YOMEDIA

Bài toán oxit bazo tác dụng với axit môn Hóa học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bài toán oxit bazo tác dụng với axit môn Hóa học 9 năm 2021. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP GIẢI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Oxit bazơ + axit → muối + nước

VD: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

Phương pháp giải bài tập oxit bazơ tác dụng với axit:

- Bước 1: Viết PTHH.

- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

2. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Cho 4,48g oxit bazơ CaO tác dụng vừa đủ với axit H2SO4. Sau khi cô cạn sản phẩm, thu được bao nhiêu gam muối khan?

Hướng dẫn:

- Bước 1: Viết PTHH

CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O

- Bước 2: Tính toán theo PTPU

Theo phương trình phản ứng: nCaO = nCaSO4

Theo đề bài:

nCaO = 4,48 : 56 = 0,08 mol

⇒ nCaSO4 = 0,08 (mol)

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài

Vậy mmuối khan = mCaSO4 = 0,08.136 = 10,88 (gam)

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

♦ Cách 1 (Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng)

- Bước 1: Viết PTHH

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O       (1)

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O       (2)

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O       (3)

- Bước 2+3: Tính toán theo PTPU và tính kết quả theo yêu cầu của đề bài

Từ 3 PTHH trên, ta thấy nH2SO4 = nH2O = 0,1.0,5 =0,05 (mol)

Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:

moxit + mH2SO4 = mmuối + mH2O

⇒ mmuối =(moxit + mH2SO4) - mH2O= (2,81 + 0,05.98) – 0,05.18 = 6,81 g

Vậy khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là 6,81 g

♦ Cách 2 (Phương pháp tăng giảm khối lượng)

Áp dụng tăng giảm khối lượng, ta thấy 1 O được thay thế bởi 1 nhóm SO4:

Fe2O3 → Fe2(SO4)3

MgO → MgSO4

ZnO → ZnSO4

⇒ 1 mol oxit tăng 96-16 = 80 g

⇒ Khối lượng muối sau phản ứng là:

mmuối = moxit + nH2SO4 . 80 =2,81 + 0,1.0,5.80 = 6,81 g

Nhận xét:

-Trong phản ứng của oxit bazơ tác dụng với axit H2SO4 thì nH2SO4 = nH2O

⇒ Tương tự, trong phản ứng của oxit bazơ tác dụng với axit HCl thì nHCl = 2.nH2O

VD: Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

-Trong bài toán oxit bazơ tác dụng với axit ta có thể áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng.

moxit  + maxit   = mmuối  + mnước

-Trong bài toán oxit bazơ tác dụng với axit ta có thể áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

⇒ Với axit H2SO4, ta có công thức: mmuối = moxit + 80. nH2SO4

⇒ Với axit HCl, ta có công thức: mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Hỗn hợp muối clorua khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

♦ Cách 1 (Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng)

Ta biết nHCl = 2.nH2O = 0,5.0,2 = 0,1 (mol)

⇒ nH2O = 0,05 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

moxit  + maxit clohiđric  = mmuối clorua + mnước

mmuối clorua   = (moxit + maxit clohiđric) - mnước

mmuối clorua   = (2,8 + 0,1.36,5) - 0,05.18 = 5,55 g

Vậy khối lượng muối khan thu được là 5,55 g.

♦ Cách 2 (Phương pháp tăng giảm khối lượng)    

Ta có: nHCl = 0,2.0,5 = 0,1 mol.

Áp dụng công thức

mmuối clorua = moxit + 27,5.nHCl

mmuối clorua = 2,8 + 27,5.0,1 = 5,55 g

3. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 

Bài 1: Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 4,5g                                   B. 7,6g                                    C. 6,8g                                   D. 7,4g

Bài 2: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd H2SO4 11,76%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là:

A. 3,2g                                   B. 3,5g                                    C. 3,61g                                 D. 4,2g

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO, CuO, MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd H2SO4 0,4M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:

A. 8,41 g                                B. 8,14g                                  C. 4,18g                                 D. 4,81g

Bài 4: Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:

A. 9,2g                                   B. 8,4g                                    C. 7,2g                                   D. 7,9g

Bài 5: Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a(g) của hỗn hợp X ban đầu là:

A. a = b - 16                           B. a = b - 24                           C. a = b - 32                           D. a = b - 8

Bài 6: Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dd HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được 3,071 g muối clorua. Giá trị của m là:

A. 0,123g                               B. 0,16g                                  C. 2,1g                                   D. 0,321g

Bài 7: Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit . Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500ml dd H2SO4 1M . Tính m:

A.  18,4g                                B.  21,6g                                 C.  23,45g                              D. Kết quả khác

Bài 8: Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhêu ?

A.  9,45g                                B. 7,49g                                  C.  8,54 g                               D. 6,45 g

Bài 9: Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m:

A. 77,92 g                              B. 86,8 g                                 C.  76,34 g                             D.  99,72 g

Bài 10: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A.  31,04 g                             B.  40,10 g                              C. 43,84 g                              D.  46,16 g

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài toán oxit bazo tác dụng với axit môn Hóa học 9 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON