YOMEDIA

Bài tập về Ruột Khoang môn Sinh học 7 có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập củng cố kiến thức học tập. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập về Ruột Khoang môn Sinh học 7 có đáp án với phần đề và lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP VỀ RUỘT KHOANG MÔN SINH HỌC 7 CÓ ĐÁP ÁN

 

Câu 1: Quan sát hình 8.2 (SGK) mô tả bằng lời hai cách di chuyển của thủy tức.

Trả lời:

- Di chuyển kiểu sâu đo:

Đầu tiên thủy tức cắm miệng xuống sau đó co cơ thể lại rồi dùng đế trườn người về phía trước.

- Di chuyển kiểu lộn đầu :

Đầu thiên cắm miệng xuống sau đó để đế lên trên rồi để đế ra phía trước rồi đứng thẳng dậy.

 

Câu 2: Lựa chọn tên các tế bào (tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì – cơ, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào sinh sản) sao cho phù hợp với chức năng của chúng, điền vào bảng sau:

Trả lời:

Bảng. Cấu tạo, chức năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức

 

Câu 3: Quá trình bắt mồi của thủy tức:

Trả lời:

Khi đói, thuỷ tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phái mồi lập tức tế bào gai ờ tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

 

Câu 4: Quá trình tiêu hóa mồi của thủy tức:

Trả lời:

- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?

Thủy tức vươn dài tua miệng sau đó đưa mồi vào miệng.

- Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức mà mồi được tiêu hóa?

Nhờ tế bào mô cơ tiêu hóa ở khoang tiêu hóa mà mồi được tiêu hóa.

- Thủy tức có ruột túi nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?

Chất thải được đưa ra ngoài qua lỗ miệng

 

Câu 5: Điền câu thích hợp vào chỗ trống:

Trả lời:

Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. chồi con khi tự kiếm được thức ăn, tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.

Vào mùa lạnh, ít thức ăn thủy tức sinh sản hữu tính, tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức đến thụ tinh. Sau khi thụ tinh, trứng phân cắt nhiều lần cuối cùng tạo thành thủy tức con.

Thủy tức có khả năng tái sinh cơ thể chỉ từ một phần cơ thể cắt ra.

 

Câu 6: Tế bào gai có ý nghĩa gì trong đời sống của thủy tức?

Trả lời:

Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điếm chung cua tất cả cấc đại diện khác ở ruột khoang.

 

Câu 7: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Trả lời:

Cơ thể thủy tức chi có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lây thức ăn và thải chất cặn bã đều qua một 15 đó (gọi là lỗ miệng). Đây cũng là đặc điếm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang.

 

Câu 8: Phân biệt thành phần tế bào lớp ngoài và lớp trong ở thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này?

Trả lời:

Lớp tế bào

Loại tế bào

Chức năng

Lớp ngoài

Các tế bào phân hóa: tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào mô bì – cơ, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào sinh sản

Bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ, sinh sản.

Lớp trong

Tế bào cơ, tế bào tiêu hóa

Tiêu hóa ở ruột

 

Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do là:

Trả lời:

- Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

- Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ

- Di chuyển bằng cách co bóp dù

 

Câu 10: Nêu cấu tạo, lối sống của hải quỳ:

Trả lời:

- Cơ thể hình trụ to, ngắn, miệng ở trên, tầng keo dày, rải rác có gai xương, khoang tiêu hoá xuất hiện vách ngăn

- Không di chuyển có đế bám

- Có lối sống tập trung một số cá thể

 

Câu 11: Quan sát hình 9.3 (SGK) đánh dấu (✓) vào bảng 2.

Trả lời:

Bảng 2. So sánh san hô với sứa

 

Câu 12: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

Trả lời:

Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.

 

Câu 13: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Trả lời:

Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn.

 

Câu 14: Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

Trả lời:

Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô.

 

Câu 15: Chọn các cụm: không đối xứng; đối xứng tỏa tròn; kiểu sâu đo; kiểu lộn đầu; co bóp dù; không di chuyển; tự dưỡng; dị dưỡng; tự vệ nhờ tế bào gai; tự vệ nhờ di chuyển; ruột túi; ruột phân nhánh; hai lớp; ba lớp điển vào bảng 1.

Trả lời:

Bảng 1. Đặc điểm chung của một số đại diện trong ngành Ruột khoang

 

Câu 16: Các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang:

Trả lời:

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Ruột dạng túi

- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

 

Câu 17: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Trả lời:

Vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kì thú của biển nhiệt đới vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương. San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức. San hô đá là một trong các nguồn cung cấp vôi cho xây dựng. Hóa thạch san hô là vật chỉ thị địa tầng quan trọng trong nghiên cứu địa chất. Sứa sen, sứa rô là những loài sứa thường được khai thác làm thức ăn. Chúng có ý nghĩa về mặt sinh thái đối với biển và đại dương, là tài nguyên thiên nhiên quý giá.

 

Câu 18: So sánh rồi chỉ ra những đặc điểm chung về cấu tạo của ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do

Trả lời:

- Cơ thể đối xứng tỏa tròn

- Ruột dạng túi

- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào

- Có tế bào gai để tự vệ và tấn công

 

Câu 19: Em hãy kể tên các đại diện của ngành Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Trả lời:

Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ.

 

Câu 20: Nêu những phương tiện cần thiết để đề phòng khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang:

Trả lời:

Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

 

Câu 21: San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Trả lời:

San hô chú yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.

Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.

Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập về Ruột Khoang môn Sinh học 7 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF