YOMEDIA

Bài tập về Động vật lớp chim môn Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu ôn tập và củng cố kiến thức HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập về Động vật lớp chim môn Sinh học 7 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT LỚP CHIM MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

 

Câu 1: Quan sát hình 41.1.; 41.2 SGK điền nội dung phù hợp vào ô trống của bảng sau.

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài chim bồ câu

Đặc điểm cấu tạo ngoài

Ý nghĩa thích nghi

(1)

(2)

Thân: Hình thoi

Giảm sức cản không khí khi bay

Chi trước: Cánh chim

Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt

Bám chặt vào cành cây, khi hạ cánh

Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiên mỏng

Làm cánh chim hai giang ra tạo thành một diện tích rộng

Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp

Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ

Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng

Làm đầu chim nhẹ

Cổ: Dài, khớp đầu với thân

Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

 

 

Câu 2: Quan sát hình 41.3 SGK và hình 41.4 và đánh dấu (✓) ứng với động tác thích hợp vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng 2. So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

Cánh đập liên tục

 

Cánh đập chậm rãi và không liên tục

 

Cánh giang rộng mà không đập

 

Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

 

Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh

 
 

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

Trả lời:

Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.

 

Câu 4: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

Trả lời:

Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).

 

Câu 5: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn. Em hãy điền nội dung thích hợp vào các ô trống ở bảng sau:

Trả lời:

Các động tác bay

Kiểu bay vỗ cánh

Kiểu bay lượn

Đập cánh liên tục

Đập cánh không lên tục

Đập cánh mạnh

Đập cánh yếu

Đập cánh nhanh

Đập cánh chậm rãi

 

Cánh dang rộng mà không đập

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió

 

 

Câu 6: Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 SGK, lựa chọn các thông tin dưới đây để điền vào cột A tương ứng với các đặc điểm thích nghi ở cột B trong bảng dưới đây

1. Chi trước

2. Xương sọ

3. Các đốt sống lưng

4. Đốt sống hông

5. Xương ức

Trả lời:

STT

Các thành phần của bộ xương (A)

Thích nghi với đời sống bay lượn (B)

1

Chi trước

Biến thành cánh

2

Xương ức

Phát triển là nơi bám của cơ ngực vận động cánh

3

Các đốt sống lưng

Rỗng, xốp nên nhẹ nhưng khớp với nhau rất chắc

4

Xương sọ

Nối liền không có đường khớp sọ

5

Đốt sống hông

Làm chỗ dựa cho chi sau

 

 

Câu 7: Quan sát mẫu mổ kết hợp với hình 42.2 SGK để xác định các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ. Theo dõi số thứ tự các số trên hình và phần ghi chú của hình 42.2 để xác định thành phần cấu tạo của các hệ: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp và bài tiết:

Trả lời:

- Hệ tiêu hóa: 1-7, 14

- Hệ hô hấp: 10-11

- Hệ tuần hoàn: 8-9, 12

- Hệ bài tiết: 13

Bảng. Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan

Các hệ cơ quan

Các thành phần cấu tạo trong hệ

Tiêu hóa

Miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, huyệt

Hô hấp

Khí quản, phổi

Tuần hoàn

Tim, các gốc động mạch

Bài tiết

Thận sau, ống dẫn nước tiểu, xoang huyệt

 

Câu 8: Điền vào ô trống trong bảng so sánh cấu tạo tim ở chim bồ câu và thằn lằn

Trả lời:

 

Chim bồ câu

Thằn lằn

Cấu tạo tim

Tim 4 ngăn, máu không pha trộn

Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt nên máu còn pha trộn

 

 

Câu 9: Điền vào bảng so sánh hô hấp của chim bồ câu và thằn lằn

Trả lời:

 

Chim

Thằn lằn

Hô hấp

Phổi

Gồm hệ thống ống khí và túi khí

Có nhiều vách ngăn

Sự hô hấp

Sự thông khí do sự hút đẩy của túi khí và sự thay đổi của thể tích lồng ngực

Sự thông khí nhờ các hoạt động của cơ liên sườn

 

Câu 10: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay.

Em hãy đánh dấu x vào ô trống ở đầu các câu trả lời đúng

Trả lời:

x

a) Hệ hô hấp có thêm hệ thống ống khí

x

b) Phổi có nhiều ống khí, thông với hệ thống túi khí

 

c) Tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn

x

d) Sự thông khí phổi là nhờ sự co dãn của các túi khí khi bay cũng như khi co dãn của các cơ sườn

 

 

Câu 11: So sánh những điểm sai khác trong cấu tạo của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau:

Trả lời:

Các hệ cơ quan

Chim bồ câu

Thằn lằn

Tuần hoàn

Tim 4 ngăn, máu không pha trộn

Tim 3 ngăn, có vách ngăn hụt, máu pha

Tiêu hóa

Có sự biến đổi thích nghi với đời sống bay (mỏ sừng không răng,…), tốc độ tiêu hóa cao.

Tốc độ tiêu hóa thấp

Hô hấp

Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí

Phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi

Bài tiết

Thận sau

Thận sau

Sinh sản

Thụ tinh trong, đẻ và ấp trứng

Thụ tinh trong, đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

 

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Động vật lớp chim môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF