YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Gluxit (Cabohydrat) môn Hóa học 12 Trường THPT Văn Phong

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Gluxit (Cabohydrat) môn Hóa học 12 Trường THPT Văn Phong được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ GLUXIT (CACBOHYDRAT) MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT VĂN PHONG

 

LÝ THUYẾT VỀ GLUXIT (CACBOHYDRAT)

A. Khái niệm – Phân loại

1. Khái niệm:

Cacbohydrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có nhóm cacbonyl (-C=O) và nhiều nhóm hydroxyl (-OH).

Ví dụ: glucozo, saccarozo, tinh bột, xenlulozo …

2. Phân loại

Dựa vào sản phẩm thủy phân của hợp chất cacbohydrat chia ba loại sau:

+ Mono saccarit: không có phản ứng thủy phân.

Ví dụ: Glucozo C6H12O6.

+ Đi saccarit: khi thủy phân 1 phân tử đi saccarit sinh ra 2 phân tử mono saccarit.

Ví dụ: Saccarozo: C12H22O11.

+ Poli saccarit: khi thủy phân 1 phân tử poli saccarit sinh ra nhiều phân tử mono saccarit.

Ví dụ: Tinh bột (C6H10O5)n; Xenlulozo (C6H10O5)n.

B. GLUCOZO

1. Công thức phân tử - Công thức cấu tạo mạch hở

1.1. Công thức phân tử: C6H12O6.

1.2. Công thức cấu tạo mạch hở: CH2(OH)-[CHOH]4-CH=O.

Glucozo: mạch C thẳng, có 5 nhóm OH và 1 nhóm andehyt –CH=O.

2. Tính chất vật lý

- Là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước, độ tan trong nước tăng khi nhiệt độ tăng.

- Có vị ngọt kém đường mía.

- Có nhiều trong các loại hoa quả: quả nho, mật ong (30%), máu người (0,1%):

3. Tính chất hóa học

Trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH nằm liền kề và 1 nhóm -CHO nên glucozơ có các phản ứng của ancol đa chức và của anđehit.3.1. Các phản ứng của ancol đa chức

- Hòa tan Cu(OH)2 ở ngay nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

→ Phản ứng này chứng minh glucozo có nhiều nhóm OH

- Tác dụng với anhiđrit axit tạo thành este 5 chức:

CH2OH(CHOH)4CHO + 5(CH3CO)2O → CH3COOCH2(CHOOCCH3)4CHO + 5CH3COOH

→ Phản ứng này dùng để chứng minh trong phân tử glucozơ có 5 nhóm OH.

3.2. Các phản ứng của anđehit

- Tác dụng với H2 tạo thành ancol sobitol (sobit):

CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH (Ni, t0)

- Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag (phản ứng tráng gương)

CH2OH(CHOH)4CHO +2AgNO3 + 3NH3 + H2O→ CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag+ 2NH4NO3

                                                                                                        (Amonigluconat)

Các hợp chất mono saccarit đều tham gia phản ứng tráng gương:

 C6H12O6  2Ag

- Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao:

CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH   CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O. (Cu2O kết tủa có màu đỏ gạch)

- Phản ứng làm mất màu dung dịch Brom:

CH2OH(CHOH)4CHO + Br2 + H2O → CH2OH(CHOH)4COOH + 2HBr

                                                                        (Axit gluconic)

→ Các phản ứng này chứng tỏ glucozơ có nhóm -CHO.

3.3. Phản ứng lên men

- Lên men rượu: C6H12O6   2CO2 + 2C2H5OH

C6H12O6   2CH3CH(OH)COOH (axit lactic)

4. Điều chế

- Thủy phân Tinh bột và xenlulozơ:                    

(C6H10O5)n + nH2O   nC6H12O6

- Trùng hợp HCHO:                                      

6HCHO → C6H12O6 (Ca(OH)2, t0)

- Quang hợp: 6CO2 + 6H2 C6H12O6 + 6O2      

C. SACCAROZƠ

- Công thức phân tử C12H22O11.

- Công thức cấu tạo: dạng vòng.

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.

- Có nhiều trong tự nhiên trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. Có nhiều dạng: đường phèn, đường phên, đường cát, đường tinh luyện…

2. Tính chất hóa học

Do gốc glucozơ đã liên kết với gốc fructozơ thì nhóm chức anđehit không còn nên saccarozơ chỉ có tính chất của ancol đa chức.

- Hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam.

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit: sản phẩm 2 mono saccarit

 C12H22O11 + H2O  C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)

3. Điều chế

Trong công nghiệp người ta thường sản xuất saccarozơ từ mía.

D. TINH BỘT

- Công thức phân tử (C6H10O5)n.

- Công thức cấu tạo: tinh bột là polysaccarit (polyme thiên nhiên) do các gốc glucozo kết hợp tạo thành.

Tinh bột gồm hai loại: Amilozo và Amilopectin.

+ Amilozo: mạch không phân nhánh.

+ Amilopectin: mạch phân nhánh.

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, phồng lên và vỡ ra trong nước nóng thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.

- Có nhiều trong các loại hạt (gạo, mì, ngô...), củ (khoai, sắn...) và quả (táo, chuối...). 

2. Tính chất hóa học

- Phản ứng của hồ tinh bột với dung dịch I2 tạo thành dung dịch xanh tím. (nếu đun nóng dung dịch bị mất màu, để nguội màu xuất hiện trở lại) → Phản ứng này thường được dùng để nhận biết hồ tinh bột.

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:

 (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (glucozơ)

Khi có men thì thủy phân:      

Tinh bột → đextrin → mantozơ → glucozơ

3. Điều chế

Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (clorofin, ánh sáng)

nC6H12O6  (C6H10O5)n + nH2O

E. XENLULOZƠ

- Công thức phân tử (C6H10O5)n.

- Công thức cấu tạo: do các gốc glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, mỗi gốc chỉ còn lại 3 nhóm OH tự do nên có thể viết công thức cấu tạo ở dạng [C6H7O2(OH)3]n.

1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

- Là chất rắn, hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị.

- Không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen...

2. Tính chất hóa học

- Phản ứng thủy phân trong môi trường axit:

(C6H10O5)n + nH2→ nC6H12O6 (glucozơ)

- Phản ứng este hóa với axit axetic, anhydrit axetic và axit nitric:

[C6H7O2(OH)3] + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O

[C6H7O2(OH)3] + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

Từ xenlulozơ cho phản ứng với CS2 trong NaOH rồi phun qua dung dịch axit để sản xuất tơ visco, sản xuất tơ axetat, thuốc súng không khói.

* Lưu ý: Tinh bột và xenlulozo là những polime thiên nhiên, không phải đồng phân do hệ số polime hóa (n) khác nhau. Phân tử khối của xenlulozo lớn hơn nhiều so với tinh bột.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Gluxit (Cabohydrat) môn Hóa học 12 Trường THPT Văn Phong, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON