YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 – Mức độ vận dụng có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo:

Tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 – Mức độ vận dụng có đáp án có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm vừa kiểm tra và củng cố kiến thức Chương Ứng dụng di truyền nằm trong chương Sinh học 12. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12 – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG  

Câu 51. Giả sử giống lúa: alen A gây bệnh vàng lùn trội hoàn toàn so với alen a có khả năng kháng bệnh này. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh trên từ một giống lúa ban đầu có kiểu gen AA, người ta thực hiên các bước sau:

  1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.
  2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
  3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
  4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.

Quy trình tạo giống theo thứ tự:

   A. 1, 2, 3, 4.                     B. 1, 3, 2, 4.                     C. 1, 3, 2.                          D. 1, 2, 3.

Câu 52. Vì sao tạo giống bằng phương pháp gây đột biến ít và dường như không áp dụng cho động vật?

   A. Vì hệ gen của động vật vô cùng phức tạp.

   B. Khó thực hiện do động vật là loài bậc cao, có khả năng di chuyển và suy nghĩ.

   C. Do động vật chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể.

   D. Động vật có số lượng NST nhiều hơn các nhóm phân loại khác.

Câu 53. Cho ví dụ sau:

Dòng A x Dòng B → Con lai C.

Dòng D x Dòng E → Con lai F.

Con lai C x Con lai F → Con lai G dùng trong sản xuất.

Con lai G là kết quả của phép lai:

   A. Lai khác dòng đơn và lai phân tích.

   B. Lai khác dòng kép và lai phân tích

   C. Lai khác dòng đơn và lai kinh tế.

   D. Lai khác dòng kép và lai kinh tế.

Câu 54. Giả sử bò có 3 cặp gen, mỗi gen 2 alen, trội và lặn là hoàn toàn. Thực hiện các phép lai:

  1. AAbbDD x AABBdd.          (2) AAbbDd x aaBBDD.
  1. aabbdd x AABBDD.            (4) AAbbDD x aaBBdd.
  1. aaBBdd x AAbbDD.            (6) AaBbDd x aabbdd.

Có bao nhiêu phép lai tạo ra ưu thế lai?

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 55. Để giải thích về hiện tượng ưu thế lai, người ta giải thích như sau:

  1. Ưu thế lai được hình thành do sự tác động cộng gộp của các alen trội có lợi trong kiểu gen, nghĩa là kiểu gen nào có càng nhiều alen trội thì kiểu gen đó càng ưu thế.
  2. Ưu thế lai được tạo ra là do con lai F1 dị hợp mọi cặp gen, các alen lặn có hại bị trung hòa bởi lượng alen trội, nên không biểu hiện thành kiểu hình, nên F1 ưu thế hơn so với cha mẹ ở đời P.

Nguyên nhân nào đã làm sụp đổ 2 giả thuyết trên và làm xuất hiện giả thuyết siêu trội?

   A. Phép lai phân tích.                                               B. Tạo ra dòng thuần chủng.

   C. Phép lai trở lại.                                                     D. Quá trình đột biến.

Câu 56. Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào?

   A. Liều lượng và cường độ của các tác nhân.

   B. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động.

   C. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động.

   D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 57. Sắp xếp các bước sau theo đúng trình tự của quá trình nhân bản vô tính của cừu Đoly:

  1. Chuyển phôi vào tử cung con mẹ để nó mang thai hộ. Sau một thời gian mang thai tự nhiên, cừu mẹ đẻ ra con.
  2. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong môi trường đặc biệt. Tách lấy tế bào trứng và loại bỏ nhân của cừu cho trứng.
  3. Nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.
  4. Chuyển nhân từ tế bào tuyến vú của cừu cho nhân vào tế bào trứng đã bị loại bỏ nhân.

   A. (4) → (3) → (1) → (2).                                      B. (2) → (3) → (4) → (1).

   C. (2) → (4) → (3) → (1).                                      D. (2) → (4) → (1) → (3).

Câu 58. Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampitxilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương pháp biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm vào ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo ra lượng sản phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này?

  1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh.
  2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng Ampixilin.
  3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp.
  4. Vi khuẩn không chứa plasmit.
  5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân.
  6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen.
  7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn sinh trưởng bình thường.
  8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau.

   A. 4                                   B. 5                                   C. 6                                   D. 7

Câu 59. Cho các phát biểu sau đây:

  1. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất.
  2. Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con.
  3. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.
  4. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng không đồng nhất về kiểu hình.
  5. Phương pháp sinh sản sinh dưỡng là phương pháp phổ biến nhất để duy trì ưu thế lai ở thực vật.
  6. Phương pháp sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu thế lai được gọi là lai khác dòng kép.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về ưu thế lai?

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 60. Giống dâu tam bội được tạo ra theo quy trình:

   A. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó tiến hành đem lai hai dòng tứ bội với nhau.

   B. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó đem lai tế bào hạt phấn của dòng tứ bội vừa tạo ra với tế bào lưỡng bội bình thường.

   C. Đa bội hóa dòng lưỡng bội sau đó dùng tia phóng xạ phá hủy đi một bộ đơn bội để hình thành dòng tam bội.

   D. Đa bội hóa dòng lưỡng bội, sau đó đem cây tứ bội lai hữu tính với dòng lưỡng bội bình thường.

Đáp án từ câu 51-60 Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12

51.C

52.C

53.D

54.B

55.B

56.D

57.C

58.A

59.C

60.D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 61-70 của tài liệu Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 71. Phương pháp phổ biến dùng trong chọn giống vi sinh vật:

   A. Lai tế bào.

   B. Lai khác dòng.

   C. Lai giữa loài thuần chủng và loài hoang dại.

   D. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân lý, hóa.

Câu 72. Trong phương pháp tạo ưu thế lai lai khác dòng kép được cho là ưu việt hơn lai khác dòng đơn vì:

   A. Việc tiến hành lai đơn giản hơn, không mất nhiều thời gian chọn giống.

   B. Tạo được nhiều giống mới có nhiều phẩm chất tốt hơn.

   C. Tổ hợp được nhiều gen quí của nhiều dòng cho đời F1.

   D. Tạo được nhiều hơn các cá thể mang gen dị hợp.

Câu 73. Từ một cây trồng có kiểu gen quý, người ta sử dụng công nghệ tế bào nào để tạo ra một quần thể cây trồng đồng nhất kiểu gen?

   A. Nuôi cấy tế bào in vitro tạo mô sẹo.

   B. Nuôi cấy hạt phấn.

   C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma co biến dị.

   D. Dung hợp tế bào trần.

Câu 74. Ở thực vật để củng cố duy trì ưu thế người ta thường dùng phương pháp nào?

   A. Lai hữu tính giữa các cá thể F1.

   B. Lai luân phiên.

   C. Nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.

   D. Cho F1 tự thụ phấn.

Câu 75. Trong các phương pháp dưới đây có bao nhiêu phương pháp nhằm tạo ưu thế lai?

(1) Lai khác thứ.                   (2) Lai phân tích.

(3) Lai khác dòng đơn.        (4) Lai khác dòng kép.

(5) Lai thuận nghịch.           (6) Lai hồi giao.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 76. Trong việc tạo ưu thế lai lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần nhằm mục đích gì?

   A. Phát hiện ra đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp gen có giá trị kinh tế nhất.

   B. Phát hiện được đặc điểm di truyền tốt ở dòng mẹ.

   C. Xác định vai trò của các gen liên kết với giới tính.

   D. Đánh giá sự ảnh hưởng của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, dò tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.

Câu 77. 3 phương pháp tạo dòng thuần là:

   A. Tự thụ phấn, lai khác dòng, lai phân tích.

   B. Tự thụ phấn, nuôi hạt phấn, lai hồi giao.

   C. Tự thụ phấn, nuôi hạt phấn, gây đột biến thể dị bội.

   D. Lai khác dòng, gây đột biến thể dị bội, tự thụ phấn.

Câu 78. Ưu thế nổi bật nhất của kĩ thuật di truyền là:

   A. Sản xuất một loại văc xin với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

   B. Tạo ra các thực vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.

   C. Khả năng tái tổ hợp thông tin di truyền của các loài khác nhau trong bậc thang phân loại.

   D. Tạo ra các động vật chuyển gen mà phép lai khác không thực hiện được.

Câu 79. Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống bằng công nghệ gen?

   A. Chuyển gen trừ sâu bệnh từ vi khuẩn vào cây bông, tạo được giống bông kháng sâu bệnh.

   B. Tạo chuột nhắt chứa hoocmon sinh trưởng từ chuột cống.

   C. Tạo cừu biến đổi gen tạo protein người trong sữa.

   D. Tạo giống nho và dưa hấu tam bội có năng suất cao, không có hạt.

Câu 80. Cho các khẳng định dưới đây về plasmit, số khẳng định đúng là:

  1. Các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tế bào sống hoặc được tổng hợp in vi tro.
  2. Có khoảng 150 loại enzim cắt restrictaza khác nhau, các loại enzim này đều được tìm thấy ở vi khuẩn.
  3. ADN tái tổ hợp được hình thành khi đầu dính của ADN cho và nhận khớp bổ sung với nhau.
  4. Plasmit của tế bào nhận được nối với plasmit của tế bào cho nhờ enzim nối ligaza.
  5. Chỉ có một enzim cắt restricgaza do virut tổng hợp và chỉ cắt tại một điểm xác định.

   A. 1                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 2

Đáp án từ câu 71-80 Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12

71.D

72.C

73.B

74.C

75.B

76.D

77.C

78.C

79.D

80.C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 81-90 của tài liệu Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Câu 91. Nhận xét nào là đúng về phương pháp (P.P) nuôi cấy mô tế bào thực vật và nuôi cấy hạt phấn:

   A. P.P nuôi cấy mô có thể tạo ra được một cây hoàn chỉnh, còn nuôi cấy hạt phấn thì không.

   B. P.P nuôi cấy hạt phấn phấn bắt buộc phải sử dụng cosixin để từ hạt phấn có thể hình thành một cây hoàn chỉnh, còn P.P nuôi cấy mô thì không cần.

   C. Cả 2 phương pháp đều tạo ra một cây hoàn chỉnh có kiểu gen đồng hợp tử.

   D. Tất cả đều sai.

Câu 92. Có bao nhiêu nhận xét sai khi nói về P.P cấy truyền phôi động vật?

  1. Đây là P.P dùng để nhân nhanh các động vật quý hiếm.
  2. Từ 16 tế bào của hợp tử sẽ được tách chiết thành nhiều tế bào riêng biệt và được đưa vào tử cung của các con vật khác (cái nhận phôi), để mang thai hộ.
  3. P.P này vượt qua được rào cản cách ly sinh sản giữa các loài, có thể hợp nhất vật chất di truyền của 2 loài khác nhau.
  4. Các cá thể được tạo ra từ P.P này có kiểu gen đồng nhất.
  5. Cái nhận phôi và phôi không cần đồng pha.
  6. Con cái cho phôi và cái nhận phôi phải đồng pha.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 93. Giả sử, người ta gây ra một đột biến trên tế bào phôi của bò, tạo ra được một giống bò có năng suất sữa cao gấp đôi so với giống bò bình thường. Biết gen I quy định tính trạng năng suất sữa của bò nằm trên NST số 2, có 2 alen là A và a, A trội không hoàn toàn so với a, A quy định năng suất sữa gấp đôi a. Trên NST số 2 còn có gen II quy định tính hạng độ dài đuôi của bò, có 2 alen là B Và b, B trội không hoàn toàn so với b, B quy định đuôi dài, b quy định đuôi ngắn. Gen I và II liên kết hoàn toàn. Trong các phương pháp nhau, phương pháp nào là tối ưu nhất để loại bỏ các cá thể bò cho năng suất sữa thấp sau khi gây đột biến:

   A. Giải trình tự NST số 2 để tìm alen A và a, loại bỏ các cá thể có alen a trong kiểu gen.

   B. Vắt sữa toàn bộ những con bò vừa gây đột biến, sau đó đem kiểm định về năng suất sữa, loại bỏ những con bò cho năng suất thấp.

   C. Dựa vào tính trạng liên kết với tính trạng năng suất sữa, tính trạng độ dài đuôi bò, loại bỏ những con bò có đuôi ngắn.

   D. Sử dụng đoạn mồi huỳnh quang tìm ra alen a trong kiểu gen của các con bò, loại bỏ bò nào cho kết quả dương tính với đoạn mồi huỳnh quang.

Câu 94. Mô sẹo là gì?

   A. Là một nhóm tế bào chưa biệt hóa, có khả năng sinh trưởng mạnh.

   B. Là vết sẹo trên một mô chuẩn bị biệt hóa.

   C. Là mô của tế bào sẹo.

   D. Tất cả đều đúng.

Câu 95. Cho các loài sau đây, loài nào không thể tạo giống bằng phương pháp biến dị tổ hợp?

(1) Vi Khuẩn.                        (2) Gà.

(3) Hoa hồng.                        (4) Vi rút.

(5) Rêu.                                 (6) Trùng đế giày.

(7) Vi khuẩn lam.

   A. 3                                   B. 4                                   C. 5                                   D. 6

Câu 96. Cơ chế tác động của Cosixin:

   A. Phá vỡ liên kết hidro trong đoạn DNA.

   B. Phá vỡ tâm động, làm chúng không còn khả năng liên kết với thoi vô sắc.

   C. Phá vỡ cấu trúc trung thể, làm thoi vô sắc không được hình thành.

   D. Ức chế hình thành thoi vô sắc, làm các NST không gắn lên được.

Câu 97. Cho hai nhận xét sau:

(A) Cây song nhị bội không có khả năng sinh sản hữu tính.

(B) Do có bộ NST đơn bội kép, không có các cặp tương đồng nên ức chế trong quá trình giảm phân.

   A. (A) đúng, (B) đúng có quan hệ nhân quả.

   B. (A) đúng, (B) đúng không có quan hệ nhân quả.

   C. (A) đúng, (B) sai.

   D. (A) sai, (B) sai.

Câu 98. Cho hai nhận xét sau:

(A) Cây song lưỡng bội có khả năng sinh sản hữu tính.

(B) Do nó kết hợp được bộ NST của hai loài khác nhau.

   A. (A) đúng, (B) đúng có quan hệ nhân quả.

   B. (A) đúng, (B) đúng không có quan hệ nhân quả.

   C. (A) đúng, (B) sai.

   D. (A) sai, (B) đúng.

Câu 99. Cho các nhận xét sau:

  1. Do khả năng sinh sản nhanh.
  2. Do khả năng sinh trưởng nhanh.
  3. Có bộ gen phức tạp.
  4. Có sử dụng chung một bộ mã di truyền như loài người.
  5. Có bộ gen đơn giản.
  6. Vòng đời ngắn.
  7. Có khả năng sinh sản vô tính.
  8. Hệ gen có ít cơ chế sửa lỗi, dễ bị đột biến.

Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói thuận lợi khi chọn vi khuẩn là đối tượng để gây đột biến trong chọn giống?

   A. 5                                   B. 6                                   C. 7                                   D. 8

Câu 100. Nhận xét đúng về ưu thế lai:

  1. Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội.
  2. Khởi đầu quá trình tạo ưu thế lai là quá trình tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau.
  3. Ưu thế lai chỉ được tạo ra khi lai hai dòng thuần chủng về mọi tính trạng, kể cả những tính trạng không quan trọng cho quá trình chọn giống.
  4. Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh sản vá phát triển vượt trội so với bố mẹ.
  5. Tùy từng trường hợp mà tổ hợp lai có thể cho ra ưu thế lai, khi đảo vai trò bố mẹ, ưu thế lai sẽ biến mất.
  6. Trong mọi trường hợp lai hai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau đều tạo được ưu thế lai.
  7. Ưu thế lai tăng dần qua các thế hệ do lượng gen tốt ngày càng được tích lũy nhiều hơn.
  8. Phép lai mà sử dụng con lai F1 làm thương phẩm gọi là phép lai kinh tế.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Đáp án từ câu 91-100 Trắc nghiệm ôn tập chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12

91.D

92.A

93.C

94.A

95.C

96.D

97.D

98.B

99.C

100.C

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương IV - Ứng dụng di truyền học Sinh học 12 - Mức độ vận dụng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON