp 9a.: Thứ .. ngày ... tháng 3 năm 2019
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: ( mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ:
A. Kí sinh B. Cạnh tranh C. Hội sinh D. Cộng sinh
Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy
B. Ốc sên, ếch, giun đất D. Ếch, lạc đà, giun đất
Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?
A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng
B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng
Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản C. Nhóm tuổi sinh sản
B. Nhóm tuổi sau sinh sản D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:
A. Từ 50C đến 400C B. Từ 50C đến 390C C. Từ 50C đến 420C Từ 50C đến 450C
Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?
A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn C. Cáo ăn thỏ
B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông D. Chim ăn sâu
PHẦN TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?(1.5 điểm)
Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. ?(1.5 điểm)
Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng?(1,0 điểm)
Câu 3 (3.0 điểm): Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.
a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.
b. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên?
c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.
Trường THCS Quang Trung Năm học: 2018 – 2019
|
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: SINH HỌC 9 Tiết theo PPCT: 52 Thời gian: 45 phút |
I/ Trắc nghiệm (5 điểm) Khoanh tròn câu đúng nhất
Câu 1. Nơi nào sao đây không phải là một hệ sinh thái ?
A. Một con suối C. Một cái ao
B. Một cây gỗ mục D. Biển thái Bình Dương
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?
A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.
B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.
D. Tập hợp những cá thể loài, cùng sống trong một không gian xác định.
Câu 3. Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây ?
A. Quan hệ hội sinh C. Sinh vật ăn sinh vật khác
B. Quan hệ cạnh tranh D. Quan hệ đối địch
Câu 4. Ở người, nhóm tuổi nào không có khả năng lao động nặng?
A. > 55 B. > 60 C. > 65 D. > 70
Câu 5. Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ:
A. hội sinh B. hợp tác C. Cộng sinh D. hỗ trợ
Câu 6. Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì?
A. Tất cả những gì có trong tự nhiên
B. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật
C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
D. Tất cả các tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật
Câu 7. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm những gì?
A. Vật hữu sinh và vật vô sinh
B. Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác
C. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ
D. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
Câu 8. Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?
A. Dinh dưỡng B. Cộng sinh C. Hội sinh D. Hợp tác
Câu 9. Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là
A. tỉ lệ giới tính B. thành phần nhóm tuổi
C. mật độ D.Tỉ lệ giới tính, mật độ
Câu 10. Quần thể người khác với quần thÓ sinh vật kh¸c về đặc trưng nào sau đây?
A. Văn hóa, giáo dục C.Tỉ lệ giới tính
B. Thành phần nhóm tuổi D. Mật độ quần thể
Câu 11. Nhóm sinh vật nào sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất?
A. Tảo B.Thực vật C.Vi khuẩn D. Động vật nguyên sinh
Câu 12: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?
A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.
D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.
Sử dụng hình bên trả lời câu 13, 14 sau đây:
Câu 13: Sinh vật sản xuất là
A. ếch B. cây cỏ
C. kiến D. châu chấu
Câu 14: Thức ăn của chuột là
A. rắn, kiến.
B. châu chấu, diều hâu
C. diều hâu, rắn.
D. châu chấu, kiến.
Câu 15: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?
A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi.
B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.
C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.
D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.
Câu 16: Quần thể người có những đặc trưng khác quần thể sinh vật khác vì sao?
A. Bộ não phát triển mạnh. B. Tay chân khéo léo.
C. Văn hóa và giáo dục D. Lao động và tư duy.
Câu 17: Những chỉ số nào sau đây thể hiện độ phong phú về số lượng các loài trong quần xã?
(1) Độ đa dạng (2) độ tập trung (3) độ nhiều (4) độ thường gặp
A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4) D. (1), (3), và (4)
Câu 18: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?
A. Ếch, ốc sên, lạc đà. B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.
C. Giun đất, ếch, ốc sên. D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.
Câu 19: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?
A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.
B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.
C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.
D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.
Câu 20: Cho các sinh vật sau: (1): gà; (2): hổ; (3): cáo; (4): cỏ; (5): châu chấu; (6): vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?
A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).
B. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).
C. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).
D. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).
II/Tự luận (5 điểm)
Câu 1:(2đ)
a. Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
b. Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.
Câu 2: (3đ) Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật. Hãy chỉ ra trong quần xã sinh vật trên có những chuỗi thức ăn nào? Vẽ lưới thức ăn của quần xã sinh vật đó.
PHÒNG GIÁO DỤC LỤC NGẠN TRƯỜNG THCS ĐÈO GIA |
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC 9 |
I. Trắc nghiệm.
Câu 1:Thế hệ P có 100% Aa sau 5 lần tự thụ liên tiếp thì tỉ lệ Aa là? ( 0.5 đ)
a. 1/16 |
b. 1/8 |
c. ¼ |
d. 1/32 |
Câu 2: Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ ? ( 0.5 đ)
a. 0 – 50 độ C |
b. 10 – 5 độ C |
c. 5 – 50 độ C |
d. – 5 – 50 độ C |
Câu 3 Hiện tượng cá thể tách rời khỏi nhóm:: (0.5
a. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. |
b. Làm giảm mức độ sinh sản |
c. Làm nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng |
d. Làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt thức ăn trong vùng. |
Câu 4: Tháp tuổi không có dạng nào sau đây?(0.5 đ)
a. Dạng phát triển |
b. Dạng cân bằng |
c. Dạng ổn định |
d. Dạng giảm sút |
Câu 5: Đâu là mối quan hệ cộng sinh?
a. Sợi Nấm và tảo đơn bào |
b. Địa y sống bám trên cành cây |
c. Lúa và cỏ dại trên một cánh đồng. |
d. Hươu với hổ. |
Câu 6: Đâu là quần thể sinh vật?
a. Những con cá trong một ao |
b. Những con ong mật trên vườn hoa |
c. Những con cá mè trong một ao |
d. Tất cả những con chim trong rừng |
II. Tự luận
Câu 7: ( 2 điểm)
Loài xương rồng có giới hạn nhiệt độ từ 0 – 560C. điểm cực thuận là 32 độ. hãy vẽ sơ đồ mô tả giới nhiệt độ của xương rồng?
Câu 8. ( 3 điểm )
Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn.
Câu 9: (2 điểm)
Hoa nhìn thấy những cây sống trong bóng râm bao giờ thấy lá cũng to. “ Vì sao lại như vậy?” Hãy giúp Hoa giải thích hiện tượng trên
{-- xem đáp án chi tiết ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh 7 HK2 năm 2019 có đáp án chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham gia thi trực tuyến:
- Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018 - 2019 - Trường THCS Ea Lê
- Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018 - 2019 - Trường THCS Đèo Giai
- Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học lớp 9 năm 2018 - 2019 - Trường THCS Quang Trung
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.