YOMEDIA

Bài tập chuyên đề phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi giữa muối Cacbonat với axit môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Bài tập chuyên đề phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi giữa muối Cacbonat với axit môn Hóa học 12 năm 2020 gồm các câu trắc nghiệm có đáp án chi tiết. Bài tập được viết gồm 6 trang, sẽ giúp các em củng cố kiến thức, nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả, mới các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PHẢN ỨNG TRUNG HÒA – PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI GIỮA MUỐI CACBONAT VỚI AXIT ÔN THI THPT QG MÔN HÓA HỌC

 

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Phản ứng trung hòa: Phản ứng xảy ra giữa dung dịch axit và dung dịch bazờ

\({{H^ + } + O{H^ - } \to {H_2}O}\)

Theo phương trình phản ứng trung hòa thì \({n_{{H^ + }}} = {n_{O{H^ - }}}\)

2. Phản ứng trao đổi giữa dung dịch axit với muối: Phản ứng xảy ra khi có sự tạo thành chất điện ly yếu, chất dễ bay hơi hoặc chất kết tủa.

Vd:

\(\begin{array}{l}
CaC{O_3} + 2HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\\
Ca{(HC{O_3})_2} + NaOH \to CaC{O_3} \downarrow  + NaHC{O_3} + {H_2}O.\\
BaC{l_2} + N{a_2}S{O_4} \to BaS{O_4} \downarrow  + 2NaCl.\\
2C{H_3}COONa + {H_2}S{O_4} \to 2C{H_3}COOH + N{a_2}S{O_4}.
\end{array}\)

3. Một số lưu ý:

a) Dung dịch chứa ion có tính axit mạnh, lực axit của nó có thể xem tương đương với dung dịch HCl, HBr. Nên tính chất của dung dịch NaHSO4 vừa có tính chất của một axit vừa có tính chất của muối.

vd:

\(\begin{array}{l}
NaHS{O_4} + NaOH \to N{a_2}S{O_4} + {H_2}O.\\
NaHS{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow  + NaCl + HCl.
\end{array}\)

b) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 xảy ra 2 phản ứng theo thứ tự:

\(\begin{array}{l}
N{a_2}C{O_3} + HCl \to NaHC{O_3} + NaCl.\\
{\rm{        C}}{{\rm{O}}_3}^{2 - } + {H^ + } \to HC{O_3}^ - \\
NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O.\\
{\rm{       HC}}{{\rm{O}}_3}^ -  + {H^ + } \to C{O_2} \uparrow  + {H_2}O.
\end{array}\)

Như vậy lúc đầu không có khí thoát ra, sau một thời gian phản ứng thì xuất hiện bọt khí.

Tình huống bài tập: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl và dung dịch chứa b mol Na2CO3 xuất hiện V lít (đktc) khí CO2. Tính V

V = (a - b).22,4

c) Cho từ từ dung dịch X chứa a mol và b mol vào dung dịch  xảy ra đồng thời 2 phản ứng:

\(\begin{array}{l}
C{O_3}^{2 - } + 2{H^ + } \to C{O_2} \uparrow  + {H_2}O{\rm{    (1)}}\\
{\rm{x           2x           x          : mol}}\\
HC{O_3}^ -  + {H^ + } \to C{O_2} \uparrow  + {H_2}O{\rm{     (2)}}\\
{\rm{y             y           y          : mol}}
\end{array}\)

Do tỉ lệ mol của hai ion trong X tham gia phản ứng tỉ lệ với lượng ban đầu nên ta có hệ phương trình đại số:

\(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{x}{y} = \frac{{{n_{C{O_3}^{2 - }}}}}{{{n_{HC{O_3}^ - }}}}\\
2x + y = {n_{{H^ + }}}
\end{array} \right.\)

d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 có 2 trường hợp xảy ra:

TH1: Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu đủ để phản ứng thì

\(\begin{array}{l}
Ca{(HC{O_3})_2} + NaOH \to CaC{O_3} \downarrow  + NaHC{O_3} + {H_2}O\\
{\rm{   1 mol          1 mol         1 mol}}
\end{array}\)

TH2: Thể tích dung dịch NaOH nhiều nhất tham gia phản ứng thì

\(Ca{(HC{O_3})_2} + 2NaOH \to CaC{O_3} \downarrow  + N{a_2}C{O_3} + 2{H_2}O\)

e) pH và pOH của dung dịch

\(\begin{array}{l}
\left[ {{H^ + }} \right] = {10^{ - a}}{\rm{ mol/l }} \Leftrightarrow {\rm{ pH = a}}\\
\left\lfloor {O{H^ - }} \right\rfloor  = {10^{ - b}}{\rm{ mol/l }} \Leftrightarrow {\rm{ pOH  = b}}\\
{\rm{pH  +  pOH  =  14}}
\end{array}\)

B. CÂU HỎI ÔN TẬP.

Câu 1: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch X chứa 0,3 mol K2CO3 và 0,6 mol NaHCO3 vào 500 ml dung dịch HCl 2M cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng. Số mol khí CO2 thoát ra là

A. 0,315.

B. 0,292.

C. 0,420.

D. 0,750.

Câu 2: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M thu được dung dịch Z có pH bằng

A. 12.

B. 3.

C. 2.

D. 11.

Câu 3: Hấp thu hoàn toàn V (lít) khí CO2 ở đktc vào dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện 5 gam kết tủa và thu được dung dịch X, cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thể tích dung dịch NaOH 1M ít nhất cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất là 50 ml. Giá trị V là

A. 3,360.

B. 2,240.

C. 3,136.

D. 2,016.

Câu 4: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch X chứa 0,6 mol K2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào 500 ml dung dịch HCl 2M cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng. Số mol khí CO2 thoát ra là

A. 0,60.

B. 0,45.

C. 0,42.

D. 0,35.

Câu 5: Cho từ từ 200 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,2 M và KHCO3 x M vào 200 ml dung dịch HCl 0,375 M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 1,008 lít CO2 (đktc). Giá trị của x là

A. 0,075M.

B. 0,2M.

C. 0,1M.

D. 0,025M.

Câu 6: X là dung dịch Na2CO3 1,5 mol/l. Y là dung dịch HCl x mol/l.

Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 1,25V lít CO2 (đktc).

Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được V lít CO2 (đktc).

Giá trị của x là

A. 1,5.

B. 2,0.

C. 2,5.

D. 3,0.

Câu 7: Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Thể tích khí CO2 thu được (đktc) là

A. 1,568 lit.

B. 3,36 lit.

C. 1,12 lit.

D. 1,344 lit.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa KHCO3 và CaCO3 trong dung dịch HCl dư, thu được 2,016 lít khí CO2 (đktc). Giá trị m là

A. 4,5.

B. 16,0.

C. 9,0.

D. 18,0.

Câu 9: Hòa tan 2 gam một mẫu đá vôi (thành phần chính là canxicacbonat, còn lại là tạp chất trơ) trong axit clohidric lấy dư, thấy thoát ra  403,2 cm3 khí CO2 (đktc). Hàm lượng canxicacbonat trong mẫu đá vôi là

A. 84%.

B. 90%.

C. 80%.

D. 92%.

Câu 10: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được, thu được số mol CO2

A. 0,02.

B. 0,015.

C. 0,01.

D. 0,03.

Câu 11: Trộn 100 ml dung dịch X gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100 ml dung dịch Y gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M, thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch Z, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,12.

C. 0,672.

D. 0,56.

Câu 12: Trung hòa V (ml) dung dịch X chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M cần dùng vừa đủ 30 ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị V là

A. 30.

B. 40.

C. 50.

D. 20.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 4,68 g hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là

A. Ca; Sr.

B. Mg; Ca.

C. Be; Mg.

D. Sr; Ba.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và KHCO3 trong axit clohidric thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là

A. 2,24 .

B. 4,48.

C. 5,60.

D. 3,36.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 20,6 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và CaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa 22,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 1,79.

C. 5,60.

D. 4,48.

Câu 16: X là dung dịch Na2CO3 x mol/l. Y là dung dịch HCl y mol/l.

Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch X vào 100 ml dung dịch Y, thu được 5,6 lít CO2 (đktc).

Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 100 ml dung dịch X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Tỉ lệ x : y là

A. 1/2

B. 3/5

C. 2/3

D. 5/7

Câu 17: Nhỏ từ từ đến hết 40 ml dung dịch HCl 1M vào 15 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 1M và KHCO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 0,672.

B. 0,336.

C. 0,560.

D. 0,896.

Câu 18: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm NaHCO3 và MgCO3 trong axit sunfuric loãng dư, thấy thoát ra 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị m là

A. 8,4.

B. 4,2.

C. 16,4.

D. 12,6.

Câu 19: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho lượng dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là

A. V = 11,2.(a + b)

B. V = 22,4.(a - b)

C. V = 11,2.(a - b)

D. V = 22,4.(a + b)

Câu 20: Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của a là

A. 0,5.

B. 0,025.

C. 0,05.

D. 0,1.

ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

A

A

C

C

B

C

B

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

B

A

D

D

C

D

B

B

...

Trên đây là phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề phản ứng trung hòa, phản ứng trao đổi giữa muối Cacbonat với axit môn Hóa học 12 năm 2020 để xem nội dung đầy đủ, chi tiết quý thầy cô và các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON