HỌC247 giới thiệu đến các em bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 của một số trường trên toàn quốc.
I. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT PHỔ THÔNG NGUYỄN VIẾT XUÂN |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút |
Mức độ: * Nhận biết ** Thông hiểu *** Vận dụng **** Vận dụng cao
*Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?
- Địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
- Hướng núi tây bắc - đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
- Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
**Câu 2: Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành của dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên:
- đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông.
- bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
- các đồng bằng kéo dài và hẹp ngang.
**Câu 3: Đặc điểm không đúng vói vị trí địa lí nước ta là:
- Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
- Nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới
- Nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới
- Nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương
***Câu 4: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam trang 15, ba đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ, Long Xuyên, Rạch Giá. B. Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An.
C. Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho D. Mỹ Tho, Long Xuyên, Rach Giá.
**Câu 5: Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là:
A. Đặc quyền kinh tế B. nội thủy C. tiếp giáp lãnh hải D. lãnh hải
***Câu 6: Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác
động của bão với tần suất lớn nhất
A. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình. B. Ven biển Nam trung Bộ.
C. Ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh. D. Ven biển Thanh Hóa, Nghệ An.
**Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản của EU so với APEC là
A. Là liên minh không mang nhiều tính pháp lý.
B. Chỉ bao gồm các nước ở châu Âu.
C. Có nhiều thành viên hơn.
D. Là liên minh thống nhất trên tất cả các lĩnh vực
*Câu 8: Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh
A. Lai Châu B. Lào Cai C. Điện Biên D. Sơn La
*Câu 9: So với diện tích toàn lãnh thổ, vùng đồng bằng nước ta chiếm khoảng:
A. 3/5 diện tích B. 4/5 diện tích C. 2/3 diện tích D. 1/4 diện tích
**Câu 10: Tổ chức tài chính có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu là
A. IMF và ADB B. WB và IMF C.WB và ADB D. ADB và IMF
**Câu 11: Nhận định nào dưới đây không chính xác vê tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh.
A. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt.
B. Đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.
C. Sông Amadôn có lưu vực lớn nhất thế giới, rừng Amadôn được xem là lá phổi của thế giới.
D. Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước.
**Câu 12: Thành tựu to lớn của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là
A. tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao.
B. tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế.
C. đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
D. tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi.
***Câu 13: Cho bảng số liệu
SỐ DÂN VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG QUỐC THỜI KÌ 1970 - 2004.
Năm |
1970 |
1997 |
1999 |
2004 |
Số dân (triệu người) |
776 |
1236 |
1259 |
1299 |
Gia tăng dân số tự nhiên (%) |
2,58 |
1,06 |
0,87 |
0,59 |
(Nguồn Tuyển tập đề thi Olympic 30/4/2008, NXB ĐH Sư Phạm)
Nhận xét không đúng về số dân và sự gia tăng dân số Trung Quốc thời kì 1970 -2004.
A. Số dân tăng liên tục qua các năm.
B. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm kéo theo quy mô dân số liên tục giảm.
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng quy mô dân số vẫn liên tục tăng.
D. Gia tăng dân số tự nhiên liên tục giảm qua các năm.
**Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam.
B. Địa hình thấp và hẹp ngang.
C. Địa hình thấp ở hai đầu, nhô cao ở giữa.
D. Giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
**Câu 15: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển
A. các tam giác châu với bãi triều rộng. B. các vũng, vịnh nước sâu.
C. các bờ biển mài mòn. D. vịnh, cửa sông.
{--Để xem tiếp từ câu 16 tới câu 40, các em vui lòng chọn Xem online hoặc Tải về máy tính --}
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN |
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút |
***Câu 16: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?
A. Sông Mê Công (Việt Nam). B. Sông Hồng,
C. Sông Đà Rằng. D. Sông Đồng Nai.
**Câu 17: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện nào sau đây?
A. thương mại thế giới phát triển mạnh.
B. thị trường tài chính quốc tế thu hẹp.
C. các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
D. đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
**Câu 18: Nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn vì:
A. Nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
B. Nằm trong khu vực gió mùa châu Á, có các khối khí hoạt động theo mùa.
C. Nằm gần biển Đông, có lượng mưa và độ ẩm lớn.
D. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
***Câu 19: Đầu tháng 10/2017, các thiên tai sạt lở đất, lũ quét đã gây thiệt hại lớn nhất cho những địa phương nào ở nước ta
A. Quảng Bình, Quảng Trị B. Lạng Sơn, Cao Bằng,
C. Hòa Bình, Yên Bái. D. Hà Giang, Tuyên Quang.
**Câu 20: Lợi ích lớn nhất mà nguồn dân nhập cư đã đem lại cho Hoa Kỳ là
A. bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng.
B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. nguồn lao động dồi dào, nguồn vốn và tri thức lớn.
D. nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.
**Câu 21: Đất feralit nước ta thường bị chua vì
A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh. B. Có chứa nhiều
C. Đất quá chặt, thiếu nguyên tố vi lượng. D. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazơ dễ tan.
**Câu 22: Vai trò chính của biển Đông đối với khí hậu miền Bắc nước ta trong mùa đông là
A. Tăng độ ẩm cho các khối khí đi qua biển.
B. Làm giảm nền nhiệt độ.
C. Mang mưa đến cho khu vực ven biển và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô.
****Câu 23: Cho biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004
Nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2004?
A. Cán cân xuất nhập khẩu các năm luôn dương, Nhật Bản là nước xuất siêu.
B. Nhìn chung, giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng.
C. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.
D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
***Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ?
A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Kiên Giang. D. Bà Rịa -Vũng Tàu.
**Câu 25: Sự suy giảm tầng ô zôn gây hậu quả cơ bản là
A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.
B. tăng cường nạn ô nhiễm môi trường trên phạm vi toàn cầu.
C. mất lớp áo bảo vệ Trái Đất khỏi các tia tử ngoại.
D. mưa axit diễn ra ngày càng nhiều vói mức độ tàn phá ngày càng lớn.
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về máy tính --}
SỞ GD & ĐT Quảng Ninh THPT Chuyên Hạ Long |
THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị của nước ta không có cơ sở mở rộng vì
A. các đô thị có qui mô nhỏ B. các đô thị có chức năng quân sự
C. các đô thị có chức năng thương mại D. công nghiệp chưa phát triển
Câu 2: Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mỹ tiếp giáp hai đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương D. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, hãy cho biết đỉnh núi nào sau đây thuộc vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?
A. Rào Cỏ B. Pu Tha Ca C. Phu Luông D. Chư Yang Sin
Câu 4: Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở
A. đóng góp tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta
B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm gần đây khá ổn định
C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP
D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
Câu 5: Sự phân hóa của nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?
A. Địa hình B. Đất đai C. Khí hậu D. Nguồn nước
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bình Định B. Bà Rịa - Vũng Tàu C. Phú Yên D. Long An
Câu 7: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
(Đon vị:oC)
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình tháng I |
Nhiệt độ trung bình tháng VII |
Nhiệt độ trung bình năm |
Lạng Sơn |
13,3 |
27,0 |
21,2 |
Hà Nội |
16,4 |
28,9 |
23,5 |
Huế |
19,7 |
29,4 |
25,1 |
Đà Nẵng |
21,3 |
29,1 |
25,7 |
Quy Nhơn |
23,0 |
29,7 |
26,8 |
TP. Hồ Chí Minh |
25,8 |
27,1 |
27,1 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII giảm dần từ Bắc vào Nam
B. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam
C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
D. Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về một số đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm nuớc phát triển?
A. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người thấp, chỉ số HDI ở mức cao
B. Đầu tư nước ngoài ít, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mức cao
C. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mức thấp
D. Đầu tư nước ngoài nhiều, GDP/người cao, chỉ số HDI ở mức cao
Câu 9: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ gồm có những thành viên nào sau đây?
A. Bra-xin, Hoa Kì, Cu Ba B. Hoa Kì, Ca-na-da, Mê-hi-cô
C. Ca-na-da, Ác-hen-ti-na, Chi-lê D. Mê-hi-cô, Chi-lê, Pa-ra-goay
Câu 10: Điểm giống nhau giữa vùng phía Đông và vùng phía Tây của Hoa Kì là gì?
A. Đều có các đồng bằng ven biển, đất phì nhiêu
B. Đều là nơi tập trung nhiều kim loại màu
C. Đều có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc
D. Đều có các dãy núi chạy song song theo hướng bắc -nam
Câu 11: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đều là
A. có nhiều cao nguyên B. có nhiều núi cao đồ sộ
C. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam D. đồi núi thấp chiếm ưu thế
Câu 12: Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới đây?
A. EU B. APEC C. NAFTA D. ASEAN
Câu 13: Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là
A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo B. làm ô nhiễm môi trường tự nhiên
C. tác động xấu đến môi trường xã hội D. làm tăng cường các hoạt động tội phạm
Câu 14: Vào năm 2016, nước nào sau đây ra khỏi EU?
A. Pháp B. Anh C. Thụy Điển D. Đức.
Câu 15: Quốc gia nào ở châu Âu nhưng hiện nay chưa gia nhập EU?
A. Áo B. PhầnLan C. Thuỵ Điển D. Thụy Sĩ
{-- Xem đầy đủ nội dung tại Xem online hoặc Tải về --}
II. Thi trắc nghiệm trực tuyến đề thi THPT QG môn Địa lý năm 2018
Ngoài việc hỗ trợ các em tham khảo tư liệu về đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018, HỌC247 gửi đến các em ôn thi THPT QG một số đề thi thử trắc nghiệm trực tuyến dưới đây, các em có thể tự đánh giá và kiểm tra kiến thức của mình qua một số đề sau:
2.1. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 1
2.2. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Phúc lần 2
2.3. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 - THPT Chuyên Thái Bình lần 1
2.4. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 - THPT Chuyên Thái Bình lần 2
2.5. Đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018 - THPT Chuyên Hạ Long Quảng Ninh
Trên đây là trích dẫn một số đề thi môn Địa lý trong bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Địa lý năm 2018. Để theo dõi được trọn bộ 5 đề và đáp án gợi ý các em vui lòng đăng nhập website học247.net chọn Xem online hoặc Tải về. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi!