YOMEDIA

50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12

Tải về
 
NONE

50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người sinh học 12 bao gồm 50 câu trắc nghiệm khái quát các kiến thức về Di truyền học người sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài đồng thời giúp các em kiểm tra kiến thức về Sinh học 12 đã học. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ - DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI SINH HỌC 12

Câu 1. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế:

A.Gây bệnh ở mức độ  tế bào                               B. Gây đột biến ở mức độ  phân tử

C. Gây đột biến ở mức độ  tế bào                         D. Gây bệnh ở mức độ  phân tử

Câu 2. Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào do lệch bội NST thường?

A. Bệnh máu khó đông               B. Bệnh ung thư máu

C. Bệnh mù màu                         D. Bệnh Đao

Câu 3. Tuổi của mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị:

A. Bệnh hồng cầu hình liềm       B. Hội chứng suy giảm miễn dịch   

C. Hội chứng Đao                       D. Bệnh phêninkêtô niệu

Câu 4. Trong các tính trạng sau đây ở người, những tính trạng trội là những tính trạng nào?

A. Da đen, tóc quăn, lông mi dài                       B. Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng

C. Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh                      D. Mù màu, máu khó đông

Câu 5. U ác tính khác với u lành như thế nào?

A. Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

B. Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. 

C) Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.

D.  Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.

Câu 6. Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh co trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là:

A. 12,5%                 B. 6,25%                      C. 50%                         D25%

Câu 7. Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều này nào sau đây là hợp lí nhất?

A. Đột biến NST dị bội thể ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc thứ 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn tương hỗ

B. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST thứ 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc trong số đó dần bị tiêu biến

C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14          

D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14

Câu 8. ) Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?

A. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên

B. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh

C. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

D. Tư vấn di truyền y học.

Câu 9. Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm tóc - da - lông trắng, mắt hồng. Những người này:

A. Mắc bệnh bạch tạng                                           B. Mắc bệnh máu trắng

C. Mắc bệnh bạch cầu ác tính                                 D. Không có gen quy định màu đen

Câu 10. Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?

A. Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh.

B. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.

C. Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.

D. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.

Câu 11. Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là

A. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

B. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.

C. sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.

D. sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.

Câu 12. Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, con đầu lòng mặc hội chứng Đao, con thứ 2 của họ:

A. Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền

B. Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến

C. Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rrất thấp

D. Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra

Câu 13. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên là:

A. Bệnh tiểu đường                B. Bệnh Đao           C. Bệnh Tớcnơ       D. Bệnh máu khó đông

Câu 14. Việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở nào?

A. Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu. 

B. Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu của cơ thể.

C. Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ.                               

D. Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác.

Câu 15.Hội chứng Etuôt ở người do 3 NST số 18 gây ra, có đặc điểm

A. thừa ngón chết yểu.                    B. trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay.

C. ung thư máu.                               D. đầu nhỏ, sức môi, tai thấp. 

Câu 16. Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là

A. alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể.

B. đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

C. đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

D. đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.

Câu 17. Trong nghiên cứu di truyền học người, phương pháp din truyền tế bào là phương pháp nào?

A. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và dịch mã.

B. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.

C. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen

D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ một tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau

Câu 18. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là:

A. 100%          B. 25%            C. 50%            D. 12,5%

Câu 19. Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?

A. Phương pháp phả hệ.                                 B. Phương pháp phân tử.      

C. Phương pháp tế bào.                                   D. Phương pháp nghiên cứu quần thể.

Câu 20. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?

A. Tư vấn di truyền y học.   

B.Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh

C.Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

D. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên

Câu 21.Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:

A. Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y          B. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST X

C. Bệnh do đột biến gen trội trên NST X          D. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y

Câu 22. Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện

A.  tiểu đường.                     B. mù màu.                     C. máu khó đông.                     D. mất trí

Câu 23.  Liệu pháp gen là:

A. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột biến) thành gen lành (gen bình thường).

B. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).

C. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến).

D. một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).

Câu 24. Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây

A. Phả hệ                                  B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh         

C. Di truyền tế bào                    D. Di truyền phân tử

25. Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?

A. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb).                                 B. Ung thư máu

C. Các bệnh về các yếu tố đông máu.                            D. Các bệnh về prôtêin huyết thanh.

Câu 26. Ở người bệnh mù màu là do gen lặn m nằm trên NST X quy định, gen này không có alen tương ứng trên Y.

Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không không mang gen gây bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen gây bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

A. 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu

B.Tất cả con trai, con gái không bị mù màu                

C. Tất cả con gái đều không bị bệnh , tất cả con trai đều bị bệnh

D. Tất cả con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai bình thường

Câu 27.  Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn

A. Là những tính trạng đa gen                                        B. Là những tính trạng lặn

C. Được di truyền theo gen đột biến trội                         D. Được di truyền theo gen đột biến lặn

Câu 28. Ở người, 3 NST 13 gây ra:

A. Bệnh ung thư máu                                                      

B. Hội chứng Đao

C. Có ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.  

D. Sứt môi, tai thấp và biến dạng ( hội chứng  Patau )

Câu 29. Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên NST Y. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới             

B. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới

C. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới                              

D. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới

Câu 30. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ không bị bệnh nhưng có gen máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là:      

A. 12,5%                 B. 50%                     C. 100%                   D. 25%

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-50 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chuyên đề - Di truyền học người Sinh học 12Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:  

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF