Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu 52 Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Cấu trúc di truyền của quần thể Sinh học 12 có đáp án tài liệu sẽ nhằm giúp các em có thêm nhiều tài liệu để ôn tập kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài cấu trúc di truyền của quần thể Sinh học 12. Mời các bạn đọc tham khảo tại đây!
52 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ SINH HỌC 12
Câu 1/ Trong một quần thể tự phối thì thành phần KG của quần thể có xu hướng:
A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. ngày càng ổn định về tần số các alen
Câu 2/ Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình cóthể suy ra :
A. Vốn gen của quần thể B. Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen
C. Thành phần các alen đặc trưng của quần thể D. Tính ổn định của quần thể
Câu 3/ Đặc điểm nào là không đúng khi nói về quần thể tự thụ ?
A. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ dị hợp giảm đi một nửa
B. Qua mỗi thệ hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp tăng lên gấp đôi
C. Độ đa dạng di truyền giảm dần qua các thế hệ
D. Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ
Câu 4/ Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền nổi bật là:
A. tần số các alen luôn biến đổi qua các thế hệ
B. tần số kiểu gen luôn biến đổi qua các thế hệ
C. duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
D. tần số các alen không đổi nhưng tấn số các kiêủ gen thì liên tục biến đổi
Câu 5/ Điều nào là không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec?
A. quần thể phải đủ lớn,tần số gặp gỡ các cá thể đực và cái là ngang nhau
B. không có hiện tượng phát tán,du nhập gen
C. không phát sinh đột biến ,không xảy ra chọn lọc tự nhiên
D. các kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau
Câu 6/ Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì :
A. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
B. một gen thường có nhiều alen khác nhau
C. số biến dị tổ hợp rất lớn
D. số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn
Câu 7/ Trong quần thể ngẫu phối có sự cân bằng di truyền,người ta có thể tính được tần số các alen của một gen đặc trưng khi biết được số cá thể :
A. kiểu hình lặn B. Kiểu hình trung gian
C. kiểu hình trội D. Kiểu gen đồng hợp
Câu 8/ Trong quần thể ngẫu phối ,nếu một gen có 4 alen thì sự giao phối tự do sẽ tạo nên bao nhiêu tổ hợp kiểu gen khác nhau ?
A. 12 B. 10 C. 8 D. 6
Câu 9/ Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa ,thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :
A. 38,75 :12,5 :48,75 B. 48,75 :12,5 :38,75
C. 41,875 :6,25 :51,875 D. 51,875 :6,25 :41.875
Câu 10/ Trong quần thể ngẫu phối,xét một gen có3 alen với tần số tương đối các alen :A1=p ; A2=q ;A3=r.Quần thể được coi là cân bằng khi thoả mãn đẳng thức :
A. p2+q2+r2+2pqr B. p3+q3+r3+3pqr
C. p2+q2+r2+6pqr D. p2+q2+r2+2pq+2qr+2rp
Câu 11/ Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.Trong quần thể người, tần số người mang kiểu gen di hợp về bệnh bạch tạng là 1%,cho rằng quần thể cân bằng di truyền.Xác suất để hai người bình thường trong quần thể lấy nhau có thể sinh con bị bệnh bạch tạng:
A. 0,1% B0,01% C. 0,0025% D. không xác định được
Câu 12/ Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
1. 1AA 2. 1Aa
3. 0,2AA:0,6Aa:0,2aa 4. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa
A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 1 và 4 D. 2,3 và 4
Câu 13/ Quần thể tự thụ có đặc điểm di truyền gì?
A. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
B. tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
C. tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ
D. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ
Câu 14/ Nói một quần thể ở thời điểm nào đó có ở trạng thái cân bằng di truyền hay không là nói đến đặc trưng nào?
A. tần số các kiểu gen B. Tần số tương đối các alen
C. tần số các kiểu gen D. tần số gặp gỡ giữa các cá thể đực và cái
Câu 15/ Ở người,nhóm máu do 3 alen qui định: IA=IB đồng trội so với IO.Một cặp vợ chồng sinh đứa con đầu lòng có nhóm máu O.Vợ hoặc chồng không thể có nhóm máu nào sau đây?
A. O B. A C. B D. AB
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 16-26 của Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Cấu trúc di truyền của quần thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Câu 27/ Yếu tố nào không thay đổi ở các thế hệ trong QT tự thụ?
A. Tần số kiểu gen B. Tần số kiểu hình
C. Tần số tương đối các alen D. B và C
Câu 28/ Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa.Sau 3 thế hệ tự thụ thì tỉ lệ đồng hợp lặn trong quần thể là:
A. 48,75% B. 51,875% C. 52,75% D. 53,125%
Câu 29/ Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa.Tần số tương đối các alen của QT :
A. A = 0,55 ; a = 0,45 B. A = 0,45 ; a = 0,55
C. A = 0,8 ; a = 0,7 D. A = 0,7 ; a = 0,8
Câu 30/ Một gen có 5 alen thì số kiểu gen dị hợp có được trong quần thể là:
A. 6 B. 8 C. 10 D. 12
Câu 31/ Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền:
A. 0,5AA : 0,5aa B. 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa
C. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa D. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
Câu 32/ Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen,96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là:
A. 0,3 và 0,7 B. 0,7 và 0,3 C. 0,4 và 0,6 D. 0,6 và 0,4
Câu 33/ Vốn gen của quần thể là
A. tổng số các kiểu gen của quần thể.
B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
C. tần số kiểu gen của quần thể.
D. tần số các alen của quần thể.
Câu 34/ Tần số tương đối của gen(tần số alen) là tỉ lệ phần trăm
A. số giao tử mang alen đó trong quần thể.
B. alen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
D. các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể.
Câu 35/ Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số
A. giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể.
B. các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.
C. các thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
D. giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể.
Câu 36/ Điều không đúng về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối là
A. sự tự phối làm cho quần thể phân chia thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. qua nhiều thế hệ tự phối các gen ở trạng thái dị hợp chuyển dần sang trạng thái đồng hợp.
C. làm giảm thể đồng hợp trội, tăng tỉ lệ thể đồng hợp lặn, triệt tiêu ưu thế lai, sức sống giảm.
D. trong các thế hệ con cháu của thực vật tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết của động vật sự chọn lọc không mang lại hiệu quả.
Câu 37/ Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 38/ Nguyên nhân làm cho quần thể giao phối đa hình là
A. có nhiều kiểu gen khác nhau.
B. có nhiều kiểu hình khác nhau.
C. quá trình giao phối.
D. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản.
Câu 39/ Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là
A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
Câu 40/ Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 41/ Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có
A. toàn cây cao. B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. toàn cây thấp.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 42-52 của Câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề Cấu trúc di truyền của quần thể Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !