YOMEDIA

Bài tập chuyên đề sự điện ly - Ôn thi THPT QG môn Hóa học

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bài tập chuyên đề sự điện ly - Ôn thi THPT QG môn Hóa học. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. 

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ SỰ ĐIỆN LY - ÔN THI THPT QG MÔN HÓA HỌC

 

A. NỘI DUNG CẦN NẮM

I. Sự điện li.

- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion .

- Chất điện li là chất tan trong nước phân li ra ion.

- Phân loại chất điện li:

a. Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.

- Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,...

- Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2 ,...

- Hầu hết các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2 ,...

b. Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

- Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HNO2 ,HF, H2CO3, H2SO3 , ...

- Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3, Cu(OH­)2...

- H2O điện li rất yếu.

II. Axit - Bazơ

Theo thuyết A-rê-ni-ut

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

HCl  → H+  +  Cl                     

CH3COOH   ↔    H+  +  CH3COO

- Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra anion OH .

NaOH  →  Na+  +  OH

- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như: Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2, Cr(OH)­3, Be(OH)2,Sn(OH)2,...

Zn(OH)2  ↔ Zn2+    +  2OH−               Phân li kiểu bazơ

Zn(OH)2   ↔  +   2H+                       Phân li kiểu axit

III. Muối và phản ứng thuỷ phân của muối

a. Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.

b. Phân loại :

- Muối trung hoà là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+: Na2CO3, BaCl2, K2SO4, ...

- Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion  H+ : NaHCO3, NaHSO4, KH2PO4,...

Lưu ý: Trong gốc axit của một số muối như Na2HPO3 vẫn còn hiđro nhưng là muối trung hoà vì các hiđro đó không có khả năng phân li ra ion H+.

Trong dung dịch:

-Tổng số mol điện tích dương của cation bằng tổng số mol điện tích âm của anion.

- Khối lượng muối bằng tổng khối lượng các ion tạo muối

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: Ba(NO3)2, K2CrO4, NaHCO3, H2SO4,HClO4, HClO, KOH, Sn(OH)2, H3PO4. H2SO3, HNO3, KOH, FeCl3, CuSO4, KHCO3, K2Cr2O7.

Bài 2: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau

a. dd Ba(OH)2 0,1M               b. Al2 (SO4)3 0,1M

Bài 3: Tính nồng độ mol/l các ion trong mỗi dd sau:

a. 100ml dd chứa 4,26 gam Al(NO3)3.

b. Tính nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch chứa NaNO3 0,1M, Na2SO4 0,02M và NaCl 0,3M.

c. Dung dịch H2SO4 15% ( d= 1,1g/ml)

Bài 4: Tính nồng độ các ion trong dd thu được khi:

a. Trộn 200ml dd NaCl 2M với 200ml dd CaCl2 0,5M.

b. Trộn 200ml dd chưa 12g MgSO4 với 300ml dd chứa 34,2 gam Al2(SO4)3.

Bài 5: 

a. Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch HNO3 12,6%, D= 1,12 g/ml.

b. Tính thể tích dd KOH 14% (d=1,128g/ml) có chứa số mol OH- bằng số mol OH- có trong 0,502 lít dung dịch NaOH 0,5M.

Bài 6: Hòa tan 12,5 gam tinh thể CuSO4.5H2O trong nước thành 200ml dung dịch. Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch.

Bài 7: Trong 1 dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Cl- và d mol NO3-

a. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d.

b. Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d = 0,03. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch.

Bài 8: Một dung dịch có chứa 0,2 mol Fe3+ và 0,1 mol Zn2+, x mol Cl- và y mol SO42- .Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu 48,6 g  chất rắn khan, hỏi giá trị của x, y bằng bao nhiêu?

Bài 9. Cho rằng sự trộn lẫn các dung dịch không làm thay đổi đáng kể thể tích dung dịch.

- Trộn 1,5 lít dung dịch NaOH 2M với 0,5 lít dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol /lít của dung dịch thu được.

- Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180ml dung dịch H2SO4 3M để được dung dịch có nồng độ ion H+ là 4,5M. Cho biết H2SO4 điện li hoàn toàn.

- Phải trộn dung dịch H2SO4 1M và H2SO4 3M theo tỷ lệ nào về thể tích để được dung dịch H2SO4 1,5M

IV. Tích số ion của nước, pH và môi trường của dung dịch.

Tích số ion của nước: [H+][OH]  = 1,0.10-14

- Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch,người ta dùng pH với quy ước:

[H+] = 1,0.10-a M       → pH = a

[H+] = 1,0.10-pH M    → pH = -lg[H+

Môi trường

[H+]

pH

Axit

> 1,0.10-7 M

< 7

Trung tính

= 1,0.10-7 M

= 7

Bazơ

< 1,0.10-7 M

> 7

V. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất :chất kết tủa ,chất điện li yếu ,chất khí .

- Phương trinh ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn, các chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Tính pH của các dung dịch sau:

a. H2SO4 0,01M + HCl 0,05M                

b. KOH 0,1M + Ba(OH)2 0,2M    

Bài 2. Tính pH của các dd sau:

a. 400,0 ml dung dịch chứa 1,46g HCl .

b. Dung dịch tạo thành sau khi trộn 100,0ml dung dịch HCl 1,00M với 400,0 ml dung dịch NaOH 0,375M.

c. Trộn 100ml dd Ba(OH)2 0,06M với 400ml dd HCl 0,02M. Tính pH của dd thu được?

Bài 3. Cho dung dịch H2SO4 có pH = 4

a. Tính nồng độ mol/lít của H2SO4

b. Tính pH của dung dịch thu được khi cho 2 lít H2O vào 0,5 lít dung dịch axit trên. (Bỏ qua sự điện li của nước).

Bài 4. 

a. Cho 220 ml dung dịch HCl có pH = 5 tác dụng với 180 ml dung dịch NaOH có pH = 9 .Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng? 

b. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,09M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,02M. Tính pH của dung dịch thu được? 

Bài 5. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được ?    

Bài 6. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp  gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1 M với 400 ml dung dịch hỗn hợp  gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y?

Bài 7.

a. Phải lấy dung dịch HCl có pH = 5 cho vào dung dịch KOH có pH = 9 theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch có pH = 8 ?           

b. Tính thể tích dung dịch HCl có pH = 5 và thể tích dung dịch KOH có pH = 9 cần lấy để pha thành 10 lít  dung dịch có pH = 8 ?              

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập chuyên đề sự điện ly - Ôn thi THPT QG môn Hóa học, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

      

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF