YOMEDIA

Bài tập về Động Vật Thân Mềm môn Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu học tập. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập về Động Vật Thân Mềm môn Sinh học 7 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ADSENSE
YOMEDIA

BÁI TẬP VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Quan sát hình 18.1, 2, 3 SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

a. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào?

Trả lời:

Để mở vỏ trai quan sát bên trong, phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau ở trai. Khi đó vỏ trai sẽ mở.

Tại sao trai bị chết thì vỏ mở?

Khi trai chết 2 dây chằng không còn hoạt động nên 2 vỏ mở.

b. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

Trả lời:

Có mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng chảy, chúng có mùi khét.

c. Phần đầu trai ở đâu, người ta cho rằng đầu trai tiêu giảm có đúng không?

Trả lời:

Phần đầu trai ở chỗ phình to nhất. Đúng, vì trai không cần đến đầu trong cuốc sống nên tiêu giảm đi để giúp di chuyển nhẹ nhàng hơn

 

Câu 2: Quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận, giải thích cơ chế làm cho trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

Trả lời:

Cách di chuyển: Trai thò chân và vươn dài trong bùn về hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó co chân đồng thời với việc khép vỏ lại, tạo ra lực đẩy do nước phun ra ở rãnh phía sau, làm trai tiến về phía trước.

 

Câu 3: Quan sát hình 18.4,5 SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

 

a. Nước qua ống hút vào khoang áo đem gì đến cho miệng trai và mang trai?

Trả lời:

Nước qua ống hút mang thức ăn đến miệng trai và oxi đến mang trai.

b. Để có mồi ăn (thường là động vật nguyên sinh, vụn hữu cơ) và ôxi, trai chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì?

Trả lời:

Kiểu dinh dưỡng thụ động.

 

Câu 4: Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

Trả lời:

Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật ăn khác ăn mất. Ở mang trứng sẽ được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng

 

Câu 5: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào trong mang và da cá?

Trả lời:

Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

 

Câu 6: Trai tự vệ để thoát khỏi kẻ thù bằng cách nào?

Trả lời:

Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.

Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ ấy có hiệu quả?

Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể ăn phần mềm cơ thể trai.

 

Câu 7: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước chúng sống?

Trả lời:

Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các dộng vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể.

 

Câu 8: Nhiều ao đào thả cá, trai không được thả mà vẫn có, tại sao?

Trả lời:

Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

 

Câu 9: Quan sát thực tế và hình 19.6 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Ốc sên tự vệ bằng cách: Khi bị tấn công ốc sên chui vào trong vỏ để tự vệ vì chúng di chuyển chậm không có khả năng chạy chốn.

- Ý nghĩa sinh học của việc đào lỗ để đẻ trứng của ốc sên: để bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

 

Câu 10: Quan sát hình 19.7 (SGK) trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

- Chọn cách săn mồi đúng của mực và mô tả cách săn bắt đó trong 2 cách sau:

+ Đuổi bắt mồi:

+ Rình mồi một chỗ (đợi mồi đến để bắt): mực thường ẩn mình trong rong rêu. Sắc tố trên cơ thể mực làm cơ thể chúng có màu giống môi trường. Khi mồi vô tình gần đến, mực vươn hai tua dài ra bắt mồi rồi co lại dùng 8 tua ngắn đưa vào miệng.

- Mực phun chất lỏng màu đen để săn bắt hay tự vệ? Mực có chạy trốn được không?

Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính, giúp mực có thể chạy trốn.

Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chạy trốn hay không?

Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn vẫn có thể nhìn thấy rõ được phương hướng để chạy chốn.

 

Câu 11: Em thường gặp ốc sên ở đâu? Khi bò ốc sên để lại vết trên lá như thế nào?

Trả lời:

- Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ớ độ cao trên 1000m so với mặt nước biển.

- Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn làm giảm ma sát. Khi khô, chất nhờn đó tạo nên vết màu trắng trên lá cây.

 

Câu 12: Nêu một số tập tính của mực:

Trả lời:

Ngoài tập tính săn mồi bằng cách rình bắt, hay phun “hỏa mù” che mắt kẻ thù để trốn chạy, mực còn có các tập tính sau:

- Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển.

- Con đực có một tua miệng đảm nhiệm chức năng giao phối (tay giao phôi). Ở một số loài, tay giao phối có thể đứt ra mang theo các bó tinh trùng bơi đến thụ tinh cho con cái.

---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập về Động Vật Thân Mềm môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF