YOMEDIA

Bài tập đếm mệnh đề ADN, ARN, Phiên mã, Dịch mã Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Hoc247 xin giới thiệu Bài tập đếm mệnh đề ADN, ARN, Phiên mã, Dịch mã có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP ĐẾM MỆNH ĐỀ ADN, NHÂN ĐÔI ADN, ARN, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ

Câu 1: Cho các thông tin sau đây:

I. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin

II. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất

III. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp

IV. mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành

Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là:

A. III và IV.                            B. I và IV.                               C. II và III.                              D. II và IV.

Câu 2:Khi nói đến cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp độ phân tử. Có bao nhiêu phát biểu đúng:

I. Các bộ ba khác nhau bởi số lượng nucleotit; thành phần nucleotit; trình tự các nucleotit .

II. ARN polimeraza  của sinh vật nhân sơ xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'; bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen; phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.

III.  Chỉ có 1 loại ARN - polimeraza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.

IV. Bộ ba trên mARN (3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’) là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã

V.  Điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN và đều có có enzim ARN polimeraza xúc tác.

A. 2.                                        B. 3.                                        C. 4.                                        D. 5.

Câu 3: Giả sử có một tế bào vi khuẩn E.coli chứa một phân tử ADN ở vùng nhân được đánh dấu bằng N14 ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa N15, tất cả các tế bào trên đều phân đôi 4 lần đã tạo ra các tế bào con. Sau đó người cho tất cả các tế bào con này chuyển sang môi trường chỉ chứa N14 để cho mỗi tế bào phân đôi thêm 2 lần nữa. Theo lý thuyết, kết thúc quá trình nuôi cấy trên có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Có tổng số 64 vi khuẩn tạo ra.

II.  Có tổng số 156 phân tử plasmit trong tất cả tế bào vi khuẩn.

III. Tổng số vi khuẩn có ADN chứa N15 ở vùng nhân là 30.

IV. Tổng số phân tử ADN vùng nhân chỉ có một mạch chứa N14 là 34.

A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                                        D. 4.

Câu 4:  Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trên một phân tử mARN, tất cả các ribôxôm chỉ tiến hành đọc mã từ một điểm xác định.  

II. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tARN với bộ ba mã hoá trên mARN.

III. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.

IV. Nếu biết được trình tự các nucleotit của gen thì sẽ biết được trình tự các axitaimin trong chuỗi polipeptit

A. 4.                                          B. 2                                        C.  3.                                      D. 1.           

Câu 5: Cho các nhận định sau:

I. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza

II. ARNpôlimeraza có khả năng làm tháo xoắn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn.

III. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm

IV. Trong quá trình nhân đôi ADN trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’

V. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

VI. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’

Số nhận định đúng là

A. 2                                         B. 3                                         C. 4                                         D. 5    

Câu 5: Cho các phát biểu sau về quá trình nhân đôi ADN:

I. Enzym nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp.

II. Enzym ADN polymeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một khuôn.

III. Enzym Am polymeraza luôn dịch chuyển theo chiều enzym tháo xoắn.

IV. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một chạc sao chép, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?      

A. 1                                         B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 6: Một gen có chiều dài 408nm và số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch 1 của gen có 200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ \(\frac{{{G_1}}}{{{A_1}}} = \frac{9}{{14}}\).                                                II. Tỉ lệ \(\frac{{{G_1} + {T_1}}}{{{A_1} + {X_1}}} = \frac{{23}}{{57}}\).

III. Tỉ lệ \(\frac{{{G_1} + {T_1}}}{{{A_1} + {X_1}}} = \frac{3}{2}\).                                           IV. Tỉ lệ \(\frac{{T + G}}{{A + X}} = 1\).

A. 1.                                        B. 2.                                        C. 3.                                        D. 4.

Câu 7: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, xét c ác kết luận sau đây:

I. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.

II. Enzim ADN-polimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.

III. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.

IV. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5’ - 3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn.

V. Sự nhân đôi ADN diễn ra vào kì trung gian giữa hai lần phân bào.

Có bao nhiêu kết luận đúng ?

A. 3                                         B. 1                                         C. 2                                         D. 4

Câu 8: Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi ADN trong một tế bào của một loài thực vật:

I. ADN chỉ nhân đôi một lần tại pha S của chu kỳ tế bào

II.ARN poolimeraza có chức năng xác tác hình thành mạch ADN mới theo chiều \(5' - 3'\) 

III. Xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau

IV. Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.

Số phát biểu đúng là:

A. 1             B. 2            C. 3             D. 4 

Câu 9: Trong mạch 2 của gen có số nucleotit loại Timin bằng số nucleotit loại Adenin; số nuclêootit loại Xitozin gấp 2 lần số nuclêootit loại Timin; số nuclêotit loại Guanin gấp 3 lần số nuclêootit loại Adenin. Có bao nhiêu nhận định không chính xác:

I. Số liên kết hiđrô của gen không thể là 4254 

II. Nếu tổng liên kết hiđrô là 5700 thì khi gen nhân đôi 3 lần, số nuclêotit loại Adênin mà môi trường cung cấp là 2100

III. Tỉ lệ số liên kết hiđrô và số nuclêotit của gen luôn là \(\frac{{24}}{{19}}\) 

IV. Cùng nhân đôi k lần liên tiếp thì số nuclêotit loại Ađênin do môi trường cung cấp gấp 2,5 số nuclêotit loại Guanin do môi trường cung cấp

A. 1             B. 2            C. 3             D. 4 

Câu 10: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A chiếm 15% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 có 150 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại G chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch 1 của gen có \(\frac{G}{X} = \frac{3}{4}\)                            II. Mạch 1 của gen có A + G = T + X.

III. Mạch 2 của gen có T = 2A.                     IV. Mạch 2 của gen có \(\frac{{A + X}}{{G + T}} = \frac{2}{3}\)

A. 2.                                 B. 1.                                               C. 3.                                        D. 4.

Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa phiên mã và dịch mã, một học sinh đưa ra các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

I. Mã mở đầu trên mARN có tên là 5’AUG 3’.

II. Mã mở đầu trên mạch bổ sung có tên là 5’ATG 3’.

III. Mã kết thúc trên mARN có thể là 5’UAG 3’ hoặc 5’UGA 3’ hoặc 3’UAA 5’

IV. Anticondon mang axit amin formyl mêtionyl ở nhân thực có tên là 3’UAX 5’

V. Codon mở đầu mã hóa cho axit amin ở nhân sơ có tên là 5’AUG 3’.

A. 2.                                   B. 3.                      C. 4.                                       D. 5.

Câu 12: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G - X, A - U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây, có bao nhiêu ý đúng?

I. Nhân đôi.                            II. Sao mã.                                                      III. Dịch mã.              

IV. Phiên mã.                          V. Tạo ra mARN.                                          VI. Tự sao.

A. 3.                                   B.5.                                  C. 2.                                        D. 4.

Câu 13: Khi nói về gen cấu trúc, cho các thông tin sau

I. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuổi polinucleotit hay một phân tử mARN.

II. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc, có trình tự nucleotit để liên kết với enzimARN polimeraza.

III. Vùng mã hóa ở sinh vật nhân sơ gồm các đoạn êxôn, mang thông tin mã hóa các axit amin.

IV. Vùng kết thúc, nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc chứa trình tự nucleotit kết thúc phiên mã.

V. Vùng mã hóa ở sinh vật nhân thực gồm các đoạn intrôn mang thông tin mã hóa các axit amin.

Số nhận định đúng?

A. 1.                                     B. 2.                               C. 3.                                        D. 4.

Câu 14: Mã di truyền có các đặc điểm ?

I. Mã bộ ba, được đọc từ một điểm xác định, không chồng gối.

II. Mã di truyền có tính phổ biến, áp dụng cho hầu hết các loài sinh vật.

III. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một axit amin chỉ mã hóa một bộ ba nhất định.

IV. Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

V. Vì có 4 loại nucleotit, nên có tối đa 64 bộ ba mã hóa cho tất cả các axit amin.

Số nhận định đúng?

A. 1.                                     B. 2.                               C. 3.                            D. 4.

Câu 15: Khi nói về bộ ba của mã di truyền, có hai nhóm học sinh đưa ra các nhận định sau:

  * Nhóm I

I. Có 3 bộ ba vô nghĩa là 3’UAG5’, 3’UGA5’, 3’UAA5’ và 1 bộ ba mở đầu là 3’AUG5’.

II. Có 61 bộ ba mã hóa cho tất cả các axit amin, kể cả axit amin mở đầu.

III. Bộ ba 5’AUG3’ và 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định là mêtiônin (Met) và Tritophan (Trp).

IV. Axit amin Lơxin (Leu) có nhiều loại bộ ba nhất (6 bộ ba).

  * Nhóm II

I. Bộ ba mở đầu 3’GUA 5’ mã hóa cho axit amin formymetiôni ở sinh vật nhân sơ, còn ở nhân thực là mêtiônin.

II. Có tổng cộng 64 bộ ba khác nhau, nhưng chỉ có 61 bộ ba mã hóa các axit amin.

III. Trên mARN bộ ba 5’AUG3’ nhiệm vụ mở đầu và ba bộ kết thúc 5’UAG3’, 5’UGA3’, 5’UAA3’.

IV. Ba nucleotit trên mARN gọi là côđon, nếu trên tARN gọi là anticôđon còn trên mạch gốc của gen gọi là triplet.

Số nhận định đúng của nhóm I và II lần lượt là

A. 2 & 3.                                B. 4 & 2.                     C. 3 & 3.                    D. 3 & 4.

Câu 16: Khi nói về quá trình nhân đôi, cho các thông tin sau:

I. Diễn ra vào pha S ở kỳ trung gian của chu kỳ tế bào.

II. Enzim ADN polimeraza có chức năng liên kết các nucleotit tự do của môi trường với mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung.

III. Trên mạch khuôn 3’-5’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn, mỗi đoạn okazaki sẽ được enzim ligaza nối lại thành mạch liên tục.

IV. Trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới được tổng hợp theo chiều 3’-5’.

V. Quá trình nhân đôi của ADN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.

Số nhận định đúng là?

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 17: Từ 4 loại nuclêôtit khác nhau (A, T, G, X). Cho rằng tỉ lệ các nucleotit là ngang nhau, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định chưa chính xác?

I. Có 37 bộ ba chứa A và 27 bộ ba chứa 1 G.

II. Có 9 bộ ba chứa 2 X và 4 bộ ba chứa 1 loại nucleotit.

III. Có 27 bộ ba không chứa X và 64 bộ ba khác nhau.

IV. Nếu chỉ có 3 loại nucleotit tạo ra các bộ ba thì sẽ có 37 bộ ba khác nhau.

V. Tỉ lệ bộ ba vô nghĩa là 0,046875.

A. 1                                         B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Ở sinh vật nhân thực, phiên mã là quá trình tổng hợp ra mARN, quá trình này xãy ra trong nhân tế bào dựa trên nguyên tắc bổ sung A=U; G=X.

B. Ở sinh vật nhân sơ, sau khi phiên mã tạo được mARN sơ khai, sau đó cắt bỏ đi các đoạn intron để tạo ra mARN trưởng thành.

C. Gen có hai mạch, nhưng khi phiên mã chỉ có một mạch khuôn mẫu tạo ra ARN.

D. Ở nhân sơ, phiên mã và dịch mã đều diễn ra ở tế bào chất, trong khi ở nhân thực, phiên mã ở trong nhân còn dịch mã xãy ra ở tế bào chất.

Câu 19: Nói về quá trình dịch mã, cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Mỗi một riboxom trượt xong một phân tử mARN là tổng hợp được một phân tử polipeptit.

II. Trên một phân tử mARN cùng một lúc có nhiều riboxom cùng trượt, điều này chỉ đúng ở sinh vật nhân thực.

III. Số axit amin có thực trên chuổi polipeptit trưởng thành ít hơn 2 bộ ba trên mARN.

IV. Sự có mặt của polixom là làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã.

V. Khi riboxom tiếp xúc với bộ ba UAG hoặc UGA hoặc UAA thì quá trình dịch mã ngừng lại.

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.   

Câu 20: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:

I. ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu khởi đầu phiên mã

II. ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’

III. ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.

IV.Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã

Các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là

A. I. → IV. → III. → II.                                             B. I. → II. → III. → IV.

C. II. → I. → III. → IV.                                             D. II. → III. → I. → IV.

Câu 21: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ?

I. mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.

II. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất

III. Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp

IV. mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.

A. 2 .                                       B. 3.                            C. 4.                                       D. 1.

Câu 22: Biết các codon được mã hóa với các axit amin tương ứng như sau: Valin: GUU; Trip: UGG; Lys: AAG; Pro: XXA; Met: AUG. Xác định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit được dịch mã từ phân tử mARN có trình tự nuclêôtitnhư sau: 5 AUGAAGGUUUGGXXA 3

A. Met – Lys – Trip – Pro – Val                             B. Met – Lys – Val – Trip – Pro

C. Met – Lys – Trip – Val – Pro                             D. Met – Trip – Pro – Val – Lys

Câu 23: Điều nào sau  đây chính xác khi nói về quá trình nhân đôi ADN?

I. Diễn ra ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia.

II. Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bào tồn.

III. Mỗi đơn vị nhân đôi gồm hai chạc chữ Y.

IV. Emzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.

V. Trên mạch khuôn 3’ → 5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.

VI. Trên mạch khuôn 5’ → 3’, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quảng tạo nên các đoạn Okazaki.

A. I, II, III, IV, VI.                                                      B. I, II, III, IV, V.

C. I, II, III, IV, V, VI.                                                 D. I, II, IV, V, VI.

Câu 24: Có 8 phân tử ADN ở trong nhân tế bào tiến hành tái bản một số lần trong môi trường mới có chứa N15  (so với môi trường ban đầu chứa N14), trong quá trình này đã tạo ra được 240 mạch polinucleotit hoàn toàn mới. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu chính xác?

I. Tế bào chứa các phân tử ADN nói trên đã nguyên phân 4 lần.

II. Có 112 phân tử ADN chỉ chứa các nucleotit N15.

III. Có 120 phân tử ADN chứa các nucleotit do môi trường cung cấp.

IV. Có 8 phân tử ADN chứa các nucleotit của môi trường củ N14.
 A. 4.                                       B. 3 .                           C. 2.                                        D. 1.

Câu 25: Gen có 3240 liên kết hydro và có 2400 nucleotit. Gen trên nhân đôi 3 lần, các gen con phiên mã 2 lần

I. Số lượng loại A và G của gen lần lượt là 360 và 840.                   

II. có 6 phân tử mARN được tạo ra.

III. Số axit amin mà môi trường cần cung cấp cho quá trình dịch mã là 6384.

IV. Số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho quá trình tự sao là 2520.

V. Số lượng các đơn phân mà môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là 19.200.

Số thông tin chưa chính xác?

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 26: Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

I. Số phân tử ADN vùng nhân thu được sau 3 giờ là 1536.   

II. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1533.    

III. Số phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa 14N thu được sau 3 giờ là 1530.

IV. Số mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N thu được sau 3 giờ là 6.

A. 1.                                        B. 3.                            C. 2.                                        D. 4.

Câu 27: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T, G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

I. Phân tử ADN mạch kép.   II. Phân tử mARN.                III. Phân tử tARN.

IV. Quá trình phiên mã.       V. Quá trình dịch mã.          V. Quá trình tái bản AND

A. I và IV.                              B. I và VI.                  C. II và VI.                             D. III và V.

Câu 28: Một chuỗi polipheptit được tổng hợp đã cần 799 lượt tARN. Trong các bộ ba đối mã của tARN có A=447, ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mARN là UAA. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định đúng?

I. Số nucleotit các loại A: U: X: G trên mARN lần lượt là: 652: 448: 650:650.

II. Tỉ lệ nucleotit A/G trên gen đã tổng hợp ra mARN trên là 11/13.

III. Phân tử mARN có 800 bộ ba.

IV. Gen tổng hợp ra mARN có chiều dài 8160 A0.

A. 1.                                        B.3.                             C. 2.                                        D.4.    

Câu 29: Cho các yếu tố sau đây:

I. enzim tạo mồi.                               II. ADN ligaza.                                  III. ADN polimeraza.

IV. ADN khuôn.                                V. Các ribonucleotit.                       VI. Các nucleotit.

Có mấy yếu tố tham gia vào quá trình nhân đôi của gen ở sinh vật nhân sơ?

A. 2.                                        B. 3.                            C. 4.                                        D. 5.

Câu 30: Sự tổng hợp ADN ở sinh vật nhân thực là nửa gián đoạn, trong đó có sự hình thành các đoạn Okazaki, nguyên nhân là do:

A. Enzim ADN polimeraze chỉ có thể trượt liên tục theo một chiểu nhất định tử 5' đến 3' của mạch khuôn.

B. Sự tổng hợp ADN diễn ra lần lượt trên mạch thứ nhất, sau đó tiến hành trên mạch thứ hai nên trên một mạch phải hình thành các đoạn Okazaki.

C. ADN polimeraze tổng hợp theo một chiều mà hai mạch gốc của ADN lại ngược chiều nhau. Sự tháo xoắn ở mỗi chạc tái bản củng theo một chiều.

D. Do quá trình tổng hợp sợi mới luôn theo chiều 3'-5' do vậy quá trình tháo xoắn luôn theo chiều hướng này, nên mạch khuôn nói trên quá trình tổng hợp là liên tục, còn mạch đối diện quá trình tổng hợp là gián đoạn.

Câu 31: Cho các nhân tố sau:

I. các ribonucleotit tự do.                II. tARN.                                 III. mARN.

IV. ADN.                                          V. ATP.                                  VI. Ribosome

VII. Axit amin.                                  VIII. ADN polimeraza.

Số lượng các yếu tố không tham gia vào quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ bao gồm

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 32: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?

(I) Có sự hình thành các đoạn Okazaki;

(II) Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới;

(III) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản;

(IV) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn;

Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN; (VI) Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.

A. 5.                                        B. 3.                            C. 4.                                        D. 6.

Câu 33: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn

II. Quá trình nhân đôi ADN là cơ chế truyền thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con

III. Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn

IV. Vì các gen nằm trong nhân của tế bào nên có số lần nhân đôi bằng số lần phiên mã.

A. 4                                         B. 1                             C. 2                                         D. 3

Câu 34: Xét các phát biểu sau

I. Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin

II. Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép

III. Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô

IV. Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất

V. Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất

VI. ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 35: Một gen có tỷ lệ A + T / G + X = 2/ 3. Một đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ A + T / G + X = 65,2 % . Đây là dạng đột biến

A. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.

B. mất một cặp nuclêôtit.

C. thay thế cặp A –T bằng cặp G – X.

D. thêm 1 cặp G-X

Câu 36: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận xét sau, có bao nhiên nhận xét đúng?

I. Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

II. Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.

III. Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.

IV. Có cấu trúc mạch kép thẳng.

V. Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

A.1.                                         B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 37: Có 2 loại prôtêin bình thường có cấu trúc khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Nhưng 2 phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen trong nhân tế bào. Hiện tượng này xảy ra do

A. các exon trong cùng 1 gen được xử lý theo những cách khác nhau để tạo nên các phân tử mARN khác nhau.

B. một đột biến xuất hiện trước khi gen phiên mã làm thay đổi chức năng của gen.

C. các gen được phiên mã từ những gen khác nhau.

D. hai prôtêin có cấu trúc không gian và chức năng khác nhau.

Câu 38: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định chính xác?

I. Số nuclêôtit loại A của gen là 224.

II. Số nucleotit loại G là 560.

III. Mạch 1 có tỉ lệ A+G = T+X = 3/4

IV. Gen trên có chiều dài 2665.6 Ao

A. 4.                                        B. 2.

C. 1.                                       D. 3.

Câu 38: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 30 mạch pôlinuclêôtit mới. ó bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì tất cả các ADN con đều có cấu trúc giống nhau.

II. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 15 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

III. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 4 lần liên tiếp

IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 14 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 39: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?

I. Các phân tử ADN nhân đôi độc lập với nhau và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.

II. Các phân tử ADN có số lượng ổn định và đặc trưng cho loài.

III. Các phân tử ADN đều được cấu tạo từ các loại nucleotit là A, T, G, X.

IV. Các phân tử ADN có độ dài luôn bằng nhau.

A. 1.                                        B. 2.           C. 3.                                                     D. 4.

Câu 40: Một gen có 105 chu kì xoắn và có 28% số nuclêôtit loại G. Gen nhân đôi 3 lần. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen có chiều dài 357nm.

II. Gen có 588 nucleotit loại X.

III. Trong tổng số các gen con được tạo ra, có 6 gen được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.

IV. Quá trình nhân đôi đã cần môi trường cung cấp 3234 nucleotit loại T.

A. 1.                                        B. 4.                            C. 3.                                        D. 2.

Câu 41: Một phân tử mARN có tất cả 900 nucleotit, trong đó tỷ lệ A:U:G:X = 3:1:4:2. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này. Theo lí thuyết, có mấy phát biểu sau đây là đúng:

I. Trên phân tử mARN này sẽ có tối đa 300 bộ ba.

II. Số nucleotit mỗi loại của mARN này là 90A, 270U, 180G, 360X.

III. Số nuclêôtit mỗi của ADN này là 360A, 540G.

IV. Phân tử ADN có chiều dài 306 µm.

A. 1                                         B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 42: Trên mạch gốc của một gen không phân mảnh có 250 ađênin, 300 timin, 350 guanin, 200 xitôzin. Gen phiên mã 5 lần tạo ra các mARN. Có mấy phát biểu sau đây là đúng

I. Số nuclêôtit mỗi loại của phân tử mARN là 300A, 250U, 350X, 200G.

II. Số nucleotit mỗi loại của gen trên luôn bằng nhau.

III. Số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là 5495 liên kết.

IV. Chiều dài của mARN là 374 nm.

A. 1                                         B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 43: Một phân tử mARN có 720 đơn phân, trong đó tỷ lệ A:U:G:X = 1:3:2:4. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này. Theo lí thuyết, có mấy phát biểu sau đây là đúng:

I. Trên phân tử mARN này sẽ có tối đa 240 bộ ba. II. Có 288 nuclêôtit loại X của mARN này.

III. Số nuclêôtit loại A của ADN này là 288.

IV. Chiều dài của mARN là 2448 Å.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 44: Một phân tử mARN có chiều dài 0,306 µm, trong đó tỷ lệ A:U:G:X = 1:3:2:4. Sử dụng phân tử ARN này làm khuôn để phiên mã ngược tổng hợp nên phân tử ADN mạch kép có chiều dài bằng chiều dài phân tử ARN này. Theo lí thuyết, có mấy phát biểu sau đây là đúng:

I. Trên phân tử mARN này sẽ có tối đa 300 bộ ba.

II. Số nucleotit mỗi loại của mARN này là 90A, 270U, 180G, 360X.

III. Số nuclêôtit mỗi của ADN này là 360A, 540G.

IV. Phân tử ADN có tổng cộng 2340 liên kết hidro.

A. 1                                         B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 45: Khi nói về bộ ba mở đầu ở trên mARN, có mấy phát biểu đúng.

I. Trên mỗi phân tử mARN bộ ba 5'AUG3' làm nhiệm vụ mở đầu dịch mã.

II. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG.

III. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 3' của mARN.

IV. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 46: Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.

II. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự các aa trên chuỗi pôlipeptit.

III. Bộ ba kết thúc mang chỉ mang tín hiệu kết thúc dịch mã mà không quy định tổng hợp axit amin.

IV. hiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 3' → 5'.

A. 1                                         B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 47: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

II. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

III. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

IV. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).

A. 1.                                        B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 48: Có mấy phát biểu nào sau đây là đúng?

I. Một bộ ba trên mARN chỉ có thể mã hóa cho một axit amin trên chuỗi polipeptit.

II. Đơn phân cấu trúc của ADN và ARN đều gồm 4 loại nuclêôtít.

III. Phân tử tARN, mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.

IV. Quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.

A. 1                                         B. 2                             C. 3                                         D. 4

Câu 49: Khi nói về hoạt động của các enzim trong các cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có mấy phát biểu sau đây là đúng?

I. Enzim ADN polimeraza là loại enzim tham gia vào việc tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ bổ sung với mạch gốc.

II. Enzim ARN polimeraza là loại enzim có khả năng tháo xoắn và tách 2 mạch của phân tử ADN.

III. Enzim ligaza có chức năng nối các đoạn Okazaki lại với nhau.

IV. Enzim ARN polimeraza có chức năng tổng hợp nuclêôtit đầu tiên và mở đầu mạch mới.

A. 1       B. 2           C. 3             D. 4

{-- Từ câu 50 - 62 của Bài tập đếm mệnh đề ADN, ARN, Phiên mã, Dịch mã Sinh học 12 và đáp án vui lòng xem tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Bài tập đếm mệnh đề ADN, ARN, Phiên mã, Dịch mã Sinh học 12 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON