HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ AMIN MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
Dạng 1: Lí thuyết
Câu 1: Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (4) C. (1), (3), (4) D. (2), (3), (4)
Câu 2. Cho các chất: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C2H5)2NH; (4) NaOH; (5) NH3
Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là:
A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4) . B. (1) < (2) < (5) < (3) < (4)
C. (1) < (5) < (3) < (2) < (4) . D. (2) < (1) < (3) < (5) < (4)
Câu 3: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc:
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
Câu 4: Khi đốt cháy các đồng đẳng củ metyl amin thì thu được x=VCO2:VH2O biến đổi như thế nào theo số lượng của guyên tử cacbon trong phân tử:
A. 0,4 < x < 1,2 B. 0,8 < x < 2,5 C. 0,4 < x < 1 D. 0,75 < x < 1
Câu 5: Dãy gồm các amin được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là:
A. C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH B. CH3NH2, (CH3)2NH, C6H5NH2
C. C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2 D. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH
Câu 6: Tìm phát biểu sai trong các phát biểu sau :
A. Nhiệt độ sôi của ankanol cao hơn so với ankanal có phân tử khối tương đương.
B. Phenol là chất rắn kết tinh ở điều kiện thường.
C. Metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac.
D. Etylamin dễ tan trong H2O.
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hidrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
Câu 8 : Nhận xét nào dưới đây không đúng ?
A. Phenol là axit, còn anilin là bazơ.
B. Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ, còn dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
C. Phenol và anilin đều tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd brom.
D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi tham gia phản ứng cộng với hidro.
Câu 9: Cho các chất : NH3 ; CH3NH2 ; CH3-NH-CH3 ; C6H5NH2. Độ mạnh tính bazơ được xếp theo thứ tự tăng dần :
A. NH3< C6H5NH2< CH3-NH-CH3
B. C6H5NH2< NH3< CH3NH2
C. CH3-NH-CH3
D. C6H5NH2< CH3NH2
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai :
A. Anilin là một baz có khả năng làm quỳ tím hóa xanh.
B. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
C. Anilin có tính baz yếu hơn amoniac.
D. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
Câu 11: Nguyên nhân anilin có tính bazơ là :
A. Phản ứng được với dd axit.
B. Là dẫn xuất của amoniac.
C. Có khả năng nhường proton.
D. Trên N còn một đôi điện tử tự do có khả năng nhận proton H+.
Câu 12: Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai ?
A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng.
B. Cho dd HCl vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.
C. Cho dd NaOH vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.
D. Cho 2 chất vào nước, với phenol tạo dd đục, với anilin hỗn hợp phân hai lớp.
Câu 13: Một amin đơn chức trong phân tử có chứa15,05% N. Amin này có công thức phân tử là :
A. CH5N. B. C6H7N. C. C2H5N. D. C4H9N.
Câu 14: Trong các amin sau :
1) CH3-CH(CH3)-NH2
2) H2N-CH2-CH2-NH2
3) CH3CH2CH2-NH-CH3
Amin bậc 1 là :
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2).
Câu 15: Sự sắp xếp nào theo trật tự tăng dần lực baz của các hợp chất sau đây đúng ?
A. C2H5NH2< (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2.
B. (C2H5)2NH< NH3< C6H5NH2< C2H5NH2.
C. C6H5NH2< NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH.
D. NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH< C6H5NH2.
Câu 16:Bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:
(1) benzen + phenol
(2) anilin + dd HCl dư
(3) anilin + dd NaOH
(4) anilin + H2O
Ống nghiệm nào có sự tách lớp các chất lỏng ?
A. (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (4).
Câu 17: Cho các chất phenylamin, phenol, metylamin, axit axetic. Dung dịch chất nào làm đổi màu quỳ tím sang xanh
A. phenylamin. B. metylamin. C. phenol, phenylamin D. axit axetic.
Câu 18: Có bao nhiêu amin bậc hai có cùng CT phân tử C5H13N
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 19: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3 – CH(CH3) – NH2 ?
A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin.
Câu 20: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực baz mạnh nhất
A. NH3. B. C6H5-CH2-NH2. C. C6H5NH2. D. (CH3)2NH.
Câu 21: Khi cho metylamin và anilin lần lượt tác dụng với HBr và dung dịch FeCl2 sẽ thu được kết quả nào dưới đây?
A. Cả metylamin và anilin đều tác dụng với cả HBr và FeCl2.
B. Metylamin chỉ tác dụng với HBr còn anilin tác dụng được với cả HBr và FeCl2.
C. Metylamin tác dụng được với cả HBr và FeCl2 còn anilin chỉ tác dụng với HBr.
D. Cả metylamin và anilin đều chỉ tác dụng với HBr mà không tác dụng với FeCl2
Câu 22: Cho nước brom dư vào anilin thu được 16,5 gam kết tủa. Giả sử H = 100%. Khối lượng anilin trong dung dịch
A. 4,5 B. 9,30 C. 4,65 D. 4,56
Câu 23: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. Công thức phân tử của A là...
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C5H13N.
Câu 24: Chọn nguyên nhân đúng nhất sau đây để giải thích tính bazo của anilin ?
A. ít tan trong nước.
B. tạo được ion hidroxit OH–.
C. Cặp electron giữa nguyên tử N và H bị lệch về phía nguyên tử N.
D. Trong phân tử anilin, nguyên tử nitơ còn cặp electron tự do nên có khả năng nhận proton.
Câu 25: Chất nào sau đây không tác dụng với anilin ?
A. H2SO4. B. Na2SO4 C. CH3COOH. D. Br2.
Câu 26: Lý do nào sau đây đúng nhất để giải thích kết luận sau : Tính baz của các chất giảm dần theo thứ tự : CH3NH2> NH3.> C6H5NH2.
A. Do phân tử khối của C6H5NH2 lớn nhất.
B. Do anilin không có khả năng làm đổi màu dung dịch quỳ tím.
C. Do nhóm –CH3 làm tăng mật độ electron ở nguyên tử nitơ nên CH3NH2 dễ nhận proton hơn NH3; nhóm C6H5– làm giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ nên C6H5NH2 khó nhận proton hơn NH3.
D. Metyl amin tạo được liên kết hidro với nước.
Câu 27: Khi cho dung dịch etylamin tác dụng với dung dịch FeCl3, có hiện tượng gì xảy ra ?
A. Hơi thoát ra làm xanh giấy quỳ đỏ. C. Có kết tủa đỏ nâu Fe(OH)3 xuất hiện.
B. Có khói trắng C2H5NH3Cl bay ra. D. Có kết tủa C2H5NH3Cl màu trắng.
Câu 28: Câu khẳng định nào dưới đây là sai ?
A. metylamin tan trong nước, còn metyl clorua hầu như không tan.
B. Anilin tan rất ít trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
C. Anilin tan rất ít trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm mạnh.
D. Nhúng đầu đủa thủy tinh thứ nhất vào dung dịch HCl đặc, nhúng đầu đủa thủy tinh thứ hai vào dung dịch metylamin . Đưa 2 đầu đủa lại gần nhau thấy có “khói trắng” thoát ra.
Câu 29 : Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có CTPT C7H9N? |
|
||||||
A.4 |
B. |
5 |
C. |
3 |
D. |
6 |
Câu 30 : Công thức của amin chứa 23,73% khối lượng nitơ là công thức nào ?
A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. (CH3)3N
Câu 31: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự ở dãy nào sau đây ?
A. NH3 < C6H5NH2 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2 B. NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3 < C6H5NH2
C. C6H5NH2 < NH3 < CH3CH2NH2 < CH3NHCH3 D. C6H5NH2 < NH3 < CH3NHCH3 < CH3CH2NH2
Câu 32 : Không thể dùng thuốc thử trong dãy nào sau đây để phân biệt các chất lỏng phenol, anilin và benzen ?
A. Dung dịch brom B. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH
C. Dung dịch HCl, dung dịch brom D. Dung dịch NaOH, dung dịch brom
Câu 33: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lí ?
A. Hòa tan trong dung dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết
B. Hòa tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, đehalogen hóa thu được anilin
C. Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi CO2 vào đó đến dư thu được anilin tinh khiết.
D. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dùng brom để tách anilin ra khỏi benzen.
Câu 34: Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5); đimetylamin (6). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là:
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6) B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6)
C. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6) D. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6)
Dạng 2: Amin tác dụng với HCl
Pp:dùng tăng giảm khối lượng
Câu 1: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là
A. 11,95 gam. B. 12,95 gam. C. 12,59 gam. D. 11,85 gam.
Câu 2: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là
A. 8,15 gam. B. 9,65 gam. C. 8,10 gam. D. 9,55 gam.
Câu 3: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được
A. 7,65 gam. B. 8,15 gam. C. 8,10 gam. D. 0,85 gam.
Câu 4: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là
A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g.
Câu 5: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N
Câu 6: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 7,1g. B. 14,2g. C. 19,1g. D. 28,4g.
Câu 7: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
A. C2H7N B. CH5N C. C3H5N D. C3H7N
Câu 8: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 8. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 9: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3M B. 1,25M C. 1,36M D. 1,5M
Câu 10: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M rồi cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối khan. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 100ml B. 50ml C. 320ml D. 200ml.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Các dạng bài tập chuyên đề Amin môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!