YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề Kim loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phan Chu Trinh

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề Kim loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phan Chu Trinh sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ KIM LOẠI KIỀM  - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM MÔN HÓA HỌC 12

 

Câu 1: Để điều chế kim loại natri người ta dùng phương pháp nào ?

(1) điện phân nóng chảy NaCl                                                (2) điện phân nóng chảy  NaOH

(3) điện phân dung dịch NaCl có màn ngăn             (4) khử Na2O bằng H2 ở nhiệt độ cao.

A. (2),(3),(4)                B. (1),(2),(4)                            C. (1),(3)                                 D. (1),(2)

Câu 2:  Muối NaHCO3 có tính chất nào sau đây ?

A. Kiềm                      B. Axit                                   C. Lưỡng tính                         D. Trung tính

Câu 3:  Đưa dây Pt có tẩm NaCl vào ngọn lửa không màu thì ngọn lửa có màu gì ?

A. Đỏ                          B. Vàng                                   C.  Xanh                                  D. Tím

Câu 4: Hòa tan 4,68 gam kali vào 50 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là :

 A. 8,58%                    B. 12,32%                              C. 8,56%                                D. 12,29%

Câu 5: Dẫn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì dung dịch sau phản ứng có chứa:

A. Na2CO3 và NaHCO3                                             B. NaHCO3            

C. Na2CO3                                                                  D. NaOH và Na2CO3

Câu 6: Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20% ?

A.  50 gam                  B. 100 gam                              C.  200 gam                             D. 250 gam

Câu 7: Cho 4,6 gam Na vào 100 gam H20, thu được m gam dung dịch  và một chất khí thoát ra. Giá trị của m là:

A.  104,6 gam             B. 80 gam                                C. 104,4 gam                          D. 79,8 gam

Câu 8:  Cho 20,7 gam cacbonat của kim loại R hóa trị I tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 22,35 gam muối. Kim loại R là:

A. Li                            B. Na                                       C. K                                       D. Ag

Câu 9:  Cho  6,08  gam hỗn hợp gồm hai hiđroxit của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tếp tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì thu được 8,3 gam muối clorua. Công thức của hai hiđroxit là:

A. LiOH VÀ NaOH                                                     B. NaOH và KOH          

C.  KOH và RbOH                                                     D. RbOH và CsOH

Câu 10: Cho 19,18 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng với một lượng nước dư thì thu được 3,136 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là:

A. Mg                         B. Ca                                        C. Sr                                      D. Ba

Câu 11: Cho 21,7 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm thổ tác dụng hết với HCl thì thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là bao nhiêu ?

A.21,1 gam                 B. 43 gam                                C. 43,6 gam                             D. 32 gam

Câu 12: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì được 10 gam kết tủa. Giá trị của thể tích là:

A. 2,24 lít                                                                     B.  4,48 lít                 

C.  4,48 lít hoặc 6,72 lít                                               D. 2,24 lít hoặc 6,72 lít

Câu 13: Hòa tan 2,3 gam một hỗn hợp K và một kim loại R vào nước thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại R là:

A. Li                            B. Na                                      C. Rb                                      D. Cs

Câu 14: Cho 1,67 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 0,672 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:

 A. Mg và Ca              B. Ca và Sr                              C. Be và Mg                            D. Sr và Ba

Câu 15: Chất nào sau đây không được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?

A. Ca(OH)2                 B. HCl                                    C. Na2CO3                             D. K3PO4

Câu 16: Để làm mềm một loại nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42-, ta dùng chất nào sau đây ?

A. Ca(OH)2                 B. NaOH                                C. Na2CO3                             D. BaCl2

Câu 17: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là:

A . nước vôi bị vẫn đục ngay                                      B. nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại

C. nước vôi bị đục dần                                              D. nước vôi vẫn trong

Câu 18: Các chất trong dãy nào sau đây đêu có thể làm mềm nước co tinh cứng tạm thời ?

A. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3                                          B. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2   

C. NaOH, K2CO3, K3PO4                                           D. Na3PO4, H2SO4

Câu 19: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Al3+ ?

A.1s22s22p63s23p1                                                      B. 1s22s22p6               

C. 1s22s22p63s23p3                                                    D. 1s22s22p63s2

Câu 20: Chọn câu sai:

A. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện

B. Nhôm là kim loại nhẹ, có màu trắng bạc, dễ kéo sợi và dát mỏng

C. Nhôm dẫn điện và nhiệt tốt

D. Nhôm có tính khử mạnh, mạnh hơn tính khử của Mg

Câu 21: Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thì có hiện tượng nào sau đây ?

A. Dung dịch vẫn trong suốt                                     

B. Xuất hiện kết tủa keo, kết tủa tăng đến cực đại rồi tan dần đến hết

C. Xuất hiện kết tủa và kết tủa nay không tan                                   

D. Xuất hiện kết tủa và có khí không mùi thoát ra

Câu 22: Cho các dung dịch sau:  NaOH, H2SO4(loang), MgCl2, AlCl3, và  Fe(NO3)3. Nhôm có thể phản ứng được với bao nhiêu dung dịch ?

A. 5                             B. 4                                        C. 3                                         D. 2

Câu 23: Trộn 10 ml AlCl3 1M với 35 ml KOH 1M. Sau phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 1,23 gam                B. 0,78 gam                             C. 0,91 gam                             D. 0,39 gam

Câu 24: Cho các chất sau: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất thể hiện tính chất lưỡng tính là:

A. 4                             B. 3                                        C. 2                                        D. 1

Câu 25: Cho 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với một lượng dư dung dịch KOH .Khi phản ứng kết thúc, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là:

A. 34,62%                   B. 65,38%                              C. 51,92%                              D. 48,08%

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 60: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH       B. NaOH, HCl                        C. KCl, NaNO3                      D. NaCl, H2SO4

Câu 61: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA                            B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện                   D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Câu 62: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch:

A. NaOH loãng           B. H2SO4 đặc, nguội               C. H2SO4 đặc, nóng                D. H2SO4 loãng

Câu 63: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:

A. Mg(OH)2                B. Ca(OH)2                             C. KOH                                   D. Al(OH)3

Câu 64: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:

A. quặng pirit.             B. quặng boxit                        C. quặng manhetit                   D. quặng đôlômit

Câu 65: Cho phản ứng: aAl + bHNO3  → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng:

A. 5                             B. 4                                         C. 7                                         D. 6

Câu 66: Chất không có tính chất lưỡng tính là:

A. NaHCO3                B. AlCl3                                  C. Al(OH)3                              D. Al2O3

Câu 67: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là:

A. 3,36 lít                    B. 2,24 lít                                C. 4,48 lít                                D. 6,72 lít

Câu 68: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng bột nhôm đã phản ứng là:

A. 2,7 gam                  B. 10,4 gam                             C. 5,4 gam                               D. 16,2 gam

Câu 69: Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:

A. 8,1 gam                  B. 1,53 gam                             C. 1,35 gam                             D. 13,5 gam

Câu 70: Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị m đã dùng là:

A. 11,00 gam              B. 12,28 gam                           C. 13,70 gam                           D. 19,50 gam

Câu 71: 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là:

A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3                              B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3 

C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3                            D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3 

Câu 72: Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Tính m ?

A. 0,540gam               B. 0,810gam                            C. 1,080 gam                           D. 1,755 gam

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm có đáp án chuyên đề Kim loại Kiềm, Kiềm Thổ, Nhôm môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phan Chu Trinh, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON