YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồng Ngự

Tải về
 
NONE

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồng Ngự Hoc247 sưu tầm và biên tập, nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố lại các kiến thức đã học, đồng thời làm quen với các bài tập ôn luyện, hình thành cơ sở kiến thức vững chắc để các em tự tin bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng theo dõi!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ AMIN - AMINO AXIT – PROTEIN MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ

 

A. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ GIẢI 1 ( Dùng cho kiểm tra 45 phút):

1. Nguyên nhân gây ra tính bazơ của amin là:

   A. do amin dễ tan trong nước.                                B. do nguyên tử N còn cặp electron tự do.

   C. do phân tử amin bị phân cực.                              D. do amin có khả năng tác dụng với axit.

2. Trong các chất: CH3CH2NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N và NH3. Chất có tính bazơ mạnh nhất là:

   A. NH3.                             B. (CH3)3N.                   C. (CH3)2NH.                   D. CH3CH2NH2.

3. Trong các chất: CH3NH2; C2H5NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2.Chất có tính bazơ mạnh nhất là:

   A. CH3NH2.                      B. C2H5NH2.                 C. (CH3)2NH.                   D. C6H5NH2.

4. Để tách riêng hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2 có thể dùng dung dịch:

   A. HCl.                             B. HNO3.                       C. HCl và NaOH.             D. NaOH và Br2.

5. Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Anilin tác dụng được với HBr vì trên N còn có đôi electron tự do.

   B. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút e của nhân thơm lên nhóm chức NH2.

   C. Anilin tác dụng được với dung dịch Br2 vì có tính bazơ.

   D. Anilin không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.

6. Tên gọi của aminoaxit có công thức cấu tạo CH3 – CH(NH2) – COOH là:

   A. axit - aminopropionic.                                     B. axit - aminoaxetic.

   C. axit - aminopropionic.                                     D. axit - aminoaxetic.

7. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không lưỡng tính?

   A. Amino axetat.              B. Lizin.                         C. Phenol.                         D. Alanin.

8. Số đồng phân aminoaxit của C4H9O2N là:

   A. 3.                                  B. 4.                               C. 5.                                  D. 6.

9. Số đòng phân cấu tạo có công thức phân tử           C4H11N là:

   A. 5.                                  B. 6.                               C. 7.                                  D. 8.

10. Dung dịch glixin ( axit amino axetic) có môi trường:

   A. axit.                              B. bazơ.                          C. trung tính.                     D. không xác định.

11. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N. X có thể tác dụng với NaOH, HCl và làm mất màu dung dịch brom. Công thức cấu tạo của X là:

   A. CH2=CHCOONH4.                                                           B. H2NCH2CH2COOH.

   C. CH3CH(NH2)COOH.                                         D. CH3CH2CH2NO2.

12. Khẳng định nào sau đây không đúng?

   A. Các amin đều kết hợp với proton.                      B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

   C. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.    D. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.

13. Cho (CH3)2NH vào nước, lắc nhẹ, sau đó để yên thì được:

   A. hỗn hợp đục như sữa.                                          B. hai lớp chất lỏng không tan vào nhau.

   C. dung dịch trong suốt đồng nhất.                         D. các hạt kết tinh không màu lắng xuống đáy.

14. Cặp ancol và amin nào sau đây cùng bậc?

   A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.                       B.(CH3)3COH và (CH3)3CNH2.

   C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3.                   D. C6H5CH2OH  và (C6H5)2NH.

15. Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?

   A. CH3NH2 + H2O  CH3NH3+ + OH -.               B. Fe3++ 3CH3NH2+ 3H2O  Fe(OH)3 +3CH3NH3+.

   C. CH3NH2 + HNO2  CH3OH + N2 + H2O.        D. C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl.

16. Cho sơ đồ phản ứng: X  C6H6  Y  anilin. X và Y tương ứng là:

   A. C2H2 và C6H5NO2.                                                                                             B. C2H2 và C6H5-CH3

   C.xiclohecxan và C6H5-CH3.                                  D. CH4 và C6H5NO2.

17. Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là:

   A. Na kim loại.                  B. dung dịch NaOH.      C. quỳ tím.                        D. dung dịch HCl.

18. Phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng thu được muối điazoni.

   B. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

   C. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

   D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

19. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là:

   A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                        B. dung dịch NaCl.

   C. dung dịch HCl.                                                    D. dung dịch NaOH.

20. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:

   A. penixilin, paradol, cocain.                                   B. heroin, seduxen, erythromixin.

   C. cocain, seduxen, cafein.                                      D. ampixilin, erythromixin, cafein.   

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỰ GIẢI 2 ( Dùng cho kiểm tra 90 phút):

Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là

   A. 5.                               B. 7.                                  C. 6.                                  D. 8.

Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là

   A. 4.                               B. 3.                                  C. 2.                                  D. 5.

Câu 6: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?

   A. 3 amin.                      B. 5 amin.                         C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 7: Anilin có công thức là

   A. CH3COOH.               B. C6H5OH.                      C. C6H5NH2.                    D. CH3OH.

Câu 8: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

   A. H2N-[CH2]6–NH2     B. CH3–CH(CH3)–NH2    C.  CH3–NH–CH3            D. C6H5NH2

Câu 9: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng công thức phân tử C5H13N ?

   A. 4 amin.                      B. 5 amin.                         C. 6 amin.                         D. 7 amin.     

Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

   A. Metyletylamin.          B. Etylmetylamin.             C. Isopropanamin.            D. Isopropylamin. 

Câu 11: Trong các chất: C6H5CH2NH2 , NH3 , C6H5NH2 , (CH3)2NH , chất có lực bazơ mạnh nhất là:

   A. NH3                           B. C6H5CH2NH2               C. C6H5NH2                     D. (CH3)2NH 

Câu 12: Trong các chất: C6H5NH2 , C6H5CH2NH2 , (C6H5)2NH, NH3 chất có lực bazơ yếu nhất là:

   A. C6H5NH2                  B. C6H5CH2NH2               C. (C6H5)2NH                   D. NH3

Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5-CH2-NH2   

   A. Phenylamin.              B. Benzylamin.                 C. Anilin.                          D. Phenylmetylamin.

Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?

   A. C6H5NH2.                 B. (C6H5)2NH                   C. p-CH3-C6H4-NH2.       D. C6H5-CH2-NH2

Câu 15: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

   A. Anilin                        B. Natri hiđroxit.               C. Natri axetat.                 D. Amoniac.

Câu 16: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là

   A. C6H5NH3Cl.              B. C6H5CH2OH.               C. p-CH3C6H4OH.            D. C6H5OH.

Câu 17: Có thể tách riêng các chất từ hỗn hợp lỏng gồm benzen và anilin bằng những chất nào?

   A. Dung dịch NaOH, dung dịch brom                     B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH

   C. H2O, dung dịch brom                                          D. Dung dịch NaCl, dung dịch brom

Câu 18: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

   A. anilin, metyl amin, amoniac.                              B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.

   C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.                           D. metyl amin, amoniac, natri axetat.

Câu 19: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào

   A. ancol etylic.               B. benzen.                         C. anilin.                           D. axit axetic.

Câu 20: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là           

   A. C2H5OH.                   B. CH3NH2.                       C. C6H5NH2.                     D. NaCl.

...

Trên đây là nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Amin - Amino axit - Protein môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Hồng Ngự. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON