YOMEDIA

Bài tập tự luận vận dụng ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 do ban biên tập HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về địa lí các ngành kinh tế.

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ:

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Câu 1.   Cho bảng số liệu:

Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2010

Nhà nước

38,5

38,4

31,2

Kinh tế tập thể và tư nhân

48,2

45,6

49,7

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

13,3

16,0

19,1

 

a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2010.

b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì ?

Câu 2.  Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất ở khu vực I (Đơn vị: %)

Bảng 1.                                                              

Năm

2000

2005

2011

Nông nghiệp

79,1

75,5

71,1

Lâm nghiệp

4,7

3,7

3,2

Thủy sản

16,2

24,8

25,5

 

Bảng 2.

Năm

2000

2005

2011

Trồng trọt

78,2

73,5

73,4

Chăn nuôi

19,3

24,7

25,3

Dịch vụ nông nghiệp

2,5

1,8

2.3

 

Dựa vào bảng 1, bảng 2, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành của khu vực I.

Câu 3.  So sánh sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao 2 vùng này có sự khác nhau về sản phẩm chuyên môn hóa ?

Câu 4.

“Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từ một nước nông nghiệp lạc hậu phát triển dần trở thành nước có thu nhập vào nhóm trung bình. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến đáng kể…”

Từ những kiến thức đã học và nhận định trên, hãy chứng minh rằng từ sau đổi cơ cấu ngành kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu 5.  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a. Nêu tên các vùng có cây cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa.

b. Giải thích tại sao cà phê lại được trồng nhiều ở vùng này ?

Câu 6.  Cho bảng số liệu:       

Sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 – 2007 (Đơn vị: triệu tấn)

Năm

1980

1985

1989

1995

1997

2000

2003

2007

Sản lượng

11,6

15,9

19,0

25,0

27,5

32,6

34,6

35,9

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 -2007.

b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

Câu 7.  Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá giá trị sản xuất nông nghiệp (Đơn vị: %)

Ngành

2000

2010

Trồng trọt

78,2

69,2

Chăn nuôi

19,3

28,1

Dịch vụ nông nghiệp

2,5

2,7

 

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2000 và năm 2010.

b. So sánh và nhận xét.

Câu 8.   Cho bảng số liệu:  

Sản lượng cà phê nhân và khối lương cà phê xuất khẩu qua các năm

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

1980

1985

1990

1995

2000

2007

Sản lượng cà phê nhân

8,4

12,3

92

218

802,5

836,5

Khối lượng xuất khẩu

4,0

9,2

89,6

248,1

733,9

928,6

a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu từ năm 1980 – 2007.

b. Nhận xét và giải thích.

Câu 9.  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 10.  Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, hãy trình bày sự phân hóa cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. Giải thích tại sao có sự phân hoá đó?

ĐÁP ÁN

Câu 1.

a. Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu: vẽ 3 biểu đồ tròn có bán kính bằng nhau nằm trên cùng hàng ngang, theo thứ tụ bảng số liệu; kí hiệu và chú thích đồng nhất với nhau; giá trị thể hiện chính xác; có tên biểu đồ; có tính thẩm mỹ.

b. Nhận xét:

- Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

- Khu vực kinh tế Nhà nước tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỉ trọng khá cao (dẫn chứng).

c. Ý nghĩa của sự chuyển dịch:

- Sự chuyển dịch có ý nghĩa tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới.

- Sự chuyển dịch cho thấy nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 2.

- Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản (dẫn chứng).

- Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi (dẫn chứng).

Câu 3.

a. Giống nhau: cây lương thực chính là lúa gạo, thực phẩm chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản, cây công nghiệp đay, cói ...

b. Khác nhau:

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

- Rau quả cận nhiệt và ôn đới

- Lợn, bò sữa

- Rau quả nhiệt đới

- Nuôi tôm, vịt đàn

Giải thích:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, có 2,3 tháng nhiệt độ < 180C

 

Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, không có tháng lạnh.

 

Câu 4.

a. Giữa các ngành:

- Xu hướng: giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II và III (khu vực III  tăng chưa ổn định) (dẫn chứng)

- Nguyên nhân do nước ta đang tiến hành CNH, HĐH; tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm.

b. Trong nội bộ từng ngành:

- Khu vực I:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản (dẫn chứng)

+ Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi (dẫn chứng)...

- Khu vực II:

     + Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác, tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến

     + Giảm tỉ trọng sản phẩm có chất lượng thấp, tăng tỉ trọng sản phẩm có sức cạnh tranh.

- Khu vực III:

+ Kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị có những bước tăng trưởng khá.

+ Nhiều loại hình dịch vụ mới: viễn thông, tư vấn đầu tư,...

Câu 5.

a. Các vùng có cá phê là sản phẩm chuyên môn hóa: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ...

b. Cà phê được trồng nhiều ở vùng này vì:

   - Có diên tích đất feralit, đất phù sa cổ rộng lớn.

   - Khí hậu nóng, ẩm thuận lợi trồng cà phê.

   - Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cà phê.

   - Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

   - Thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước.

   - Nhà nước có nhiều chích sách đầu tư phát triển.

Câu 6.

a. Vẽ biểu đồ hình cột sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1980 -2007

     Yêu cầu chính xác, có số liệu ở đỉnh cột, năm ở chân cột, đơn vị, chú thích

b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân:

- Nhận xét: Sản lượng lúa nước ta tăng nhanh và tăng liên tục (dẫn chứng)

- Giải thích:

+ Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

+ Nhân dân có kinh nghiệm trồng, thâm canh lúa.

+ Đảm bảo tốt công tác thủy lợi

+ Cơ cấu mùa vụ tổ chức ngày càng hợp lý.

+ Lai tạo được nhiều giống cao sản.

+ Áp dụng nhiều thành tựu KHKT vào sản xuất.

Câu 7.

a. Vẽ 2 biểu đồ tròn; đúng tỉ lệ, có ghi số liệu, chú thích.

b. So sánh và nhận xét.

- Tỉ trọng ngành trồng trọt giàm (dẫn chứng)

- Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng (dẫn chứng)

Câu 8.

  a. Vẽ biểu đồ cột nhóm đúng, có ghi số liệu, chú thích.

  b. Nhận xét và giải thích:

- Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu đều tăng (dẫn chứng)

- Có diên tích đất feralit, đất phù sa cổ rộng lớn.

- Khí hậu nóng, ẩm thuận lợi trồng cà phê.

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cà phê.

- Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

- Thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước.

- Nhà nước có nhiều chích sách đầu tư phát triển.

Câu 9.

a. Các vùng nông nghiệp ở nước ta (kể tên 7 vùng, theo atlat)

b. Phân tích:

* Về điều kiện sinh thái:

- Địa hình núi, cao nguyên và đồi thấp

- Đất chủ yếu là feralit đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, ôn đới trên núi cao.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Mật độ dân số thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Ở vùng núi có nhiều khó khăn.

* Trình độ thâm canh:

- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

* Sản phẩm chuyên môn hóa:

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi…)

- Đậu tương, lạc, thuốc lá.

- Cây ăn quả, cây dược liệu.

- Trâu, bò lấy thịt, sữa, lợn.

- Các sản phẩm khác.

Câu 10.

a. Hoạt động CN tập trung chủ yếu (dựa vào atlat, tr.21)

b. Nguyên nhân:

- Vùng CN tập trung cao do có những thuận lợi về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào có trình độ tay nghề cao, cơ sở hạ tầng GTVT phát triển tốt (dẫn chứng).

- Vùng CN chậm phát triển, phân bố rời rạc là do các yếu trên không đồng bộ.

{-- Để xem tiếp nội dung đề từ câu 11-13 của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận vận dụng ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON