YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 ôn tập với tài liệu Bài tập trắc nghiệm Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 có đáp án. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG III: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 51. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về chu trình các chất khí:

  A. Các chất tham gia vào chu trình có nguồn dự trữ từ vỏ trái đất.

  B. Phần lớn các chất tách ra đi vào phần lắng đọng gây thất thoát nhiều.

  C. Phần lớn các chất đi qua quần xã bị thất thoát và không hoàn lại cho môi trường.

  D. Phần lớn các chất tham gia vào quần xã ít bị thất thoát và hoàn lại cho môi trường.

Câu 52. Cho hình ảnh sau về chu trình Nitơ:

  1. Các muối của nitơ được hình thành chủ yếu nhờ con đường vật lý và hóa học.
  2. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NO3- và NH4+
  3. Tác động của vi khuẩn nitơrat hóa là biến đổi Nitơ trong khí quyển từ về dạng muối NO3-
  4. Nitơ là nguyên tố luôn hiện diện xung quanh sinh vật vì vậy nó luôn được sử dụng trực tiếp.
  5. Nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động của sinh vật nitơrit hóa.
  6. Hình thành nitơ bằng con đường con đường sinh học là chủ yếu.

Số nhận xét đúng:

  A. 3                           B. 2                           C. 5                           D. 6

Câu 53. Cho các khu sinh học (biom) sau:

  1. Hoang mạc.
  2. Vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp.
  3. Các hồ nước nông.
  4. Các rạn san hô.

Khu sinh học nào nghèo nhất:

  A. (1) và (2).             B. (1) và (3).             C. (2) và (3).             D. (3) và (4).

Câu 54. Đặc điểm của rừng là rộng rụng theo mùa là:

  A. Tập trung ở Xibêri, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế.

  B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh.

  C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ...

  D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu.

Câu 55. Các khu sinh học dưới nước gồm:

  1. Khu sinh học nước ngọt.
  2. Khu sinh học nước mặn.
  3. Khu sinh học nước đứng.
  4. Khu sinh học nước chảy.
  5. Khu sinh học ven bờ.
  6. Khu sinh học ngoài khơi.

Đáp án đúng là:

  A. (1) và (2).             B. (3) và (4).             C. (5) và (6).             D. (1) và (3).

Câu 56. Cho một số khu sinh học:

  1. Đồng rêu (Tundra).
  2. Rừng lá rộng rụng theo mùa.
  3. Rừng lá kim phương bắc (Taiga).
  4. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

  A. (2) - (3) - (4) - (1). B. (2) - (3) - (1) - (4). C. (1) - (3) - (2) - (4). D. (1) - (2) - (3) - (4).

Câu 57. Để bảo vệ đa dạng sinh học cần:

  1. Có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
  2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
  3. Cho săn bắt, buôn bán các loại động vật quý hiếm.
  4. Giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường, các loài động thực vật hoang dã.

Số phát biểu đúng là:

  A. 1                           B. 2                           C. 3                           D. 4

Câu 58. Cho bảng số liệu sau về sự biến động thành phần loài và diện tích rừng ở nước ta:

Số lượng loài

Thực vật

Thú

Chim

Số lượng loài đã biết

14500

300

830

Số lượng loài bị mất dần

500

96

57

Năm

1943

1983

2005

Diện tích rừng (triệu ha)

14,3

7,2

12,7

 

Từ bảng số liệu trên, có một số nhận xét sau đây:

  1. Nước ta có thành phần loài đa dạng phong phú nhưng đang bị suy giảm.
  2. Diện tích rừng từ năm 1943 - 1983 bị thiệt hại nghiêm trọng nhưng sang đến năm 2005 lại có dấu hiệu phục hồi nguyên nhân chính là do điều kiện thiên nhiên nước ta thuận lợi, rừng tái sinh lại nhanh chóng.
  3. Sự suy giảm diện tích rừng đã kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học.
  4. Nguyên nhân chính của sự suy giảm rừng và thành phần loài là do con người tác động.
  5. Để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia.

Có bao nhiêu nhận xét đúng:

  A. 1                           B. 2                           C. 3                           D. 4

Câu 59. Cho các dữ kiện sau:

  1. Đây là sự kiện hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khởi xướng.
  2. Sự kiện này diễn ra vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm.
  3. Sự kiện có hình logo được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu được cắt theo hình số 60 phía sau được thêm một dấu cộng.
  4. Mục đích của sự kiện này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng và vì vậy làm giảm lượng khí thải điôxít cacbon gây hiệu ứng nhà kính

Từ các dữ kiện trên, hãy cho biết đây là sự kiện gì:

  A. Ngày môi trường thế giới.                    B. Ngày Trái Đất.

  C. Giờ Trái Đất.                                        D. Ngày Người tiêu dùng xanh.

Câu 60. Cho các nội dung sau về lĩnh vực bảo vệ môt trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay:

  1. Nghị định thư Kyoto là một nghị định của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
  2. Ngày Môi trường Thế giới là ngày 6/5.
  3. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.
  4. Mỗi năm, tình trạng thiếu nước sạch giết chết 1,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi nguyên nhân chủ yếu là do người dân dùng nước cho sinh hoạt lãng phí.
  5. Việc khai thác cát trên sông Hồng và sông Sài Gòn góp phần khơi thông dòng chảy mà không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở hai bên bờ sông.
  6. Việc sử dụng bao nilon gây nhiều tác hại đến môi trường vì bao nilon dễ bị phân hủy tạo các hợp chất độc hại

Có bao nhiêu nội dung đúng?

  A. 2                           B. 3                           C. 4                           D. 5

Câu 61. Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm:

  A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều.

  B. Đất, nước, sinh vật.

  C. Khoáng sản, phi khoáng sản.

  D. Sinh vật, gió, thủy triều.

Câu 62. Các hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái:

  1. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
  2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
  3. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
  4. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
  5. Bảo vệ các loài thiên địch.
  6. Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.

Có bao nhiêu hoạt động là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

  A. 3                           B. 2                           C. 4                           D. 5

Câu 63. Cho các vấn đề nan giải ở các vùng trên thế giới:

Vùng

Vấn đề khó giải quyết

1. Nhiệt đới.

a. Cháy rừng, tài nguyên khoáng sản khai thác sắp cạn kiệt.

2. Ôn đới.

b. Diện tích rừng suy giảm, khung cảnh thiên nhiên thay đổi.

3. Hàn đới.

c. Tài nguyên nước thiếu hụt nghiêm trọng.

4. Hoang mạc.

d. Ô nhiễm môi trường nước và không khí do khí thải công nghiệp và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.

5. Vùng núi.

e. Nguy cơ tuyệt chủng các loài sinh vật quí hiếm do săn bắt trái phép, ít có người quản lí.

 

Hãy nối các thông tin lại với nhau cho phù hợp:

  A. 1-b, 2-d, 3-e, 4-c, 5-a.                                                              B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c, 5-e.

  C. 1-b, 2-d, 3-c, 4-a, 5-e.                                                              D. 1-a, 2-e, 3-d, 4-c, 5-b.

Câu 64. Ngày 23/8/2008, tờ báo online "Tuoitre.vn" đã đăng một bài báo với tiêu đề: Tây nguyên sẽ "chết" vì khai thác Bôxit, đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên?

  A. Khai thác Bôxit làm tổn thất quá lớn cho các nguồn tài nguyên khác.

  B. Gây ô nhiễm môi trường.

  C. Làm tàn phá khu canh tác và gây ảnh hưởng cho đời sống của người dân gần đó.

  D. Tất cả các ý trên.

Câu 65. Trong 2 ngày 24/8/2014 và 25/8/2014 tại địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xảy ra liên tiếp 2 vụ hỏa hoạn, làm thiệt hại 17 ha rừng:

  1. Vụ thứ nhất xảy ra hồi 10h30ph ngày 24/8.
  2. Vụ thứ hai xảy ra vào 12h30ph ngày 25/8.

Đâu là tác hại của sự kiện trên:

  1. Gây mất cân bằng sinh thái.
  2. Làm tổn thất nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt quan trọng là tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật.
  3. Có khả năng gây ra xói mòn đất.
  4. Làm mất đi nơi cư ngụ của một số loài.
  5. Ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu và hiệu ứng nhà kính.

  A. Chỉ có (2) và (4).                                   B. Chỉ có (1), (5) và (3).

  C. Chỉ có (2), (3) và (4).                                                               D. Tất cả các ý đều đúng.

Câu 66. Một trong những sự cố nghiêm trọng nhất cho hệ sinh thái biển là các tai nạn hàng hải, khai mỏ làm tràn dầu trên bề mặt biển. Ngày 20/4/2010 dàn khoan dầu của hãng BP- Anh bất ngờ bị phát nổ làm hơn 11 công nhân bị thương và 750.000 tấn dầu loang ra hơn 9000 km2 trên biển.

Có bao nhiêu nguyên nhân làm cho sự việc trên có sức ảnh hưởng lớn lên hệ sinh thái biển?

  1. Tràn dầu thường gây ra tử vong cho các sinh vật biển như cá, cua, hải cẩu, chim cánh cụt,... làm ô nhiễm môi trường nước biển và không khí.
  2. Gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu du lịch biển ở các vùng bị tràn dầu.
  3. Gây thất thoát tài nguyên dầu.
  4. Gây xói mòn bờ biển.
  5. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi ăn phải các động vật biến nhiễm dầu.

  A. 1                           B. 2                           C. 3                           D. 4

Câu 67. Có rất nhiều biện pháp cho sự bền vững, giải pháp nào sau đây không phải là một trong những giải pháp bền vững:

  A. Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên và nhân tạo.

  B. Kiểm soát sự gia tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

  C. Giảm tới mức tối thiểu quá trình khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho công nghiệp mà thay vào đó là khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp.

  D. Khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, tái sinh các hệ sinh thái bị tàn phá.

Câu 68. Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp nào?

  A. Bón phân hóa học bổ sung đạm.

  B. Trồng cây một năm.

  C. Trồng cây lâu năm.

  D. Trồng cây họ Đậu.

Câu 69. Cho các hoạt động sau của con người:

  1. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tái sinh.
  2. Bảo tồn đa dạng sinh học.
  3. Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
  4. Khai thác sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Các hoạt động hướng đến mục tiêu phát triển bền vững là:

  A. (1), (2).                 B. (2), (3).                 C. (1),(2),(4).             D. (3),(4).

Câu 70. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo, không có mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng nực nhiệt độ trung bình dao động từ 23 - 28°C, thời tiết được chia làm 2 mùa mưa và khô. Thảm thực vật tại Hoàng Sa rất đa dạng và phong phú nhưng đa phần:

  A. Có nguồn gốc từ duyên hải miền trung Việt Nam.

  B. Có sự khác biệt lớn đối với trên đất liền Việt Nam.

  C. Có nguồn gốc từ đồng bằng bắc bộ.

  D. Thảm thực vật rất đa dạng với rất nhiều loài động thực vật đặc hữu.

Câu 71. Hệ sinh thái dưới biển thường được phân thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp, trong khi tầng dưới lại không có năng suất này, nhân tố sinh thái chính dẫn đến sự sai khác đó là:

  A. Nhiệt độ.                                               B. Ánh sáng.

  C. Hàm lượng oxi trong nước biển.          D. Hàm lượng muối trong nước biển.

Câu 72. Các nhà sinh thái học cho rằng, tổng sinh khối của các sinh vật dưới biển cao hơn nhiều lần so với tổng sinh khối của các động vật trên cạn, giải thích được cho là không đúng về khẳng định trên là:

  A. Do nước biển có tổng diện tích chiếm gần 3/4 diện tích trái đất nên có tổng sinh khối lớn hơn so với tổng sinh khối của sinh vật trên cạn.

  B. Sinh vật ở biển sống trong môi trường nước nên được nước nâng đỡ vì vậy tốn ít năng lượng cho việc sinh công và di chuyển.

  C. Sinh vật ở cạn bị mất nhiều năng lượng hơn cho việc sinh công và ổn định thân nhiệt.

  D. Nước biển là môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng nên các loài sinh vật rất dễ hấp thu các chất dinh dưỡng vì vậy tổng sinh khối cao hơn.

Câu 73. Nhóm sinh vật nào dưới đây không có mặt trong quần xã thì chu trình sinh địa hóa và trao đổi vật chất tự nhiên vẫn diễn ra bình thường:

  A. Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật.

  B. Sinh vật sản xuất và động vật ăn thực vật.

  C. Sinh vật phân giải và động vật ăn động vật.

  D. Sinh vật phân giải.

Câu 74. Thành phần nào sau đây có thể không xuất hiện trong một hệ sinh thái?

  A. Nhân tố khí hậu

  B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

  C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.

  D. Cây xanh và nhóm sinh vật phân hủy.

Câu 75. Khi nói về các hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

  A. Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...

  B. Hệ sinh thái nước mặn vùng ven biển bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô...

  C. Hệ sinh thái nước ngọt được chia làm 2 loại.

  D. Theo vị trí phân bố trên đất liền và đại dương hệ sinh thái được chia làm 3 loại: hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước lợ.

Câu 76. Cho các nhóm sinh vật trong hệ sinh thái:

  1. Động vật ăn động vật.
  2. Động vật ăn thực vật.
  3. Sinh vật sản xuất.

Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là:

  A. (2) - (3) - (1).        B. (1) - (2) - (3).        C. (1) - (3) - (2).        D. (3) - (2) - (1).

Câu 77. Khi nói về chuỗi thức ăn, phát biểu nào sau đây là không đúng?

  A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

  B. Các loài trong chuỗi thức ăn có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

  C. Năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thất thoát đến 90%.

  D. Chuỗi thức ăn thường không dài quá 7 mắt xích.

Câu 78. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản.

  B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

  C. Trong một chuỗi thức ăn mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.

  D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

Câu 79. Cho các hệ sinh thái sau đây:

  1. Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.
  2. Một bể cá cảnh.
  3. Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
  4. Rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
  5. Đồng ruộng.
  6. Thành phố.
  7. Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.

Hệ sinh thái nhân tạo gồm:

  A. (1), (3), (5), (7).    B. (2), (3), (4), (6), (7).                                C. (2), (3), (5), (6).  D. (3), (5), (6), (7).

Câu 80. Để thu được năng lượng tối đa, trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài:

  A. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thực vật.

  B. Những loài sử dụng thức ăn là động vật ăn thịt sơ cấp.

  C. Những loài sử dụng thức ăn là thực vật.

  D. Những loài sử dụng thức ăn là động vật thứ cấp

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Chương III Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 

51.D

52.B

53.A

54.B

55.B

56.C

57.C

58.C

59.C

60.A

61.A

62.C

63.A

64.D

65.D

66.A

67.C

68.D

69.A

70.A

71.B

72.D

73.A

74.B

75.D

76.D

77.A

78.D

79.C

80.C

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 51. Đáp án D

Nhận xét: Nhận thấy phương án D và A trái ngược nhau, rất có thể 1 trong 2 đúng, nên ta có thể xem xét trước: có 2 loại chu trình chính: chu trình chất khí và chu trình các chất lắng đọng

Chu trình chất khí

Chu trình chất lắng đọng

Có nguồn dự trữ từ khí quyển.

Có nguồn dự trữ từ vỏ trái đất

Sau khi đi qua quần xã ít bị thất thoát, phần lớn hoàn lại cho môi trường.

Sau khi đi qua quần xã, phần lớn chúng tách khỏi chu trình đi vào các chất lắng đọng gây thất thoát cho chu trình.

Ví dụ: chu trình nước, Nitơ...

Ví dụ: Cacbon, photpho...

 

Dựa vào bảng trên có thể chọn ngay đáp án D.

Câu 52. Đáp án B

  1. Sai, nitơ được hình thành qua các con đường vật lý, hóa học, sinh học nhưng chủ yếu bằng con đường sinh học.
  2. Đúng. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối NO3- và NH4+.
  3. Sai, tác động của vi khuẩn nitơrat hóa là biến đổi nitơ ở dạng NO2- về dạng NO3-.
  4. Sai, nitơ chiếm tới 80% trong khí quyển, nó luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng không được sử dụng trực tiếp, mà thực vật chỉ sử dụng dưới dạng muối NO3- và muối NH4+.
  5. Sai, nitơ được trả lại môi trường nhờ hoạt động của sinh vật phản nitơrat hóa.
  6. Đúng, nitơ được hình thành bằng con đường sinh học là chủ yếu thông qua hoạt động của của thực vật hấp thụ và có sự tham gia của vi khuẩn cố định nitơ.

Câu 53. Đáp án A

  • Hoang mạc và vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp là những nơi không có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật nên độ đa dạng ở đây rất ít. Một nơi thì quá nóng (hoang mạc) còn nơi kia thì quá lạnh (vùng mặt nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp).
  • Ở hoang mạc điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, đất đai cằn cỗi nên ít có sinh vật sinh sống.
  • Ở vùng nước của các đại dương thuộc vĩ độ thấp, ánh sáng yếu do đó thực vật ở đây ít có khả năng thích nghi. Vì thế động vật ít => hệ sinh thái nghèo nàn.

Câu 54. Đáp án B

A. Tập trung ở xiberi, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế. Đây là đặc điểm của rừng lá kim phương bắc (Taiga).

B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh. Đây là đặc điểm của rừng lá rộng theo mùa. Khu sinh học này tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm, độ dài ngày và các điều kiện môi trường biến động lớn theo mùa. Khu hệ động thực vật khá đa dạng nhưng không loài nào chiếm ưu thế.

C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ...Đây là đặc điểm của rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu. Đây là đặc điểm của đồng rêu.

Câu 55. Đáp án B

  • Khu sinh học dưới nước bao gồm khu sinh học nước ngọt và khu sinh học nước mặn.
  • Khu sinh học nước ngọt gồm nước đứng và nước chảy.
  • Khu sinh học nước mặn gồm khu sinh học ven bờ và khu sinh học ngoài khơi.

Câu 56. Đáp án C

  • Đồng rêu → Rừng lá kim phương bắc → Rừng lá rộng rụng theo mùa → Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
  • Mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn phụ thuộc vào mức độ đa dạng của các khu sinh học. Khu sinh học nào càng đa dạng thì sẽ có nhiều lưới thức ăn và chúng càng phức tạp.

Câu 57. Đáp án C

  • Các biện pháp đúng đó là 1, 2 và 4. Các biện pháp này đều có tác dụng bảo vệ môi trường sống, bảo tồn được các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Với biện pháp 3 thì đây là biện pháp tiếp tay cho quá trình săn bắt buôn bán động vật trái phép. Biện pháp này sẽ làm cho các loài động thực vật càng ngày càng suy giảm số lượng.

Câu 58. Đáp án C

  1. Đúng, theo số liệu trên ta thấy nước ta có rất nhiều loài động thực vật nhưng số loài động thực vật đang bị mất dần.
  2. Sai, nguyên nhân chính của sự phục hồi rừng là do Nhà nước có chính sách bảo vệ rừng và trồng rừng
  3. Đúng, rừng là nơi sinh sống và trú ngụ của nhiều loài nên sự suy giảm diện tích rừng sẽ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.
  4. Đúng, nguyên nhân gây ra chủ yếu là con người.
  5. Sai, để khắc phục tình trạng diện tích rừng bị thu hẹp, Nhà nước ta đã tiến hành đưa ra Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao đất rừng cho nhân dân quản lí, đồng thời trồng thêm rừng mới. Việc xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia là để bảo tồn các loài sinh vật, bảo vệ đa dạng sinh học.

Câu 59. Đáp án C

  • Các dữ kiện trên cho biết đây là sự kiện Giờ Trái Đất.
  • Các sự kiện khác đều có ý nghĩa môi trường như Giờ Trái Đất, tuy nhiên có thời gian cụ thể hơn, các bạn chịu khó tìm hiểu.

Câu 60. Đáp án A

  • Nội dung 1 là đúng.
  • Nội dung 2 là sai, ngày Môi trường thế giới là ngày 5/6.
  • Nội dung 3 là đúng.
  • Nội dung 4 là sai, nước cho sinh hoạt được sử dụng lãng phí không phải là nguyên nhân chủ yêu gây ra ô nhiễm môi trường nước làm thiếu nước sạch. Ô nhiễm môi trường nước có nhiều nguyên nhân như nước thải công nghiệp, y tế, xây dựng...
  • Nội dung 5 là sai, khơi thông dòng chảy là một lợi ích nhỏ của việc khai thác cát. Nếu khai thác cát quá mức sẽ gây ra nhiều hiện tượng như sạt lở 2 bên bờ sông, ảnh hưởng hệ sinh thái ở 2 bên bờ sông và lòng sông do tốc độ nước chảy xiết...
  • Nội dung 6 là sai, túi nilon rất khó phân hủy, thông thường thời gian phân hủy từ 20- 500 năm.

Câu 61. Đáp án A

  • A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy nhiệt là các năng lượng vĩnh cửu.
  • B. Sai, đất, nước, sinh vật là tài nguyên tái sinh.
  • C. Sai, khoáng sản, phi khoáng sản là tài nguyên không tái sinh.
  • D. Sai, sinh vật là tài nguyên tái sinh. Gió và thủy triều là năng lượng vĩnh cửu.

Câu 62. Đáp án C

  1. Đúng, bón phân, tưới nước và diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp sẽ làm cho năng suất của các loài sinh vật trong hệ sinh thái này tăng lên.
  2. Sai, khai thác các nguồn tài nguyên không tái sinh trước mắt sẽ có lợi cho con người nhưng về lâu dài thì sẽ làm nguồn tài nguyên này biến mất.
  3. Đúng, loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá sẽ làm cho tôm cá phát triển, nguyên nhân là do các loài tảo độc, cá dữ thường gây hại cho tôm, cá.
  4. Đúng, xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý thì sẽ nâng cao được hiệu quả sử dụng hệ sinh thái.
  5. Đúng, bảo vệ các loài thiên địch để nhằm tiêu diệt các loài sinh vật gây hại cho các loài sinh vật có ích trong hệ sinh thái.
  6. Sai, sử dụng các chất hóa học sẽ không mang lại tác dụng tốt khi nó sẽ làm ô nhiễm môi trường và gây hại cho con người.

Như vậy có 4 biện pháp đúng thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Câu 63. Đáp án A

- Ta sử dụng phương pháp loại trừ như sau:

- Ta thấy cả 4 đáp án thì nội dung số 5 có sự khác nhau lớn.

- Ta xét nội dung số 5: Vùng núi, vùng núi sẽ nối với a hoặc b nên ta loại B và C.

- Ta xét tiếp hai đáp án A và D: Ở nội dung số 3: Hàn đới. Đây là vùng rất ít người sống cho nên không thể ô nhiễm nghiêm trọng để nối với d, ta loại D, chọn A.

Câu 64. Đáp án D

A. Đúng, khai thác quặng bôxit chế biến thành alumin để luyện nhôm là một quy trình tiêu tốn lượng nước và điện khổng lồ, chưa kể theo quy trình hiện nay, muốn sản xuất 1 tấn nhôm cần phải có 2 tấn alumin, tức phải khai thác ít nhất 4 tấn quặng bôxit.

B. Đúng, khai thác Boxit làm thải ra môi trường bên ngoài những hợp chất gây nên hiệu ứng nhà kính và một dạng hợp chất gọi là bùn đỏ, có sứ tàn phá môi trường ghê gớm.

C. Đúng, do với địa hình đồi dốc và mưa lũ hằng năm của Tây nguyên, toàn bộ mặt đất sau khai thác sẽ bị nước cuốn trôi và không thể nào có hi vọng tái tạo.

Câu 65. Đáp án D

  • Cháy rừng gây ra rất nhiều hệ lụy.
  • Các tác hại trên đúng là hệ lụy của cháy rừng:

+ Mất cân bằng sinh thái do thực vật là sinh vật sản xuất thường đứng đầu trong chuỗi thức ăn khi bị mất đi sẽ làm ảnh hưởng đến các sinh vật đứng sau.

+ Cháy rừng làm suy giảm tài nguyên rừng kéo theo suy giảm tài nguyên sinh vật.

+ Mất rừng khi gặp mưa lớn, bão lũ sẽ gây xói mòn đất.

+ Mất rừng làm mất đi nơi cư ngụ của một số loài.

+ Mất rừng, nguồn O2 sẽ giảm lượng CO2 lại tăng lên gây ảnh hưởng khí hậu toàn cầu và tăng hiệu ứng nhà kính.

Câu 66. Đáp án A

  1. Đúng, tác hại này gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  2. Sai, tác hại này ảnh hưởng đến con người, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  3. Sai, việc thất thoát tài nguyên dầu không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
  4. Sai, tràn dầu không gây xói mòn bờ biển.
  5. Sai, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Câu 67. Đáp án C

Ở đáp án C đọc qua nghe rất hợp lí, tuy nhiên thực sự đây không phải là biện pháp cho sự bền vững vì cả hai tài nguyên phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp đều cần được khai thác hợp lí, hạn chế khai thác tới mức tối thiểu.

Câu 68. Đáp án D

Hầu hết các loài cây họ Đậu đều có khả năng cố định đạm trong đất nhờ vi khuẩn Ri-zô-bium (vi khuẩn cố định đạm) có trong đất không bị ngập và thoáng khí. Vi khuẩn này giúp tạo nốt sần trưởng thành, nó sẽ cung cấp chất đạm lại cho cây sử dụng. Ngoài ra các nốt sần trong cây họ đậu sẽ giúp đất màu mỡ hơn, xác bã cây còn là nguồn phân hữu cơ giúp đất phì nhiêu, giữ phân bón hóa học cho đất.

Câu 69. Đáp án A

(3) Sai vì chất hóa học còn có những tác dụng phụ gây ô nhiễm môi trường.

(4) Sai vì các nguồn tài nguyên khoáng sản là nguồn tài nguyên không tái sinh vì vậy ta cần có một chế độ khai thác hợp lý, giảm đến mức thấp nhất sử khánh kiệt của nguồn tài nguyên không tái sinh.

Câu 70. Đáp án A

Hệ động thực vật của quần đảo Hoàng Sa đặc trưng cho khí hậu xích đạo, thảm thực vật đa dạng nhưng chủ yếu chỉ có cây bụi, cây thân thảo, cỏ dại và hầu hết là có nguồn gốc từ duyên hải miền trung Việt Nam. Nhìn chung thảm thực vật còn rất trẻ vì đảo mới hình thành trong thời kì địa chất gần đây.

Câu 71. Đáp án B

  • Năng suất sơ cấp: có thể hiểu là tổng khối lượng chất hữu cơ do sinh vật sản xuất tổng hợp được từ năng lượng mặt trời.
  • Đối với hệ sinh thái biển khơi có đặc thù là thảm thực vật phân tầng theo cường độ chiếu sáng của mặt trời. Ở tầng nước trên nhận được một lượng lớn ánh sáng mặt trời nên thảm thực vật phong phú hơn → năng suất sơ cấp cao hơn.

Câu 72. Đáp án D

Câu 73. Đáp án A

Câu 74. Đáp án B

Nhóm động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật có thể không xuất hiện trong hệ sinh thái thành phố, hay giọt nước nhỏ...

Câu 75. Đáp án D

A đúng: Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên, đồng cỏ, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương Bắc và đồng rêu hàn đới.

B đúng hệ sinh thái nước mặn bao gồm hệ sinh thái vùng ven biển (rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô...) và vùng biển khơi.

C đúng hệ sinh thái nước ngọt được chia làm 2 loại: hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ...) hệ sinh thái nước chảy (sông, suối...)

D sai theo vị trí phân bố trên đất liền, đại dương và đặc điểm sinh thái chịu mặn của các loài sinh vật, hệ sinh thái được chia làm 2 loại: hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước mặn.

Câu 76. Đáp án D

Câu 77. Đáp án A

A sai do có 2 loại chuỗi thức ăn:

  • Bắt đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ → châu chấu → ếch → rắn → đại bàng.
  • Bắt đầu bằng sinh vật phân giải: mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu bọ ăn thịt → cá.

Câu 78. Đáp án D

Câu 79. Đáp án C

Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra, được con người bổ sung những điều kiện cần thiết.

Câu 80. Đáp án C

Do năng lượng mất đi tới 90% qua mỗi bậc dinh dưỡng vì thế, những loài càng gần với mắt xích đầu tiên có tổng năng lượng càng lớn. Do đó trong chăn nuôi người ta thường nuôi những loài sử dụng thức ăn là thực vật.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 81-100 của tài liệu trắc nghiệm Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường Sinh học 12 có đáp án​. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON